Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9 đến 12 - Trường TH&THCS Húc Nghì

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9 đến 12 - Trường TH&THCS Húc Nghì

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

 (Ngô Tất Tố)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Thấy được bộ mặt tàn bạo của chế độ phong kiến áp bức bốc lột người nông dân và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ trong xã hội cũ.

2. Kĩ năng: Kỹ năng đọc diễn cảm, chú ý lời thoại trong văn bản.

3. Thái độ: Yêu chuộng chân lý, đấu tranh cái bất công trong xã hội.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa, Tp Tắt đèn của Ngô Tất Tố.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi được ở bên mẹ?

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9 đến 12 - Trường TH&THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 9
	 Ngày soạn:......../......./..........
tức nước vỡ bờ
	(Ngô Tất Tố)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thấy được bộ mặt tàn bạo của chế độ phong kiến áp bức bốc lột người nông dân và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ trong xã hội cũ.
2. Kĩ năng: Kỹ năng đọc diễn cảm, chú ý lời thoại trong văn bản.
3. Thái độ: Yêu chuộng chân lý, đấu tranh cái bất công trong xã hội.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa, Tp Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi được ở bên mẹ?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố và dẫn vào bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích sgk, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Tóm tắt nội dung của văn bản.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hs: Xác định bố cục của văn bản.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 3:
* Chị Dậu chăm sóc chồng trong hoàn cảnh nào?
* Cảnh chị chăm sóc chồng diễn ra như thế nào?
* Qua đó ta biết điều gì về con người chị Dậu?
* Qua bát gạo hàng xóm chứng tỏ tình cảnh của người nông dân nghèo trong xã hội cũ?
Gv: Giải thích nghĩa của từ Sưu thuế.
* Gia đình anh Dậu phải đóng thứ thuế cho người em đã chết, điều đó cho thấy thực trạng xã hội thời đó như thế nào?
* Cai lệ xuất hiện bằng những hình ảnh, chi tiết nào? Từ đó thể hiện bản chất như thế nào?
* Chị Dậu van xin nhưng Cai lệ đã có nhứng thái độ, hành động gì?
* Chị Dậu đã hành động như thế nào? Em có cảm nhận gì về chị Dậu?
Gv: Phân tích sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu.
* Vì sao chị có đủ dũng khí để hành động như vậy?
* Qua đó bộc lộ tính cách gì của chị Dậu?
 Hoạt động 4:
Hs: Thảo luận, khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Gv: Nhận xét, chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Ngô Tất Tố (1893-1954) quê ở Bắc Ninh. Là người có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học.... Là nhà văn hiện thực luôn viết về nông thôn trước cách mạng 45. Đạt giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (1996).
* Văn bản: Được trích trong chương 8 của tác phẩm Tắt đèn.
2. Đọc bài:
* Tóm tắt.
* Bố cục: 2 phần
- Từ đầu-hay không.
- Còn lại.
II. Phân tích:
1. Chị Dậu chăm sóc chồng:
- Vụ sưu thuế: chị phải bán con, đàn chó, gánh khoai để cứu chồng ốm yếu nhưng nguy cơ anh bị bắt lại vì chưa có tiền nộp cho em chồng chết từ năm ngoái. 
- Cháo chín chị bắc mang ra quạt bưng đến bên chồng ngồi chờ chồng ăn có ngon miệng không.
ề Người phụ nữ đảm đang, hết lòng yêu thương chồng con.
- Cực kì nghèo khổ, giàu tình thương, không chịu gục ngã trước cảnh khốn khó.
2. Chị Dậu đương đầu với bọn Cai lệ và người nhà Lý trưởng:
- Cai lệ và viên cai chỉ huy tốp lính lệ.
à Xã hội tàn nhẫn, bất công, không có luật lệ.
- Hung dữ, độc ác.
+ Gỏ đầu roi xuống đất, trợn ngược hai mắt.
+ Giọng hầm hè.
+ Giật phắt dây thừng.
? Hống hách, thô bạo, không còn nhân tính.
- Cai lệ bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu- tiếng kêu của hai đứa trẻ không làm động lòng thương. Anh Dậu ngất xỉu ề bắt trói anh.
- Chị Dậu xô hắn ngã chổng quèo trên mặt đất.
- Chị dồn đến đường cùng ề Phù hợp với tính cách khỏe mạnh, nghị lực của chị.
ề Dịu dàng mà cứng cỏi trong cách ứng xử, giàu tình thương yêu. Tiềm tàng tinh thần phản kháng.
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại nội dung bài học về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, tìm đọc tác phẩm Tắt đèn, chuẩn bị bài Lão Hạc.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 10
	Ngày soạn:......../......./..........
Xây dựng đoạn văn trong văn bản 
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm đoạn văn, câu chủ đề, mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh theo các yêu cầu về cấu trúc và ngữ nghĩa.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, đề văn, đoạn văn mẫu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nêu nhiệm cụ của từng phần?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Trong một văn bản có nhiều ý và mổi ý tương ứng với một đoạn. Vậy để xây dựng đoạn văn trong văn bản thì chúng ta cần nắm những điều gì?
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Đọc đoạn văn.
* Văn bản trên gồm mấy ý? Mổi ý được viết thành mấy đoạn văn?
* Dấu hiệu hình thức nào giúp em nhận biết đoạn văn?
* Nêu khái niệm đoạn văn?
Hoạt động 2:
* Đọc đoạn văn và tìm các từ ngữ chủ đề cho mổi đoạn văn?
Hs: Đọc đoạn văn 2.
* ý khái quát bao trùm cả đoạn văn là gì?
* Câu nào chứa đựng ý khái quát đó?
* Thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề?
Hs: Đọc đoạn văn mục 1,2 sgk.
* Đoạn văn nào có câu chủ đề, đoạn văn nào không có câu chủ đề?
* Vị trí câu chủ đề?
* Cách trình bày nội dung của mổi đoạn?
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, thực hiện yêu cầu bt.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Khái niệm đoạn văn:
1. Ví dụ:
- Đoạn văn có 2 ý viết thành 2 đoạn văn.
- Viết hoa lùi đầu dòng g chấm xuống dòng.
2. Kết luận: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu tạo nên văn bản. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, thường biểu đạt một ý tường đối trọn vẹn. Đoạn văn có nhiều câu tạo thành.
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
1. Từ ngữ chủ dề và câu chủ đề trong đoạn văn:
-Đ1: Ngô Tất Tố,ông, nhà văn.
-Đ2:Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
* Khẵng định tp Tắt đèn là tp tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
- Câu đầu tiên của đoạn mang ý khái quát của đoạn văn.
_ -Từ ngữ chủ đề là từ ngữ thường dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối trượng được nói đến trong đoạn.
 - Câu chủ đề có vai trò định hướng về nội dung cho cả đoạn, lời lẽ ngắn gọn có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn:
- Đ1, mục 1 không có câu chủ đề.
- Đ2 mục 1,2 có câu chủ đề.
* Vị trí câu chủ đề:
- Đ2, mục 1 nằm ở đầu đoạn.
- Đ2, mục 2 nằm ở cuối đoạn.
g Cách trình bày nội dung:
- Đ1, mục 1: Song hành.
- Đ2, mục 1: Diễn dịch.
- Đ2, mục 2: Quy nạp.
III. Luyện tập:
BT1:
Bt2:
a. Diễn dịch.
b. Song hành.
C. Song hành.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về đoạn văn, từ ngữ chủ đề và câu chủ đề, cách trình bày nội dung của đoạn văn.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chuẩn bị bài viết TLV.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 11-12
	Ngày soạn:......../......./..........	 
Viết bài tập làm văn
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố lại kiến thức đã học về văn tự sự, về cách làm bài văn tự sự.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực hành viết một bài văn hoàn chỉnh.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Ra đề, đáp án.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, vở viết bài tlv.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.
2. triển khai bài: 
Đề bài:
Kể lại những kĩ niệm ngày đầu tiên đi học làm em nhớ nhất.
Đáp án:
- Xác định ngôi kể
- Xác định trình tự kể: Không gian, thời gian, diễn biến sự việc, diễn biến tâm trạng
- Xác định cấu trúc văn bản
+ Cách trình bày nội dung.
+ Thực hiện 4 bước tạo lập văn bản.
* Yêu cầu: 
- Nội dung đầy đủ, mạch lạc.
- Kể bằng lời văn của mình, lời văn trong sáng, rỏ ràng, sạch sẽ.
IV. Củng cố: 
Gv nhận xét buổi học, rút ra một số bài học kinh nghiệm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Chuẩn bị bài Liên kết đoạn văn trong văn bản.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct9-12.doc