Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9 đến tiết 12

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9 đến tiết 12

Tiết : 9 + 10 Văn bản TỨC NƯỚC VỠ BỜ.

Ngày soạn: (Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy, cảm nhận được cái quy luật của hiện thực: có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.

 Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện tranh của tác giả.

- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật qua độc thoại, cử chỉ và hành động qua biện pháp đối lập tương phản, kỹ năng đọc sáng tạo văn bản tự sự nhiều đối thoại giàu kịch tính.

- Thái độ:Thấy được sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước lũ cường hào ác bá

 B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:

 GV:. Soạn bài trước, chân dung Ngô Tất Tố, tác phẩm “Tắt đèn”

 HS: Đọc trước vb và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn. Tìm đọc tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố

 Nhóm HS: Thảo luận.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 I. Ổn định:

 II. Kiểm tra bài cũ:

 1. Phân tích nhân vật người cô qua đoạn đối thoại với bé Hồng trong chương “Trong lòng mẹ”?

 2. Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi được nằm trong lòng mẹ? Và cho biết hồi ký là gì?

 3. Kiểm tra chéo vở soạn theo bàn.

 III. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: Ngô Tất Tố là cây bút phóng sự và nhà tiểu thuyết nổi tiếng “nhà văn của nông dân”. Tác phẩm của ông đi sâu vào đời sống muôn vàn khổ cực của người nông dân đặc biệt là phụ nữ, khám phá ra vẻ đẹp nhân phẩm ngay cả khi họ bị áp bức, vùi dập ”Tắt đèn” là một tiểu thuyết tiêu biểu, mà các em sẽ được học qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9 đến tiết 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết : 9 + 10 Văn bản TỨC NƯỚC VỠ BỜ.
Ngày soạn: (Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy, cảm nhận được cái quy luật của hiện thực: có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
 Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện tranh của tác giả.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật qua độc thoại, cử chỉ và hành động qua biện pháp đối lập tương phản, kỹ năng đọc sáng tạo văn bản tự sự nhiều đối thoại giàu kịch tính. 
- Thái độ:Thấy được sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước lũ cường hào ác bá
 B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI: 
 GV:. Soạn bài trước, chân dung Ngô Tất Tố, tác phẩm “Tắt đèn” 
 HS: Đọc trước vb và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn. Tìm đọc tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố
 Nhóm HS: Thảo luận.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 I. Ổn định:
 II. Kiểm tra bài cũ:
 1. Phân tích nhân vật người cô qua đoạn đối thoại với bé Hồng trong chương “Trong lòng mẹ”?
 2. Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi được nằm trong lòng mẹ? Và cho biết hồi ký là gì?
 3. Kiểm tra chéo vở soạn theo bàn.
 III. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Ngô Tất Tố là cây bút phóng sự và nhà tiểu thuyết nổi tiếng “nhà văn của nông dân”. Tác phẩm của ông đi sâu vào đời sống muôn vàn khổ cực của người nông dân đặc biệt là phụ nữ, khám phá ra vẻ đẹp nhân phẩm ngay cả khi họ bị áp bức, vùi dập”Tắt đèn” là một tiểu thuyết tiêu biểu, mà các em sẽ được học qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I. Đọc – tìm hiểu chung văn bản:
1. Tác giả :
- Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở Lộc Hà, Từ Sơn, Bắc Ninh nay thuộc Đông Anh, Hà Nội.
- Là cây bút phóng sự, nhà tiểu thuyết nổi tiếng, chuyên viết về nông thôn “nhà văn của nông dân”
2. Tác phẩm:
 “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Đoạn “Tức nước vỡ bờ”, trích trong chương 18 của tác phẩm.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Tình thế chị Dậu khi bọn tay sai xông đến:
 - Anh đang “ốm đau rề rề”, tưởng như chết đêm qua, giờ mới tỉnh.
- Bọn hào lý xông vào nhà nã thuế.
- Chị Dậu trong tình thế nguy ngập làm sao bảo vệ được chồng.
2. Nhân vật cai lệ:
 Cai lệ là tên tay sai chuyên nghiệp, tiêu biểu trọn vẹn nhất cho hạng tay sai. Hắn là công cụ bằng sắt đắc lực, không chút tính người đó là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất của cái “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ.
3. Diễn biến tâm lý, hành động chị Dậu:
 Chị Dậu từ chỗ dịu dàng, nhẫn nhục, chịu đựng đến quyết liệt, dữ dội. Chính sức mạnh của lòng căm hờn và lòng yêu thương đã tạo nên sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng.
4. Giá trị nghệ thuật:
- Khắc hoạ nhân vật rõ nét
- Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động
- Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả và ngôn ngữ đối thoại rất đặc sắc.
III. Tổng kết:
 * Ghi nhớ : (sgk trang 33)
IV Luyện tập:
Phương pháp: Đọc, phân tích, nêu vấn đề , thảo luận, bình, luyện tập. 
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
HS: - Đọc phần chú thích * sgk trang 31 
 - Nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm
GV bổ sung: Cho hs xem ảnh chân dung nhà văn và giới thiệu về Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”
GV: Đọc mẫu một đoạn và hướng dẫn đoc cho hs.
Lưu ý: Đọc chính xác, có sắc thái biểu cảm, nhất là khi đọc ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.
HS: - Đọc văn bản và chú thích ( chú ý những từ cũ)
HS: Tóm tắt đoạn trích theo 2 phần:
 + Từ đầu hay không Cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu
 + Phần còn lại Cuộc đối mặt với bọn cai lệ, người nhà lý trưởng và sự vùng dậy của chị Dậu
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
1. Phân tích tình thế chị Dậu khi bọn tay sai xông đến
HS: - Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?
GV diễn giảng: Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất. Bọn tay sai hung hăng xông vào đánh trói, cùm kẹp những người thiếu thuế. Chị Dậu phải bán con, bán chó, bán cả gánh khoai mới đủ tiền nộp sưu cho chồng nhưng vì còn suất sưu người em chồng đã chết từ năm ngoái, anh Dậu vẫn bị đánh đập, tưởng đã chết từ đêm qua, giờ mới tỉnh “đang ốm đau rề rề”. Lần này nếu bị bọn chúng đánh trói thì mạng sống khó mà giữ được Đối với chị Dậu lúc này là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập ấy. 
2. Phân tích nhân vật cai lệ:
HS: Em có nhận xét gì về nhân vật cai lệ về tính cách, về sự miêu tả của tác ?
Cai lệ là tên tay sai chuyên nghiệp, là công cụ bằng sắt đắc lực của cái trật tự xã hội tàn bạo ấy. Hắn hung dữ, độc ác, tàn nhẫn, chỉ biết làm theo lệnh quan thầy. Đánh trói, bắt người là nghề của hắn. 
- Chú ý ngoại hình, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của tên cai lệ được thể hiện như thế nào? 
 Ngôn ngữ: Quát, thét, chửi mắng, hầm hè
 Cử chỉ, hành động: Cực kỳ thô bạo, sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn tới, tát vào mặt đánh bốp chị Dậu.
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của tác giả?
GV bình: Chỉ trong một đoạn văn ngắn, nhân vật cai lệ được khắc hoạ hết sức nổi bật, sống động, có giá trị điển hình rõ rệt: ngôn ngữ gầm, rít của thú vật, lời nói thô tục, hành động đểu cáng, hung hãn, tán tậm lương tâm, tàn bạo không chút tính người Hiện thân sinh động của trật tự xã hội phong kiến đương thời.
3. Phân tích diễn biến tâm lý, hành động chị Dậu:
HS: Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực hợp lý không? Qua đoạn trích em có nhận xét gì về tính cách của chị Dậu?
GV hướng dẫn hs phân tích sự thay đổi thái độ của chị Dậu. Chú ý chi tiết chị Dậu quật ngã hai tên tay sai để thấy được sức mạnh của lòng căm hờn và lòng yêu thương của chị Dậu
 Đoạn trích cho thấy rõ tính cách của nhân vật chị Dậu. Chị mộc mạc, dịu hiền, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng hoàn toàn không yếu đuối, sợ hãi mà trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng, khi bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, thể hiện thái độ bất khuất. 
 Qua đó em hiểu thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thoả đáng không? Vì sao?
HS thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Tổng kết
HS: Nêu vắn tắt về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
GV diễn giảng HS đọc ghi nhớ sgk trang 33
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi 6 sgk trang 33
- Đọc diễn cảm lại vb, có phân theo 4 vai của nhân vật.
“Tắt đèn” là bức tranh thu nhỏ của nông dân Việt Nam trước cách mạng, đồng thời cũng là bản án đanh thép đối với trật tự xã hội tàn bạo, không chút tính người.
Qua nhân vật cai lệ, em hiểu như thế nào về chế độ xã hội đương thời?
Có thể nói , tên cai lệ vô danh không chút tính người đó là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất của cái “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ.
Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng khi quật ngã hai tên tay sai như vậy?
Khối cam thù ngùn ngụt ở chị bùng ra như núi lửa chính là một biểu hiện, một trạng thái của lòng yêu thương mãnh liệt của người phụ nữ lao động sinh ra để yêu thương, nhường nhịn
D. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 1. Củng cố: - Đọc ghi nhớ sgk, nắm được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
 - Tình cảm của em đối với nhân vật chị Dậu.
 BTTN:
 1) “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố” được viết theo thể loại nào?
 A. Truyện ngắn B. Thơ trữ tình C. Tiểu thuyết D. Hồi ký
 2) Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
 A. Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời
 B. Chỉ ra nỗi khổ cực của người nông dân bị áp bức.
 C. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
 D. Kết hợp cả ba nội dung trên.
 3) Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu miêu tả nhân vật bằng cách nào?
 A. Giới thiệu về nhân vật và phẩm chất, tính cách của nhân vật.
 B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
 C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.
 D. Không dùng cách nào trong ba cách trên
 4) Ý nào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích :
 A. Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ. B. Tình thương chồng con vô bờ bến
 C. Muốn ra oai với bọn người nhà lý trưởng D. Ý thức được sự “cùng đường” của mình.
 2. Hướng dẫn tự học:
 * Bài vừa học: Văn bản TỨC NƯỚC VỠ BỜ.
 - Tập đọc diễn cảm lại đoạn trích, thể hiện tính cách nhân vật qua đối thoại.
 - Phân tích được bản chất của tên cai lệ Bộ mặt của xã hội thực dân phong kiến đương thời
 - Phân diễn biến tâm lý, hành động của nhân vật chị Dậu Phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng.
 * Bài sắp học: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN.
 - Đọc đoạn văn sgk trang 34 và trả lời câu hỏi Thế nào là văn bản.
 - Tìm hiểu các từ ngữ và câu trong đoạn văn: Cách trình bày câu chủ đề? Trình bày nội duing?
E. KIỂM TRA:
Tiết : 11 XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
Ngày soạn: 
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày đoạn văn.
- Kỹ năng: Viết được các đoạn văn mạch lạc, đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
- Thái độ: Biết cách viết đoạn văn trong vb, làm phong phú thêm cách diễn đạt trong vb. 
 B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI: 
 GV:.Soạn bài, bảng phụ, các đoạn văn mẫu. 
 HS: Đọc trước bài, chuẩn bị theo hướng dẫn.
 Nhóm HS: Thảo luận.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 I. Ổn định:
 II. Kiểm tra bài cũ:
 1. Bố cục của văn bản là gì? Gồm mấy phần, nhiệm vụ của từng phần?
 2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản được trình bày như thế nào?
 3. Kiểm tra chéo vở bài tập và phần chuẩn bị theo bàn.
 III. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Muốn làm được một bài văn hoàn chỉnh thì phải có đoạn văn. Muốn xây dựng đoạn văn phải tuân theo những yêu cầu nào? Từ ngữ và các câu trong đoạn văn phải trình bày ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I. Thế nào là đoạn văn?
 Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên vb, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn:
 Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề:
- Từ ngữ chủ đề: Là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
- Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn
2. Cách trình bày ...  quy nạp, song hành.
 * Ghi nhớ : (sgk)
III. Luyện tập:
1. Văn bản có 2 ý, mỗi ý được diễn đạt thành một đoạn văn.
2. Cách trrình bày nội dung mỗi đoạn văn:
 a) Diễn dịch
 b) Song hành
 c) Quy nạp.
Phương pháp: Quan sát, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề, thảo luận, luyện tập.
Hoạt động 1: Hình hành khái niệm đoạn văn
HS: Đọc thầm vb “Ngô Tất Tố và tác phẩm tắt đèn”
 - Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? (Vb gồm 2 ý, mỗi ý được viết thành một đoạn)
 - Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn? ( Dựa vào cách viết hoa, lùi vào đầu dòng và dấu chấm xuống dòng)
 Từ phân tích trên, em hãy khái quát lại đặc điểm cơ bản cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?
GV chốt ý: Đoạn văn là đơn vị trên câu, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập vb. Là đơn vị trực tiếp tạo nên vb
+ Về hình thức: Viết hoa lùi đầu dòng và có dấu chấm xuống dòng.
+ Về nội dung: Thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
HS: Đọc ghi nhớ, điểm 1 sgk trang 36
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.
HS: đọc đoạn 1 của văn bản ở trên
- Tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn (câu chủ đề)? (Từ đó là: Ngô Tất Tố, các câu trong đoạn đều thuyết minh cho đối tượng này như ông, nhà văn) 
HS: Đọc thầm đoạn văn tiếp theo, tìm câu then chốt của đoạn văn (câu chủ đề) tại sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn văn? (Câu chủ đề: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố Đây là câu chứa đựng ý khái quát của đoạn văn được gọi là câu chủ đề)
GV quy nạp lại Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
GV diễn giảng HS đọc ghi nhớ điểm 2 sgk trang 36
Hoạt động 3: Cách trình bày nội dung đoạn văn.
HS: Nội dung của đoạn văn có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong vb nêu trên?
- Đoạn thứ nhất có câu chủ đề không? (không)
- Yếu tố nào duy trì đối tượng của đoạn văn (Ngô Tất Tố)
- Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào? Nội dung của đoạn văn triển khai theo trình tự nào?
- Câu chủ đề của đoạn thứ hai đặt ở vị trí nào? Ý của đoạn văn này được triển khai theo trình tự nào?
GV chốt lại: Các câu trong đoạn văn phải có mối quan hệ chặt chẽ về ý nghĩa, có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ câu chủ đề.
HS: Đọc đoạn văn “Tế bào của lá cây”
- Đoạn văn có câu chủ đề không? (có câu chủ đề)
- Nếu có thì nó ở vị trí nào? (nằm ở cuối đoạn)
- Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào
Từ việc phân tích trên HS rút ra kết luận:
Đoạn 1. Các câu bình đẳng với nhau Song hành.
Đoạn 2: Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn Diễn dịch.
Đoạn 3: Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn Quy nạp
HS: Đọc ghi nhớ điểm 3 trang 36
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
1. HS nêu yêu cầu: Vb sau có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn.
 HS đọc thầm đoạn văn và trả lời miệng.
2. Hãy phân tích cách trình bày nội dung của các đoạn văn HS làm vở chấm 5 em, nhận xét, sửa tại lớp
Tich hợp với phần văn ở vb “Tức nước vỡ bờ”, với tiếng Việt 
Qua bài “Trường từ vựng”
Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn
Câu triển khai trực tiếp bổ sung ý nghĩa cho câu chủ đề
Bài tập 3,4 về nhà.
D. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 1. Củng cố: - Đọc ghi nhớ sgk trang 36
 BTTN: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
 Tắt đèn là một trong những thành tựu đặc sắc của tiểu thuyết VN trước Cách mạng. Kết cấu tác phẩm chặt chẽ, rất liền mạch, giàu kịch tính. Đặc biệt với số trang ít ỏi, Tắt đèn đã dựng lên nhiều tính cách điển hình khá hoàn chỉnh trong một hoàn cảnh điển hình. Khi vừa ra đời tác phẩm đã được dư luận tiến bộ nhiệt liệt hoan nghênh. (Nguyễn Hoành Khung)
 A. Diễn dịch B. Quy nạp C. Song hành D. Liệt kê.
 2. Hướng dẫn tự học:
 * Bài vừa học: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN.
 - Nắm được thế nào là đoạn văn? Từ ngữ chủ đề, câu chủ đề? Cách trình bày nội dung đoạn văn
 * Bài sắp học: Văn bản LÃO HẠC
 - Đọc văn bản, phần chú thích *, tìm hiểu vài nét về nhà văn Nam Cao.
 - Tìm đọc thêm một số tác phẩm của Nam Cao như: Sống mòn, Đời thừa, Đôi mắt 
 - Đọc và trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc
 E. KIỂM TRA:
Tiết : 12 Văn bản LÃO HẠC
Ngày soạn: (Nam Cao)
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân VN trước Cách mạng
 Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo); thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích vb qua phân tích nhân vật. Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự với triết lý trữ tình. 
- Thái độ: Ý thức được nhân phẩm của lão Hạc là phẩm hạnh tốt đẹp của người nông dân VN, là niềm tự hào của chúng ta.
 B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI: 
 GV:. Soạn bài, chân dung Nam Cao, một số tác phẩm của Nam Cao như: Đời thừa; Sống mòn; Đôi mắt 
 HS: Đọc toàn bộ truyện ngắn “Lão Hạc”, tóm tắt nội dung, trả lời câu hỏi phần đọc - hiểu vb.
 Nhóm HS: Thảo luận
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 I. Ổn định:
 II. Kiểm tra bài cũ:
 1. Phân tích nhân vật cai lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” Bản chất của chế độ thực dân PK?
 2. Phân tích diễn biến tâm trạng của chị Dậu và vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân VN qua đoạn trích
 3. Kiểm tra chéo vở soạn theo bàn.
 III. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Nam Cao là một cây bút xuất sắc, đặc biệt là truyện ngắn. Suốt đời cầm bút của ông là luôn gắn bó sâu nặng với người nông dân nghèo bị dập và trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Với ông luôn có sự cảm thông về chiều sâu ngõ ngách tâm hồn, chứ không hời hợt, phiến diện bề ngoài  Truyện ngắn “Lão Hạc” giúp em hiểu rõ điều đó.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I. Đọc – tìm hiểu chung văn bản:
1. Tác giả - tác phẩm:
 - Nam Cao (1915 – 1951), tên thật là Trần Hữu Trí . Quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc thể loại truyện ngắn, truyện dài
Với đề tài người nông dân nghèo đói bị vùi dập và trí thức nghèo sống mòn mỏi bế tắc trong XH cũ.
- “Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông, đăng báo lần đầu 1943.
II. Đọc – tìm hiểu chú thích:
III. Đọc - hiểu văn bản:
1.Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán “cậu Vàng”:
 - Lão đắn đo, suy tính, day dứt, đau đớn, xót xa nhưng cũng đành phải bán “cậu Vàng”. Vì lão cố giữ trọn vẹn mảnh vườn cho con trai yêu thương của mình.
 - Lão Hạc là một con người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung và thương con sâu sắc.
Phương pháp: Đọc, phân tích, nêu vấn đề, bình, thảo luận. 
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
HS: Đọc phần chú thích *, nêu vài nét về tác giả?
GV: - Cho hs xem ảnh chân dung nhà văn Nam Cao
 - Giới thiệu chung về nhà văn và tác phẩm, vị trí của Nam Cao trong dòng văn học hiện thực. Thành công của ông là viết về đề tài người nông dân và bộ phận trí thức nghèo thành thị với đời sống mòn mỏi, gậm nhấm của xã hội. “Lão Hạc” là truyện ngắn xuất sắc của ông viết
 về người nông dân bề ngoài “gàn dở” nhưng tâm hồn cao quý, nhân hậu, giàu lòng vị tha.
HS: - Đọc phần chữ nhỏ, tóm tắt ý chính để hiểu sâu về văn bản. Theo 3 ý sau:
 + Tình cảnh của lão Hạc
 + Tình cảm của lão Hạc với con chó vàng.
 + Sự túng quẫn ngày càng đe doạ lão Hạc
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc vb và tìm hiểu chú thích.
GV: Hướng dẫn đọc vb chú ý đến giọng điệu biến hoá đa dạng của tác phẩm
- Lời lão Hạc khi chua chát, xót xa, lúc chậm rãi, nằn nì
- Ông giáo - người kể chuyện với giọng chậm buồn, cảm thông có lúc xót xa, đau đớn, ân hận, suy tư, triết lý.
- Vợ ông giáo: lạnh lùng, khô khan, coi thường.
- Binh Tư: đầy nghi ngờ, mỉa mai.
GV: Đọc mẫu một đoạn.
HS: Đọc tiếp theo Cả lớp nghe, nhận xét
 Đọc các chú thích, lưu ý chú 5, 6, 9, 11, 15, 21, 24, 28, 31, 40 và 43.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản.
1. Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng
HS: - Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó em thấy lão Hạc là người như thế nào?
+ Vì sao bán cậu Vàng mà lão lại đắn đo, suy tính? (Lão coi việc bán chó là rất hệ trọng, bởi cậu Vàng là người bạn thân thiết, là kỉ vật của anh con trai mà lão yêu thương, nên lão cứ đắn đo, suy tính nhiều lắm)
+ Em có nhận xét gì về các chi tiết miêu tả bộ dạng cử chỉ của lão Hạc lúc kể lại với ông giáo chuyện bán “cậu vàng”? (Chính các chi tiết về ngoaị hình này đã thể hiện được cõi lòng đang vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận)
 Qua xung quanh việc lão Hạc bán “cậu Vàng” cho thấy lão Hạc là người như thế nào?
GV bình: Xung quanh việc lão Hạc bán “cậu Vàng” cho thấy đây là một con người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung, rất trung thực. Đặc biệt từ đây ta càng thấm thía hơn lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ. Từ ngày anh con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền vì không có tiền cưới vợ, lão Hạc vừa mong mỏi đợi chờ, vừa luôn mang tâm trạng ăn năn, cảm giác “mắc tội” bởi không lo liệu nổi cho con. Lão cố tích góp dành dụm để khoả lấp đi cái cảm giác ấy. Vì thế, dù rất tương “cậu Vàng”, lão cũng đành phải bán vì lão không muốn tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh vườn, lão đang cố giữ trọn vẹn cho con.
Chứng tỏ tình thương con vô cùng sâu sắc của người cha. 
GV: Sơ kết, chốt ý chuẩn bị cho tiết 2 của văn bản 
Thành công lớn nhất của Nam Cao là ông biết đi sâu vào ngõ ngách đời sống phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động nghèo khổ, ẩn chứa sau cái lớp vỏ bề ngoài xấu xí, gàn dở, ngu ngốc.
* Tích hợp với “từ tượng hình, từ tượng thanh”
học tiết sau
Tích hợp với yếu tố miêu tả trong văn tự sự Góp phần thể hiện tính cánh, nội tâm nhân vật.
D. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 1. Củng cố: 
 BTTN: 1) Tác phẩm “Lão Hạc” được viết theo thể loại nào?
 A. Truyện dài B. Truyện ngắn C. Truyện vừa D. Tiểu thuyết.
 2) Ý nào nói đúng nhất nội dung của truyện “Lão Hạc”?
 A. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người.
 B. Phẩm chất cao quý của người nông dân
 C. Số phận đau thương của người nông dân
 D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
 2. Hướng dẫn tự học:
 * Bài vừa học: Văn bản LÃO HẠC.
 - Đọc diễn cảm lại văn bản, nắm được nội dung, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
 - Qua nhân vật lão Hạc thấy được số phận cơ cực, đáng thương và vẻ đẹp nhân cách của người lao động nghèo khổ trong xã hội thực dân phong kiến.
 * Bài sắp học: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 - VĂN TỰ SỰ 
 - Ôn lại cách làm bài văn tự sự; chú ý tả người, kể việc, bày tỏ cảm xúc trong tân hồn..
E. KIỂM TRA:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3(2).doc