Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Tiết 96 đến 99

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Tiết 96 đến 99

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

I. Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức:

 -Củng cố kiến thức về kiểu bài thuyết minh.Cách làm bài văn thuyết minh.

 2. Kĩ năng:Nhận xét,phát hiện lỗi,sửa lỗi.Kỹ năng làm bài văn thuyết minh.

 3. Thái độ:Biết học tập phát huy ư¬u điểm.Phê bình, nhận xét, rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra của mình.

 II. chuẩn bị

 GV: Bài soạn.

 HS: Chuẩn bị bài.

 III. Tổ chức các hoạt động dạy học

 1.Tổ chức lớp :

 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Tiết 96 đến 99", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày dạy:
TPPCT: 96
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 
I. Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thức:
 -Củng cố kiến thức về kiểu bài thuyết minh.Cách làm bài văn thuyết minh. 
 2. Kĩ năng:Nhận xét,phát hiện lỗi,sửa lỗi.Kỹ năng làm bài văn thuyết minh.
 3. Thái độ:Biết học tập phát huy ưu điểm.Phê bình, nhận xét, rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra của mình. 
 II. chuẩn bị 
 GV: Bài soạn.
 HS: Chuẩn bị bài.
 III. Tổ chức các hoạt động dạy học 
 1.Tổ chức lớp :
 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3.Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
-Gv nêu lại đề bài.
-Gv nêu đáp án cho đề bài. (Trình bày vào bảng phụ)
-GV trả bài cho HS 
-HS : Đối chiếu bài làm với đáp án rồi rút ra nhận xét về những ưu nhược điểm của bài mình.
-GV :gọi 4 đối tượng hs tự nhận xét.
-Gv đánh giá chung về bài làm của HS, chỉ ra các ưu nhược điểm của hs,chọn hs đọc bài minh hoạ cho phần nhận xét.
-GV dùng bảng phụ hệ thống toàn bộ lỗi chung cơ bản của HS .
-Gv hướng dẫn hs sửa lỗi
-Hs phát hiện lỗi và sửa lỗi(theo mẫu)
-Gv kiểm tra,chỉnh sửa.
* Đề bài : Giới thiệu giống vật nuôi mà em thích.
* Đáp án và biểu điểm :
 1.Nội dung : 8đ ( Đảm bảo các yêu cầu sau )
 a) Mở bài : (1,5đ)
 - Giới thiệu khái giống vật nuôi
 b) Thân bài : (5đ)
 - Hình dáng chung về con vật 
 - Các giống vật nuôi 
 - Cách chăm sóc, cách phòng dịch 
 - Nêu giá trị kinh tế của con vật ....
 3. Kết bài :Vai trò của con vật đối với đời sống hiện nay .
 c) Kết bài : (1,5đ) 
- Bày tỏ thái độ với tác phẩm
2. Hình thức : (2đ)
 - Trình bày đúng bố cục 3 phần, đúng kiểu bài thuyết minh.
 - Ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, dễ hiểu,chính xác,hấp dẫn thuyết phục. 
 -Kết hợp tốt các phương pháp thuyết minh.
 - Chữ viết rõ ràng,sạch đẹp,không sai lỗi chính tả, câu đúng ngữ pháp.
*Lưu ý:
 -Căn cứ vào bài viết của hs,gv có thể linh động cho điểm cho hợp lý.
 -Khuyến khích những bài làm sáng tạo,thể hiện được phong cách cá nhân.
III. Trả bài
IV. Nhận xét, đánh giá
 1) Ưu điểm :
- Viết đúng kiểu bài thuyết minh. 
- Nội dung : tương đối đầy đủ các ý
- Hình thức : Cấu trúc 3 phần, nhiều bài trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
 b) Nhược điểm :
- Nội dung : Có một số bài làm còn sơ sài về nội dung .Một số bài lạc đề,thiếu ý,ý lộn xộn
- Hình thức :Một số bài chữ viết xấu, không rõ ràng, tẩy xoá nhiều, trình bày cẩu thả.
IV.sửa lỗi:
1.Hệ thống lỗi cơ bản
Lỗi
Sửa lỗi
-Thiếu hoặc sai ý, ý lộn xộn
-Lỗi chính tả
-Diễn đạt ý chưa rõ ràng,bố cục chưa hợp lý.
-Bổ sung ý thiếu,sửa ý sai
-Sửa lỗi chính tả.
-Diễn đạt ý rõ ràng,bố cục hợp lý..
2-Tự hệ thống lỗi và sửa lỗi
Củng cố-dặn dò: 
 -Xem lại bài làm, tự sửa lỗi, rút kinh nghiệm cho bài văn sau.
 -Chuẩn bị bài  : Soạn bài Nước Đại Việt ta
 Ngày dạy: / / 2012
TPPCT :97 : 
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA 
 (NGUYỄN TRÃI )
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.
 -Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của một bài báo.
 - Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích.
 -Lưu ý: Học sinh đã được về tác phẩm thơ của Nguyễn Trãi ở lớp 7.
II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
 - Sơ giản về thể cáo.
 - Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
 - Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
 - Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
2. Kỹ năng:
 - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể cáo.
 - Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
 3.Thái độ:
- Lòng yêu nước niềm tự hào về dân tộc Đại Việt. 
III. CHUẨN BỊ 
 - GV: Bài soạn.Tài liệu tham khảo,..
 - HS: Chuẩn bị bài soạn
 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Tổ chức lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm một đoạn văn trong bài “Hịch tướng sĩ” mà em cho là hay nhất. Luận điểm chính của tác giả trong đoạn ấy là gì?
 3.Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hđ1
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung 
-GV: Trình bày những hiểu biết gì về Nguyễn Trãi? 
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV : Đặc điêm thể loại? 
-HS: giới thiệu về thể cáo,so sánh với thể hịch và thể chiếu.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV : Hoàn cảnh ra đời của bài Bình Ngô đại cáo?Vị trí đoạn trích?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-Gv hướng dẫn đọc,gọi hs đọc,nhận xét;kiểm tra việc nhớ từ khó của hs
-GV : Chỉ ra kết cấu, bố cục của bài ? 
HĐ2
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV : Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là thế nào?
-HS: trả lời.
-GV:bổ sung, chốt ý.
-GV :Đánh giá về Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV : Nền độc lập dân tộc được tác giả khẳng định như thế nào?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét,bổ sung,chốt ý.
-GV hỏi: Qua đó em có đánh giá gì về quan niệm của Nguyễn Trãi?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
-Hs đọc 6 câu cuối
-GV : Tác giả dẫn chứng gì?Mục đích?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
 -Ý nghĩa của bài thơ?
HĐ3
-GV :Nêu nội dung,đặc sắc nghệ thuật bài cáo?
-HS:tổng kết.
-GV: Liên hệ giáo dục hs.
 -HS thực hiện 
I. Tìm hiểu chung 
1.Tác giả:
-Nhà yêu nước,anh hùng dân tộc
-Nhà thơ lớn,danh nhân văn hoá thế giới
2.Tác phẩm :
- Thể loại :(Sgk)
 -Hoàn cảnh ra đời: 1428 cuộc kháng chiến chống giặc Minh của quân ta giành thắng lợi.Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi soạn thảo và công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi(đầu 1428)
-Đoạn trích thuộc phần đầu tác phẩm
3. Đọc , tìm hiểu từ khó: 
4. Bố cục : gồm 4 phần 
+ Nêu luận đề chính nghĩa
+ Bản cáo trạng tội ác của kẻ thù 
+ Tái hiện lại cuộc kháng chiến từ những ngày gian khổ đến ngày thắng lợi cuối cùng
+ Tuyên bố độc lập 
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản :
 1.Tư tưởng nhân nghĩa:
- Nhân nghĩa cốt ở yên dân: làm cho dân được sống yên lành, hạnh phúc trong một đất nước yên bình, độc lập 
- Trừ bạo: chống quân Minh xâm lược
àQuan niệm nhân văn tiến bộ: Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược ,trở thành lý tưởng xã hội, một đường lối chính trị lấy dân làm gốc.
2.Chân lí về chủ quyền độc lập dân tộc :
-Nền văn hiến lâu đời 
-Có lãnh thổ,phong tục tập quán riêng
-Truyền thống lịch sử riêng.
-Chế độ chủ quyền riêng .
-Nhân tài hào kiệt đời nào cũng có.
à Khẳng định nền độc lập dân tộc 
à Thể hiện quan niệm tiến bộ về đất nước:không chỉ ở cương vực địa phận mà cả những giá trị tinh thần như văn hoá,truyền thống,tài năng con người
3.Sức mạnh của chính nghĩa:
- Khẳng định:
+Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa bị thất bại.
+Sức mạnh của lòng yêu nước của chính nghĩa,ý thức độc lập dân tộc luôn làm nên chiến thắng.
4.Ý nghĩa văn bản: 
-Thể hiện quan niệm tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ quốc,đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
III. Tổng kết 
 1.Nội dung: Ghi nhớ (sgk)
 2. Nghệ thuật :
-Viết theo thể văn biền ngẫu
-Lập luận chặt chẽ,chứng cứ hùng hồn,
lời văn trang trọng,tự hào
IV.Luyện tập:
-Đọc diễn cảm đoạn trích.
 4. Củng cố-dặn dò
- Nắm vững nội dung bài học. Làm bài tập SGK.Học thuộc lòng đoạn trích
- Chuẩn bị bài mới. Hành động nói(Tiếp)
 Ngày dạy: / / 2012
TPPCT: 98 
HÀNH ĐỘNG NÓI
(TIẾP)
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Nắm được cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
II –.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
 -Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
2. Kỹ năng:
 -Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp.
 3.Thái độ: - Ý thức khi thực hiện hành động nói phù hợp hoàn cảnh giao tiếp..
III. CHUẨN BỊ 
 - GV:Bài soạn. Tài liệu tham khảo, 
 - HS: Chuẩn bị bài soạn.
IV.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
 1.Tổ chức lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hành động nói là gì? Cho ví dụ ?Có những kiểu hành động nói thường gặp nào?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách thức thực hiện hành động nói :
-Gv treo bảng phụ ghi đoạn trích ở sgk, bảng tổng hợp ở sgk và Hs đọc 
-GV :Sự giống nhau về hình thức ở 5 câu trên?
-HS: trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung,chốt ý.
-GV : Xác định mục đích nói của 5 câu ấy bằng cách đánh dấu + vào ô thích hợp và dấu – vào ô không thích hợp?
-HS: trình bày.
-GV: Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.
-Gv yêu cầu hs lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu với hành động nói?Ví dụ?
-Hs điền bảng,nêu ví dụ.
-GV: Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh
-GV :Vậy em có nhận xét gì về cách thực hiện hành động nói nào? Căn cứ vào đâu để đặt tên cho các kiểu hành động nói?
-HS: kết luận.Gv củng cố kiến thức,lưu ý,giáo dục hs
-HS đọc ghi nhớ.
-GV hướng dẫn HS luyện tập 
-Gv chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu hs thảo luận nhóm (sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn) 
+Nhóm 1: Bài tập 1
+Nhóm 2: Bài tập 2
+Nhóm 3: Bài tập 3
+Nhóm 4: Bài tập 4,5
-Hs thảo luận(mỗi hs đưa ra ý kiến,cả nhóm thống nhất ý kiến trình bày kết quả vào giấy lớn .Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.Các nhóm khác nhận xét,bổ sung chéo nhau.
-Gv: đánh giá, bổ sung,lưu ý,thống nhất
-Hs làm việc độc lập,trình bày.
-Gv kiểm tra,đánh giá,giáo dục hs.
I. Cách thực hiện hành động nói 
 1. Xét ví dụ :
* Giống nhau : 
- Là câu trần thuật 
- Kết thúc bằng dấu chấm
* Xác định hành động nói cho mỗi câu 
- Câu 1, 2, 3 mục đích là trình bày (+)
- Câu 4, 5 mục đích là câu cầu khiến (-)
(điều khiển)
 Câu
Hđn
CNV
CCK
CCT
CTT
Điều khiển
-
+
-
-
Hỏi 
+
-
-
-
BLcảm xúc
+
-
+
-
Trình bày
-
-
-
+
Hứa hẹn
-
-
-
-
2-Ghi nhớ: SGK
-Cách thực hiện hành động nói:
+Trực tiếp:thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động
đó
+Gián tiếp:được thực hiện bằng kiểu câu khác.
II-Luyện tập 
Bài tập 1 : 
-Từ xưa đời nào không có ?(khẳng định)
-Lúc bấy giờ có được không? (phủ định)
-Lúc bấy có được không?(khẳng định)
-Vì sao vậy? (hỏi-gây sự chú ý)
-Nếu vậy trời đất nữa (phủ định)
* Vị trí : 
- Câu nghi vấn ở đoạn văn đầu tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lý lẽ của tác giả.
- Câu nghi vấn ở những đoạn văn giữa bài thuyết phục và động viên khích lệ tướng sĩ 
- Câu nghi vấn ở đoạn cuối khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõi.
Bài tập 2 : 
- Câu trần thuật đều thực hiện hoạt động cầu khiến kêu gọi 
- Cách dùng gián tiếp này tạo ra sự đồng cảm sâu sắc, nó khiến cho những nguyện vọng của lãnh tụ thành nguyện vọng thân thiết của mỗi người 
Bài tập 3 : 
*Câu trần thuật có mục đích cầu khiến :
+Hay là em mới dám nói
+Anh đã nghĩ chạy sang
+Được,chú mình cứ nói thẳng  ra nào 
+Thôi im ấy đi
* Nhận xét : 
- Dế Choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn, mềm mỏng khiêm tốn
- Dé Mèn ỷ thế là kẻ mạnh nên giọng điệu ra lệnh ngạo mạn hách dịch
Bài tập 4 : 
- Có thể dùng cả 5 cách, nhưng cách b, e là nhã nhặn, lịch sự hơn cả
Bài tập 5 : Hành động c là hợp lý nhất 
 4: Củng cố-dặn dò
-Nắm vững kiến thức.Tìm hiểu đặc điểm nhân vật qua cách nhân vật thực hiện hành động nói ở một văn bản đã học.	
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập về luận điểm.
 Ngày dạy: / / 2012
TPPCT: 99 
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM 
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Củng cố kiến thức về luận điểm và hệ thống luận đểm trong bài văn nghị luận.
 - Nâng cao một bước kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận và tạo lập văn bản nghị luận.
II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
 - Khái niệm luận điểm.
 - Quan hệ giữa luận điểm với đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
 2. Kỹ năng:
 - Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.
 - Sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận.
 3.Thái độ:
- Tích cực chủ động, nghiêm túc học tập.
III. CHUẨN BỊ: 
 - GV: Tài liệu tham khảo, 
 - HS: Chuẩn bị bài 
IV.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
 1.Tổ chức lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ: (GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS )
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1 
-GV : Luận điểm là gì ?
-Hs đọc và lựa chọn câu trả lời đúng
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-Gv yêu cầu hs thảo luận theo 2 nhóm
+Nhóm 1: Xác định luận điểm của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 7, tập 2)
+Nhóm 2: Chiếu dời đô có phải là một bài văn nghị luận không? Vì sao? Nếu Chiếu dời đô đúng là bài văn nghị luận thì bài văn ấy có những luận điểm nào?
-Hs thảo luận theo nhóm, trình bày . 
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-Hs kết luận nội dung cần ghi nhớ,đọc ghi nhớ (mục đầu)
-GV củng cố nội dung phần 1.
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 1SGK để khắc sâu luận điểm
-Hs làm bài tập 1 
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
HĐ2
-GV : Vấn đề nêu ra trong bài “Tinh thần yêu nước” của nhân dân ta là gì?
Có thể làm sáng tỏ được vấn đề này không nếu trong bài văn tác giả chỉ đưa ra luận điểm : Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn?
-Hs trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV : Trong Chiếu dời đô, nếu Tg chỉ đưa ra luận điểm: Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không? Tại sao?
-Hs trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV : Qua phân tích ví dụ em rút ra được những kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận?
-Hs kết luận nội dung cần ghi nhớ,đọc ghi nhớ (mục 2)
-GV củng cố nội dung phần 2.
HĐ3 
-Hs đọc ví dụ
-Gv :Nhận xét về hệ thống các luận điểm?
-Hs nhậ xét,lựa chọn.
-Gv đánh giá,kết luận 
-GV : Từ sự tìm hiểu trên em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận?
-Hs kết luận nội dung cần ghi nhớ,đọc ghi nhớ (mục 3)
HĐ4
*GV hướng dẫn HS luyện tập 
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 
-Hs thực hiện ,trình bày
-GV: Nhận xét, bổ sung hoàn thiện.
I.Khái niệm luận điểm
1 :Ví dụ: 
1-Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
2 : a- Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” gồm có 3 luận điểm sau : 
-Lịch sử tanhân dân ta
-Đồng bàonồng nàn
-Bổn phận của chúng tabày ra
b-Bài: “Chiếu dời đô”
-Chưa phải là luận điểm, vì nó mới chỉ là những bộ phận, khía cạnh khác nhau của vấn đề. Nó không thể hiện rõ ý kiến, tư tưởng, quan điểm.
*Luận điểm: “Chiếu dời đô”
+ Dời đô là việc trọng đại của các nhà vua chúa, thuận ý trời, hợp lòng dân, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài (luận điểm cơ sở, xuất phát)
+ Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không thích nghi.
+ Thành Đại La, xét về mọi mặt, thật xứng đáng là kinh đô của muôn đời. 
+ Vì vậy cần dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La (luận điểm chính – kết luận)
2- Ghi nhớ: SGK 
-Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
Bài tập 1 : 
- Luận điểm là : Nguyễn Trãi là khí phách, tinh hoa của dân tộc Việt Nam và thời đại lúc bấy giờ 
II. Mối quan hệ luận điểm với vấn đề giải quyết trong bài văn nghị luận 
1-Ví dụ : 
a-Luận điểm:Đồng bàonồng nàn không sáng tỏ được vấn đề.Vì chưa đủ chứng minh 1 cách hoàn toàn diện truyền thống yêu nước của đồng bào ta. 
b- Luận điểm: Các triều đại kinh đô không đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến Đại La của Chiếu dời đô.
2- Ghi nhớ:
-Trong bài văn nghị luận luận điểm là một hệ thống(luận điểm chính,luận điểm phụ) làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận 
1-Ví dụ : 
* Hệ thống 1:chính xác,liên kết với nhau theo một hệ thống.Phân biệt rành mạch không trùng lặp.Xắp xếp hợp lý.
2- Ghi nhớ : Các luận điểm vừa được sắp xếp theo một trình tự hợp lý và liên kết chặt chẽ vừa có sự phân biệt nhau 
IV. Luyện tập : 
Bài tập 2 : 
a- Lựa chọn các luận điểm trong sgk trừ luận điểm : Nước ta là một nước có nền văn hiến lâu đời vì không phù hợp
b-Sắp xếp các luận điểm : 
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số; thông qua đó quyết định môi trường sống, mức sống,.. trong tương lai.
- Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.
- Do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
- Bởi vậy, giáo dục là chìa khoá của tương lai, mở ra thế giới tương lai cho loài người trên Trái Đất.
4 :Củng cố-dặn dò
 - Nắm vững nội dung bài học.Sưu tầm một số bài văn nghị luận xã hội,nghị luận văn học để nhận biết,phân tích luận điểm
 - Chuẩn bị bài mới: Viết đoạn văn trình bày luận điểm. Tuần 26
TPPCT:96-99
Ngày 27/02/2012
Châu Thanh Gương

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26 l81112.doc