Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 - Trường THCS Quang Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 - Trường THCS Quang Trung

Văn bản: BÀI TOÁN DÂN SỐ

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS nắm được:

1. Kiến thức:

- Sự hạn chế ra tăng dân số là con đường “ tồn tại hay không tồn tại” của loài người.

- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

2. Kĩ năng

- Tích hợp với phần tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc- hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.

- Vận dụng viết bài văn chứng minh

II. Chuẩn bị

- Soạn bài

- Phương tiện: sgk

- Phương pháp : Đàm thoại, gợi mở

III. Lên lớp

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ : Tác hại của thuốc lá và biện pháp phòng chống thuốc lá?

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Tiết 49
Ngày soạn: 13 / 11/ /201
Ngày dạy: 15/ 11/ /2011
Văn bản: BÀI TOÁN DÂN SỐ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức:
- Sự hạn chế ra tăng dân số là con đường “ tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
2. Kĩ năng
- Tích hợp với phần tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc- hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.
- Vận dụng viết bài văn chứng minh
II. Chuẩn bị
Soạn bài
Phương tiện: sgk
Phương pháp : Đàm thoại, gợi mở
III. Lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Tác hại của thuốc lá và biện pháp phòng chống thuốc lá? 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung về văn bản.
GV hướng dẫn cách đọc : Đọc rõ ràng, khúc chiết . Những chỗ kể chuyện cần đọc với giọng tự sự
Tìm hiểu một số chú thích sgk
? Có thể gọi “ Bài toán dân số” là văn bản nhật dụng không ? Vì sao ?
- Là văn bản nhật dụng vì nó đề cập đến một vấn đề vừa thời sự, cấp thiết, vừa lâu dài của đời sống nhân loại, đó là vấn đề gia tăng dân số TG và hiểm họa của nó.
? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
- Lập luận kết hợp với thuyết minh và biểu cảm
? Hãy chỉ rõ ?
Lập luận : Bàn luận về vấn đề dân số
Thuyết minh : bằng tư liệu thống kê, so sánh
Biểu cảm : Thái độ đánh giá
? Bố cục văn bản gồm mấy phần ? Chức năng và nội dung từng phần ?
3 phần:
+ MB : Từ đầu -> sáng mắt ra :Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hóa dường như đã được dặt ra từ thời cổ đại
+ TB : Tiếp theo -> ô 31 bàn cờ : Làm rõ vấn đề tốc độ gia tăng dân số thế giới hết sức nhanh chóng
+ KB : Còn lại : Kêu gọi con người cần hạn chế sự bùng nổ gia tăng dân số
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản.
? Em hiểu thế nào về vấn đề dân số và KHHGĐ ?
- Dân số là số người sinh sống trên phạm vi một quốc gia, châu lục, toàn cầu
KHHGĐ là các gia đình sinh đẻ có kế hoạch
? Sự gia tăng dân số có ảnh hưởng gì đến kinh tế đất nước?
- Gia tăng dân số ảnh hưởng đến tiến bộ xã hội, là nguyên nhân của đói nghèo, lạc hậu
? Làm thế nào để giảm đi sự gia tăng dân số
- Thực hiện KHHGĐ để giảm đi sự gia tăng dân số => Đây là vấn đề được toàn thế giới quan tâm.
? Khi nói mình “ sáng mắt ra” tác giả muốn điều gì ở người đọc ?
- Cũng sáng mắt ra về vấn đề dân số và KHHGĐ
? Nhận xét gì về cách diễn đạt ? Tác dụng ?
- Diễn đạt nhẹ nhàng thân mật -> gợi sự gần gũi, thuyết phục người đọc
? Theo dõi phần thân bài
? Để làm rõ vấn đề dân số và KHHGĐ, tác giả đã lập luận và thuyết minh trên những ý chính nào ? Tương ứng với những đoạn văn bản nào ?
- Ba ý :
+ Bài toán cổ
+ Câu chuyện trong Kinh Thánh
+ Thực tế sinh sản
? Tóm tắt bài toán cổ ?
? Tại sao có thể hình dung sự gia tăng dân số qua bài toán này ?
- Con số trong bài toán cổ tăng theo cấp số nhân, tương ứng với số người được sinh ra trên trái đất theo cấp độ này
? Bàn về dân số từ một bài toán cổ có tác dụng gì ?
Gây hứng thú, dễ hiểu với người đọc
? Tóm tắt bài toán dân số có khởi điểm từ chuyện trong Kinh Thánh ?
? Các tư liệu thuyết minh dân số ở đây có tác dụng gì ?
- Nói lên sự gia tăng dân số nhanh-> thuyết phục người đọc
? Dùng phép thống kê để thuyết minh sự gia tăng dân số từ khả năng sinh sản của người phụ nữ có tác dụng gì ?
Cảnh báo nguy cơ tăng dân số
Hạn chế tăng dân số bằng biện pháp sinh đẻ có kế hoạch
?Nước nào, châu lục nào có sự gia tăng dân số nhanh ?
Châu Mĩ, Châu Phi
? Thực trạng kinh tế những nước này ?
Nghèo nàn, lạc hậu
? Từ đó rút ra mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội như thế nào ?
Tăng dân số kìm hãm sự phát triển xã hội -> đói nghèo
? Tác giả có ý kiến gì về vấn đề dân số ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
? Nêu nét nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
? Văn bản này cho em những hiểu biết gì? 
? Con đướng nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?
? Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu.
I. Đọc, hiểu văn bản
1. Đọc - chú thích - bố cục
2.Phân tích
2.1 Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình
- Vấn đề dân số và KHHGĐ đã được đặt ra từ thời cổ đại
2.2. Làm rõ vấn đề dân số và KHHGĐ
* Bài toán cổ 
- Bàn cờ 64 ô
- Đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất, ô thứ hai 2 hạt-> cứ thế nhân đôi
- Tổng số thóc thu được phủ kín bề mặt trái đất.
=> Sự bùng nổ khủng khiếp
* Theo Kinh Thánh
- Lúc đầu 2người
- Mỗi gia đình sinh 2con
- 1995 có 5,63 tỉ người xấp xỉ ô thứ 30 bàn cờ
* Nguy cơ tăng dân số :
- Phụ nữ sinh con nhiều -> hạn chế là khó khăn
- Các nước chậm phát triển thì sự gia tăng dân số nhanh
- Sự gia tăng dân số >< sự phát triển xã hội
- Sự gia tăng dân số hiện nay lấp kín ô 31 bàn cờ
2.3. Lời kêu gọi của tác giả
- Sinh theo cấp số nhân -> không còn đất ở
- Phải sinh đẻ có kế hoạch
=> Có trách nhiệm với cuộc sống cộng đồng, trân trọng cuộc sống con người
II. Tổng kết
Ghi nhớ sgk
III. Luyện tập
4 . Củng cố 
GV hệ thống nội dung bài học.
5. Dặn dò 
 Học bài và chuẩn bị bài mới “ Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm”
----------------------------------------------------------------------
Tuần 13 Tiết 50
Ngày soạn : 13/ 11/ 2011
Ngày dạy : 17/ 11/ 2011
Tiếng Việt: DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh nắm được:
Kiến thức: 
Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
 Kĩ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
II. Chuẩn bị
- Soạn bài 
- Phương tiện: sgk , bảng phụ
- Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, thảo luận nhóm
III. Lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu các mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ?Quan hệ ý nghĩa trong câu ghép được đánh dấu bằng phương tiện gì?
3. Bài mới
GV hỏi: Ở lớp 6,7 chúng ta đã được học những dấu câu nào?
Lớp 6: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than,dấu phẩy.
Lớp 7: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang
Các dấu: Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu ở chơng trình lớp 8
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 :Hướng dẫn học sinh tìm hiểu dấu ngoặc đơn. 
Dấu ngoặc đơn được trình bày ntn?
Gv treo bảng phụ ghi nội dung Ví dụ SGK - gọi HS đọc bảng phụ
? Xác định những từ ngữ có trong dấu ngoặc đơn ở vd?
GV chỉ rõ trên bảng phụ
Theo dõi lầm lượt từng ví dụ
? Phần nội dung trong dấu ngoặc đơn ở vd a chỉ ai? có tác dụng gì trong câu ?
- Giải thích để làm rõ họ ngụ ý chỉ ai. Qua đó giúp người đọc hiểu rõ hơn phần được chú thích 
? Từ ngữ đặt trong dấu ngoặc đơn ở vd b chỉ gì? tác dụng?
- Thuyết minh loài động vật mà tên của nó được dùng để gọi một con kênh. Giúp người đọc hình dung rõ đặc điểm con kênh
? Từ ngữ đặt trong dấu ngoặc đơn ở vd c bổ sung những thông tin gì? tác dụng?
- Bổ sung thông tin về Lý Bạch: năm sinh, năm mất, tỉnh lị quê Lí Bạch.CHú thích về tác giả, tác phẩm,  khi trích dẫn thơ văn
GV đặt giải thiết: Giả sử chúng ta bỏ hết phần nội dung trong ngoặc đơn đi 
? Cho biết ý nghĩa cơ bản của đoạn trích có thay đổi không ? 
- Không thay đổi
? Phần văn bản trong dấu ngoặc đơn có vai trò gì trong câu ?
Phần chú thích, cung cấp thông tin kèm thêm, nó không thuộc phần nghĩa cơ bản. 
Vì thế nó còn được gọi chung là phần chú thích
? Vậy dấu ngoặc đơn được dùng để làm gì ?
HS đọc ghi nhớ sgk
Treo bảng phụ cho hs tìm hiểu một số trường hợp lưu ý dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm hỏi để tỏ ý hoài nghi, và dấu ngoặc đơn dùng dấu chấm than để tỏ ý mỉa mai
? Dấu ngoặc đơn trong vd biểu thị thái độ gì của người viết?
? Qua vd bổ sung Dấu ngoặc đơn còn dùng để làm gì?
BT bổ sung( bài tập 4 tr 137 ) Quan sát câu sau :
Phong nha gồm hai bộ phận: Động khô và động nước
? Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được hay không? Nếu thay, nghĩa của câu có gì thay đổi?
- Được. Nghĩa không thay đổi; nhưng nghĩa trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc nghĩa cơ bản như khi nó đặt sau dấu hai chấm.
Vậy ta rút ra được điều gì qua điều vừa phân tích?
- Có thể dùng dấu hai chấm thay cho đấu ngoặc đơn. 
GV cho VD
Hắn - kẻ mặc áo sọc tù ngồi sau vành móng ngựa- là một tên tội pham nguy hiểm
Trường hợp này nội dung nằm trong dấu gạch ngang có thẻ bỏ trong ngoặc đơn.
Vậy ta có thẻ dùng dấu gạch ngang thay cho dấu ngoặc đơn, như trường hợp trên
? Đặt câu có dùng dấu ngoặc đơn ? chỉ công dụng của dấu ngoặc đơn ?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu dấu hai chấm
Gọi HS đọc ví dụ sgk được viết ở bảng phụ
? Những dấu hai chấm trong vd được sử dụng để làm gì?
a/ Lời đối thoại DM nói với Dế choắt và ngược lại
b/ lời dẫn trực tiếp ( Thép Mới dẫn lại lời của người xưa)
c/ phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học
? Nếu bỏ phần sau dấu hai chấm, câu văn sẽ ntn? 
- không chỉ mất đi một phần nghĩa cơ bản, mà còn trở nên không hoàn chỉnh về nghĩa và bị coi là sai
? Dấu hai chấm được dùng để làm gì ?
HS đọc ghi nhớ
? Trong VD ở bảng phụ, sau dấu hai chấm, trường hợp nào viết hoa, trường hợp nào không viết hoa?
* Lưu ý:	
- Viết hoa sau dấu hai chấm trong trường hợp lời dẫn trực tiếp dùng với dấu ngoặc kép hay lời đối thoại dùng với dấu gạch ngang và sau từ kính gửi.
- Không viết hoa khi giải thích một nội dung.
- Dấu hai chấm được dùng như bắt buộc sau từ Kính gửi trong văn bản hành chính để chỉ nơi nhận văn bản
? Cho một ví dụ sử dụng dấu hai chấm
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 1, bài tập 2 ? 
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
I.Dấu ngoặc đơn
1/ Ví dụ
Nội dung trong dấu ngoặc đơn biểu thị:
a/ Giải thích làm rõ họ ngụ ý chỉ ai.
b/ Thuyết minh loài động vật mà tên của nó được dùng để gọi một con kênh
c/ Bổ sung thông ti ... ích một nội dung.
- Dấu hai chấm được dùng như bắt buộc sau từ Kính gửi trong văn bản hành chính để chỉ nơi nhận văn bản
II. Luyện tập
Bài 1 : Giải thích công dung của Dấu ngoặc đơn
a/ Đánh dấu phần giải thích
b/ Đánh dấu phần thuyết minh
c/ Đánh dấu phần bổ sung( Vị trí 1) và phần thuyết minh( vị trí 2)
Bài 2 : Giải thích Công dụng của dấu hai chấm
a/ Báo trước phần giải thích cho ý “ họ thách quá nặng”
b/ Báo trước lời đối thoại, lời thuyết minh nội dung Dế choắt khuyên DM
c/ Báo trước lời thuyết minh cho ý “ đủ màu”
Bài 3. 
Được. Nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng
Bài 4. Ý 2
Phong Nha gồm: động khô và động nước
Phong Nha gồm (động khô và động nước
Không thay được, vì ý nghĩa cơ bản thay đổi (không rõ nghĩa)
Bài 5. 
Bạn đó chép sai. Dấu ngoặc đơn bao giờ cũng được dùng thành cặp.
Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu.
4. Củng cố 
GV hệ thống nội dung bài học.
5. Dặn dò 
 Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới “ Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”
-------------------------------------------------------------------
Tuần 13 Tiết 51
Ngày soạn : 14/ 11/ 2011
Ngày dạy : 18/ 11/ 2011
Tập làm văn: ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đề văn thuyết minh
- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh
- Quan sát nắm được đặc điểm , cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng,của đối tượng cần thuyết minh.
- Tìm ý, lập dàn ý , tạo lập một văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị
- Soạn bài 
- Phương tiện: sgk
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III. Lên lớp
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Làm thế nào để làm tốt bài văn thuyết minh? Trình bày các phương pháp thuyết minh? 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
? Đọc ví dụ sgk ?
? Mỗi đề bài trên gồm mấy phần ?
- 2 phần : yêu cầu của đề và đối tượng thuyết minh
? Các yêu cầu của đề được nêu như thế nào ?
- nói rõ yêu cầu
- không nêu rõ mà chỉ nêu đối tượng thuyết minh
? Nhận xét gì về cách nêu đối tượng thuyết minh của các đề bài trên ?
? Trong đề văn thuyết minh yếu tố nào là quan trọng nhất ?
- Đối tượng thuyết minh
Gv: Chú ý:
Một số đề không nêu yêu cầu rõ về thể loại mà chỉ nêu đối tượng thuyết minh
GV : Giới thiệu 5 bước làm bài :
Đọc xác định yêu cầu của đề
Quan sát , tích lũy tri thức
Lập dàn ý
Viết bài
Sửa lỗi
Phân tích bài văn thuyêt minh SGK
? Đọc văn bản ?
HS thảo luận nhóm 
? Văn bản thuyết minh đối tượng nào ?
? Chỉ ra bố cục 3 phần của văn bản ?
Từ đầu - > sức người
Tiếp -> Cầm tay
Còn lại
? Phần mở bài nêu gì ?
? Có thể bỏ câu văn đầu tiên được không? 
- Được
? Thêm vào nhằm mục đích gì ?
Giúp người đọc hiểu được vị trí của xe đạp ở thời hiện tại
? Ở phần mở bài tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào ?
? Nội dung phần thân bài là gì ?
Nêu đặc điểm cấu tạo, nguyên lí hoạt động của xe
? Người viết triển khai theo máy ý ?
4 ý
? Người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào ?
? Nêu nội dung phần kết bài ?
? Nhận xét gì về bố cục và cách diễn đạt của bài viết ?
Mạch lạc, chặt chẽ
Người viết nắm chắc tri thức về đối tượng thuyết minh
? Khái quát cách làm bài văn thuyết minh ?
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập .
? Đọc đề ?
? Xác định yêu cầu của đề ?
? Tích lũy tri thức như thế nào về đối tượng ?
? Lập dàn ý ?
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
1. Đề văn thuyết minh
a. Ví dụ ( sgk)
* Nhận dạng đặc điểm của đề
- Nêu yêu cầu của đề
Giới thiệu
Thuyết minh
Trình bày
 - Nêu trực tiếp đối tượng thuyết minh
Con người
Sự vật
Hiện tượng
b. Kết luận 
Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng
2.Cách làm bài văn thuyết minh
a. Ví dụ : 
Xe đạp
Đối tượng thuyết minh : xe đạp
Bố cục : 3 phần
a/ MB :
Giới thiệu chung về xe đạp
Phương pháp : nêu định nghĩa
b/ TB
Hệ thống chuyển động của xe
Hệ thống điều khiển
Hệ thống chuyên chở
Một số bộ phận khác
Phương pháp thuyết minh : phân tích, phân loại, nêu số liệu
c/ KB
Tác dụng, lợi ích của xe đạp
Tương lai của xe đạp
b. Kết luận : ( Ghi nhớ sgk)
II. Luyện tập 
Đề : Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam
a/ MB
Giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam
b/ TB
Nêu nguồn gốc ra đời của nón lá
Nêu cấu tạo
Công dụng của nón lá
Sự gắn bó của nón lá với đời sống người dân
c/ KB
Nêu cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam
4 . Củng cố 
GV hệ thống nội dung bài học.
5. Dặn dò 
 Học bài và chuẩn bị bài mới “ Chương trình địa phương ( phần văn)”.
-----------------------------------------------------------
Tuần 13 Tiết 52
Ngày soạn : 14 / 11/ 2011
Ngày dạy : 19/ 11/2011
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
I . Mục tiêu cần đạt
Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức:
- Cách tìm hiểu về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương
- Cách tìm hiểu tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
2. Kĩ năng
- Sưu tầm, tuyển chọn văn thơ viết về địa phương 
- Đọc- hiểu và thẩm bình văn thơ viết về địa phương
- Biết cách thống kê tài liệu, văn thơ viết về địa phương
II. Chuẩn bị
- Soạn bài
- Phương tiện: sgk,.tiểu sử và tác phẩm của các tác giả địa phương..
- Phương pháp: Gợi mở, nêu vấn đề
III. Lên lớp
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : ( Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh) 
3. Bài mới: Gv giới thiệu bài mới 
Hoạt động 1 : GV cung cấp cho học sinh một số thông tin về các tác giả.
1. Nguyễn Đình Chiểu
- Sinh năm 1822, mất năm 1888, quê ở Gia Định (thuộc TPHCM ngày nay)
- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều bất hạnh. Cha bị cách chức, tuổi bé thơ đã phải về quê nội sống nhờ người bạn của cha. Năm 1843 đậu tú tài, năm 1847 chuẩn bị dự kì thi cao hơn thì được tin mẹ mất, phải bỏ thi, về Nam chịu tang mẹ, bị bệnh và mù mắt, bị bội ước trong hôn nhân
- Ông từng dạy học, làm thuốc cứu người. Ông sống thanh bạch và giàu lòng yêu nước, thương dân, bất hợp tác với giặc Pháp
- Tác phẩm chính: Truyện Lục Vân Tiên, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
2. Hồ Biểu Chánh
- Tên thật là Hồ Văn Trung, sinh năm1885, mất năm 1958, quê ở tỉnh Định Tường (nay là tỉnh Tiền Giang). Thuở nhỏ học chữ nho, sau học chữ quốc ngữ
- Hồ Biểu Chánh viết văn từ sớm, ông sáng tác đều đặn cần mẫn đến khi mất, để lại một khối lượng tác phẩm khá lớn (65 tiểu thuyết)
- Tác phẩm chính: Con nhà nghèo, Cha con nghĩa nặng, Nợ đời, Ngọn cỏ gió đùa
3. Sơn Nam
- Tên thật là Phạm Minh Tài, sinh năm 1926, quê ở tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang)
- Những năm kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác văn nghệ tại khu bốn Nam Bộ do đó có điều kiện hiểu biết kĩ về thiên nhiên, lịch sử, con người của vùng Cà Mau – đất mũi
- Tác phẩm chính: Chuyện xưa tích cũ, Hương rừng Cà Mau, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Tìm hiểu đất Hậu Giang, Bến Nghé xưa, Đất Gia Định xưa
4. Viễn Phương
- Tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước
- Tác phẩm chính: Viếng lăng Bác, Như mây mùa xuân, Tiếng hát dưới gầm cầu
5. Nguyễn Quang Sáng
- Còn có bút danh là Nguyễn Sáng, sinh năm 1932, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông là bộ đội chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. Sau khi tập kết ra Bắc, ông bắt đầu viết văn. Trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, ông trở lại chiến trường Nam Bộ hoạt động và sáng tác văn học
- Tác phẩm chính: Chiếc lược ngà, Người con đi xa, Bông cẩm thạch, Đất lửa, Mùa gió chướng, Dòng sông thơ ấu
6. Anh Đức
- Tên thật là Bùi Đức Ái, sinh năm 1935, quê ở tỉnh An Giang. Ông bắt đầu viết văn từ những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong thời kì chiến tranh chống đế quốc Mĩ, Anh Đức hoạt động trong vùng giải phóng ở Nam Bộ. Ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000
- Tác phẩm chính: Một truyện chép ở bệnh viện, Bức thư Cà Mau, Hòn Đất, Giấc mơ ông lão vườn chim
7. Lê Anh Xuân
- Tên thật là Ca Lê Hiến, sinh năm 1940, mất năm 1968, quê ở tỉnh Bến Tre. Ông sinh ra trong một gia đình nhà giáo yêu nước. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông công tác trong ngành giáo dục rồi chuyển sang Hội văn nghệ giải phóng
- Lê Anh Xuân hy sinh trong chiến dịch Xuân Mậu Thân năm 1968
- Tác phẩm chính: Tiếng gà gáy, Hoa dừa, Trường ca Nguyễn Văn Trỗi
8. Nguyễn Trí Công
- Sinh năm 1954, quê ở Long Xuyên, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm và Đại học Tổng hợp TPHCM. Ông là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi và là hội viên Hội nhà văn TPHCM, hội viên Hội nhà văn Việt Nam
- Tác phẩm chính: Dũng Sài Gòn, Giải thưởng của cuộc thi sáng tác văn học cho trẻ em
9. Lý Lan
- Sinh năm 1957, quê ở tỉnh Sông Bé. Hiện nay là giáo viên
- Tác phẩm chính: Chút lãng mạn trong mưa, Nơi bình yên chim hót, Đất khách, Lệ Mai
10. Kiều Thị Kim Loan
- Sinh năm 1961, quê ở Sài Gòn. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn TPHCM năm 1987. Hiện nay là hội viên Hội nhà văn TPHCM
- Tác phẩm chính: Lỗi lầm bé bỏng, Chú bé nấm rơm, Lối hẹp vào đời, Ngôi nhà của mèo con
Hoạt động 2: Trình bày một bài thơ hoặc một bài văn viết về phong cảnh thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa, truyền thống lịch sử của quê hương em. 
GV gọi 3 hs đọc 3 bài thơ, văn viết về địa phương
Cả lớp nhận xét.
4.Củng cố
 GV hệ thống nội dung bài.
Dặn dò : Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới “ Dấu ngoặc kép”.
----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 13.doc