A . Mục tiêu . Giúp học sinh .
- Nắm được khái niệm, đặc điểm câu cảm thán .
- Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng câu cảm thán trong khi nói và viết .
- GD học sinh tinh thần say mê, hứng thú khi học bài.
B Chuẩn bị .
1 Giáo viên I: Bảng phụ, nghiên cứu nội dung bài giảng.
2 Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của GV.
C Tiến trình lên lớp
I Ổn định tổ chức :1p
II Bài cũ :5p.
Nêu đặc điểm câu cầu khiến ? Lấy ví dụ minh họa.
III Bài mới .
Giới thiệu bài : 2p GV hệ thống các kiểu câu đã học.
Ngày soạn : 30/1/07 Tiết 86 : CÂU CẢM THÁN A . Mục tiêu . Giúp học sinh . - Nắm được khái niệm, đặc điểm câu cảm thán . - Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng câu cảm thán trong khi nói và viết . - GD học sinh tinh thần say mê, hứng thú khi học bài. B Chuẩn bị . 1 Giáo viên I: Bảng phụ, nghiên cứu nội dung bài giảng. 2 Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của GV. C Tiến trình lên lớp I Ổn định tổ chức :1p II Bài cũ :5p. Nêu đặc điểm câu cầu khiến ? Lấy ví dụ minh họa. III Bài mới . Giới thiệu bài : 2p GV hệ thống các kiểu câu đã học. TG Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học. 15p 17 Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng. GV yêu cầu HS đọc VD SGK và hướng dẫn HS tìm hiểu . Trong đoạn trích trên câu nào là câu cảm thán ? Đặc điểm hình thức nào giúp ta nhận biết đó là câu cảm thán ? Tác dụng của câu cảm thán ? HS trao đổi, thảo luận và trả lời Từ nhận xét trên , em hãy rút ra đặc điểm hình thức và chức năng câu cầu khiến . BT nhanh : Thêm các từ ngữ và dấu câu để các câu sau trở thành câu cảm thán Anh đến muộn quá. Những đêm trăng lên. Gợi ý : Trời ơi, anh đến muộn quá ! Ôi, những đêm trăng lên ! Hoạt động 2: Luyện tập Theo như nhóm đã qui định , HS làm bài tập theo nhóm HS đọc sau đó xác định câu cảm thán . Phân tích tình cảm, cảm xúc trong các ngữ cảnh và nhận biết câu cảm thán . Đặt câu cảm thán . GV hướng dẫn HS tóm tắt đặc điểm hình thức và chức năng chính của các kiểu câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến I Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán . 1 Ví dụ : SGK 2 Nhận xét. a. Các câu cảm thán - Hỡi ơi Lão Hạc ơi! - Than ôi ! b.Đặc điểm hình thức - Từ ngữ cảm thán : hỡi ơi, than ôi. - Dấu câu : dấu chấm than. c.Tác dụng : dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết trong giao tiếp hằng ngày và văn bản nghệ thuật. 3 Ghi nhớ : SGK II Luyện tập BT 1 . Các câu cảm thán . Than ôi ! Lo thay ! Nguy thay ! Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi ! Các câu là câu cảm thán vì có các từ cảm thán : than ôi, thay. hỡi, ơi,... và có dấu chấm than. BT 2 a. Lời than thân của người nông dân xưa. b.Lời than thân của người chinh phụ. c.Tâm trạng bế tắc của thi nhân trước cách mạng . - Các câu trên có bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có các dấu hiệu đặc trưng của câu cảm thán nên không phải là câu cảm thán . BT 3 Chao ôi , một ngày vắng mẹ sao buồn đến thế ! BT 4 Chức năng của các kiểu câu : nghi vấn , cầu khiến, cảm thán . IV Củng cố - Dặn dò :5p 1 Củng cố : Nêu đặc điểm hình thức câu cảm thán ? 2 Dặn dò : Học bài , viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán . Chuẩn bị : Xem các đề văn SGK để viết bài số 5 .
Tài liệu đính kèm: