Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 89 và 90

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 89 và 90

CÂU CẦU KHIẾN

A-Mục tiêu bài học:

-Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với kiểu câu khác.

-Nắm vững chức năng của câu cầu khiến.

- Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống

 B-Chuẩn bị:

GV: -Đồ dùng: Bảng phụ.

HS: soạn bài

C- Phương pháp:

 Phân tích mẫu, thảo luận, Nêu vấn đề.

D-Tiến trình tổ chức dạy -học:

1-Ổn định tổ chức:

2-Kiểm tra:

 Câu nghi vấn có những chức năng gì ? Cho ví dụ ?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 89 và 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày soạn: 22/01/2010 Ngày dạy: 25/01/2010
Tiết 89
Câu cầu khiến
A-Mục tiêu bài học: 
-Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với kiểu câu khác.
-Nắm vững chức năng của câu cầu khiến.
- Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống
 B-Chuẩn bị:
GV: -Đồ dùng: Bảng phụ.
HS: soạn bài
C- Phương pháp:
	Phân tích mẫu, thảo luận, Nêu vấn đề...
D-Tiến trình tổ chức dạy -học: 
1-ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra: 
 Câu nghi vấn có những chức năng gì ? Cho ví dụ ?
3-Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
-Hs đọc ví dụ (bảng phụ).
? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến (Dùng các từ cầu khiến: đừng, đi).
? Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ? 
? Cách đọc câu “Mở cửa” trong (b) có khác với cách đọc “Mở cửa” trong (a) không ?
- HS thảo luận ( 2 phút)- trả lời
-Gv: Như vậy là ngữ điệu và mđ của 2 câu này khác nhau. Một câu đọc với ngữ điệu của câu trần thuật, còn một câu đọc với ngữ điệu của câu cầu khiến. Sự khác nhau đó thể hiện bằng 2 dấu k.thúc câu khác nhau.
? Câu cầu khiến có những đ.điểm h.thức và chức năng gì ?
HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
-Hs đọc những câu văn.
? Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến ?
? Nhận xét về CN trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi CN xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi ntn ?
? ý nghĩa của câu mới biến đổi và câu trong đoạn trích có giống nhau không ? Câu nào có sắc thái lịch sự? Câu nào không có sắc thái lịch sự ?
-Hs đọc đ.trích.
?Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến ?
? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó ?
-Hs đọc câu văn.
-So sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu văn trên ?
I-Đặc điểm hình thức và chức năng:
1-Ví dụ 1:
a-Thôi đừng lo nữa. Cứ về đi.-> khuyên bảo.
b-Đi thôi con.-> yêu cầu
2-Ví dụ 2:
a-Mở cửa. ->Câu trần thuật, trả lời câu hỏi “Anh làm gì đấy ?”.
b-Mở cửa ! ->Câu cầu khiến dùng để yêu cầu người khác thực hiện hành động mở cửa, ngữ điệu cuối câu được nhấn mạnh
*Ghi nhớ: sgk (31).
II-Luyện tập:
1-Bài 1 
-Đ.điểm h.thức: Căn cứ vào các từ ngữ cầu khiến: hãy, đi, đừng.
-Nhận xét về CN và thêm bớt CN:
a.Hãy lấy lễ Tiên vương.->Lang Liêu (con) hãy lấy gạo... (thêm CN).
b.Ông giáo hút trước đi.->Hút trc đi (lược bỏ CN).
c.Nay chúng ta đừng đựơc không.->Nay các cậu đừng làm gì nữa, thử... (thay CN).
2-Bài 2 
a-Thôi, đi. b-đừng 
c-Đưa  mau. -Cầm tôi này ! 
->Dùng dấu chấm than và ngữ điệu cầu khiến để thể hiện mệnh lệnh, CN đc lược bỏ.
3-Bài 3:
a-Hãy cố ngồi dậy xót ruột !:Câu a không có CN, ngữ điệu được nhấn mạnh, thể hiện bằng dấu chấm than.
b-Thầy em hãy  xót ruột.:Câu b có CN, ngữ điệu không nhấn, thể hiện bằng dấu chấm, ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ t.cảm động viên.
4-Củng cố -Hướng dẫn học bài: 
 Gv hệ thống lại kiến thức toàn bài.
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài 4,5 (32, 33 ).
-Đọc bài: thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
E-Rút kinh nghiệm:
 ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 23	 Ngày soạn: 22/01/2010
 Ngày dạy: 25/01/2010	
Tiết 90
Thuyết minh về một danh lam 
thắng cảnh
A-Mục tiêu bài học: 
-Biết viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh và nắm vững bố cục về bài thuyết minh danh lam thắng cảnh.
-Rèn kĩ năng quan sát trực tiếp danh lam thắng cảnh để phục vụ cho bài th.minh.
-Giáo dục tình yêu quê hương đất nước
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng : tranh về hồ Gươm (Hà Nội),bảng phụ
C. phương pháp:
	 Nêu vấn đề, thảo luận nhóm,...
D -Tiến trình tổ chức dạy -học: 
1-ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra: 
 Khi thuyết minh về một phương pháp (cách làm) thì ta phải chú ý những gì ?
3-Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
? Thế nào là danh lam thắng cảnh? Kể tên một số danh lam thắng cảnh mà em biết.
? Công việc thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thường là công việc của ai?
? Tại sao chúng ta cũng cần học cách thuyết minh về một danh lam thắng cảnh?( giáo dục)
- Gọi Hs đọc bài văn thuyết minh về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
? Văn bản thuyết minh về mấy đối tượng:
? Tại sao có thể thuyết minh 2 đối tượng trong cùng một bài?( có mối quan hệ chặt chẽ với nhau)
? Bài giới thiệu đã giúp em hiểu biết những gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn ?
? Muốn viết bài danh lam thắng cảnh như vậy, cần có những k.thức gì ? (Cần có k.thức trên nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó như lịc sử, địa lí, kiến trúc, văn hoá, xã hội. Những kiến thức đó phải chính xác, đáng tin cậy, có gía trị khoa học).
? Làm thế nào để có kiến thức về danh lam thắng cảnh ?
? Bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự nào ?
 ?Theo em, bài này có thiếu xót gì về bố cục 
? Bài văn sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ?
-Qua tìm hiểu bài văn thuyết minh trên, em có thể rút ra kết luận gì về thuyết minh một danh lam thắng cảnh ?
Hoạt động2: Hướng dẫn luyện tập
?Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí ?
?Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trg thì nên sắp xếp thứ giới thiệu ntn ? Hãy ghi ra giấy ?
-Nếu viết lại bài này theo bố cục 3 phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật g.trị LS và v.hoá của di tích, thắng cảnh ?
-Một nhà thơ nc ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu đó váo phần nào trg bài viết của mình ?
I-Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh:
*Bài văn: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
-Bài giới thiệu đã cung cấp cho ta nhều kiến thức về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên các mặt LS, xây dựng, v.hoá, xã hội,...
->Để có kiến thức về danh lam thắng cảnh, ta phải tìm hiểu nghiên cứu trên thực địa, trong sách vở, qua tìm hỏi, trao đổi với người khác.
-Bố cục: 3 phần
+Hồ Hoàn Kiếm.
+Các công trình kiến trúc xung quanh hồ.
+Khu vực bờ hồ ngày nay.
->Bài viết đượcc kể theo thứ tự thời gian; đối với từng công trình được kể theo thứ tự các bộ phận (hoặc thứ tự không gian).
Bài viết thiếu phần mở bài.
-Phương pháp thuyết minh: giải thích (tên hồ), liệt kê (kể các bộ phận), phân loại, phân tích.
*Ghi nhớ: sgk (34 ).
II-Luyện tập:
1-Bài 1 (35 ):
-MB: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn là di tích LS và là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta ở thủ đô Hà Nội.
-TB:
+Hồ Hoàn Kiếm và sự tích vua Lê Lợi trả gươm thần.
+Các công trình k.trúc xung quanh hồ: cầu Thê húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút.
-KB: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trở thành nơi tụ hội văn hoá của n.dân Thủ đô và cả nc trg những dịp lễ tết. Quốc khánh hàng năm.
2-Bài 2 (35 ):
-Từ trên gác nhà bưu điện, nhìn bao quát toàn cảnh hồ-đền.
-Từ đường Đinh Tiên Hoàng nhìn Đài Nghiên, Tháp Bút, qua cầu Thê Húc, vào đền. Tả bên trg đền.
-Từ tầng 2 nhà phố Hàng Khay, nhìn bao quát cảnh hồ-đền để kết luận.
3-Bài 3 (35 ):
-Có thể chọn những chi tiết: Rùa hồ Gươm, truyền thuyết trả gươm thần, cầu Thê Húc, Tháp Bút, vấn đề giưỡ gìn cảnh quan và sự trg sạch Hồ Gươm.
4-Bài 4 (35 ):
-Có thể sử dụng câu nói của nhà thơ nc ngoài về Hồ Gươm vào phần MB hoặc KB.
4. Củng cố :
? thuyết minh về môt danh lam thắng cảnh như thế nào?
5.Hướng dẫn học bài: 
-Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp những bài tập còn lại.
-Chuẩn bị bài: Ôn tập văn bản thuyết minh.
E-Rút kinh nghiệm: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 238vha.doc