Giáo án Ngữ văn 8 tiết 86 bài 24: Tiếng Việt: Câu cảm thán

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 86 bài 24: Tiếng Việt: Câu cảm thán

TIẾT 86 TIẾNG VIỆT

CÂU CẢM THÁN

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt với các kiểu câu khác.

 b) Về kĩ năng: Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.

 c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV và theo câu hỏi SGK.

3. Tiến trình bài dạy:

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: . .

 Sĩ số 8C: . .

a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.

 Câu hỏi: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? Lấy ví dụ chỉ rõ đặc điểm hình thức chức năng của câu cầu khiến?

 Đáp án: - Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, (4 điểm)

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 86 bài 24: Tiếng Việt: Câu cảm thán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 86 TIẾNG VIỆT
CÂU CẢM THÁN
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt với các kiểu câu khác.
	b) Về kĩ năng: Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
	c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV và theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? Lấy ví dụ chỉ rõ đặc điểm hình thức chức năng của câu cầu khiến?
	Đáp án: - Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,(4 điểm)
	- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. (3 điểm)
	- Ví dụ: Em đừng nói chuyện nữa. (1.5 điểm)
	- Câu cầu khiến trên có sử dụng từ cầu khiến “đừng” dùng để yêu cầu. (1.5 điểm)
	* Vào bài (1’): Tiết trước, các em đã tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. Tiết này, ta cùng tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG (23’)
	1. Ví dụ
	GV: Gọi HS đọc ví dụ a, b mục I. T. 43.
	?TB: Trong hai đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán?
	HS: Ví dụ a: Hỡi ơi lão Hạc ơi! Ví dụ b: Than ôi!	
	?TB: Căn cứ vào đâu em cho rằng đó là hai câu cảm thán?
	HS: Căn cứ vào đặc điểm hình thức cả hai câu đều có từ ngữ cảm thán (câu trong ví dụ a có từ “hỡi ơi”; câu trong ví dụ b có từ “Than ôi!”) và dấu chấm than ở cuối câu.
	GV: Như vậy có thể thấy dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết câu cảm thán là câu đó phải có từ ngữ cảm thán.
	?KH: Cho biết câu cảm thán trong ví dụ a, b bộc lộ ý nghĩa gì? Từ đó, em thấy câu cảm thán dùng để làm gì?
	HS: Ví dụ a câu cảm thán dùng để trực tiếp bộ lộ sự xót xa, nỗi thất vọng của ông giáo khi tưởng rằng lão Hạc đã vì cuộc sống bần cùng mà làm điều xấu xa trái với bản chất tốt đẹp của lão. Ví dụ b câu cảm thán dùng để trực tiếp bộc lộ nỗi buồn đau nuối tiếc về một thuở oanh liệt vàng son đã qua của chúa sơn lâm. 
	GV: Tìm hiểu hai ví dụ, ta thấy rằng câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). Người nói (người viết) có thể bộc lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật), nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc của người viết (người nói) được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán.
	?KH: Theo em, khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán, có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?
	HS: Ngôn ngữ trong đơn từ, hợp đồng thuộc ngôn ngữ trong văn bản hành chính – công vụ; ngôn ngữ để trình bày kết quả giải một bài toán thuộc ngôn ngữ trong văn bản khoa học. Ngôn ngữ trong các loại văn bản trên là ngôn ngữ “duy lí”, ngôn ngữ của tư duy lô-gíc nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc.
	GV: Câu cảm thán xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
	?TB: Qua phân tích ví dụ, em rút ra nhận xét gì về đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán?
	2. Bài học
	Ghi: - Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
	GV: Những từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, có thể tự tạo thành một câu đặc biệt mà cũng có thể là một bộ phận biệt lập trong câu và thường đứng ở đầu câu. Còn thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, thì đứng sau những từ ngữ mà nó bổ nghĩa (làm phụ ngữ). Cần phân biệt biết bao trong câu cảm thán (đứng sau tính từ) và biết bao trong những câu trần thuật bình thường (đứng trước danh từ) như “Có biết bao người đã ra trận và mãi mãi không trở về.” Trong trường hợp thứ hai, biết bao có ý nghĩa tương đương với những từ ngữ chỉ lượng nhiều, rất nhiều.
	?TB: Quan sát các câu cảm thán trong ví dụ a, b em có nhận xét gì về cách viết câu cảm thán?
	Ghi: - Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
	GV: Tất cả các câu cảm thán đều phải được đọc với giọng diễn cảm và khi viết thường được kết thúc bằng dấu chấm than (cá biệt có trường hợp câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm lửng). Tuy nhiên không phải tất cả các câu được đọc với giọng diễn cảm và khi viết được kết thúc bằng dấu chấm than đều là câu cảm thán.
	GV: Gọi HS đọc toàn bộ ghi nhớ SGK. T. 44.
	II. LUYỆN TẬP (15’)
	1. Bài 1 (T. 44, 45)
	?: Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích ở bài 1 có phải đều là câu cảm thán không. Vì sao?
	HS: Không, mỗi đoạn trích chỉ có những câu cảm thán sau:
	a) – Than ôi!
	- Lo thay!
	- Nguy thay!
	b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
	c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.
	Vì tất cả các câu trên mới có từ ngữ cảm thán.
	2. Bài 2 (T. 44, 45)
	?: Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu ở bài 2. Có thể xếp những câu đó vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?
	- Tất cả các câu trong bài 2 đều là những câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
	a) Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến.
	b) Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
	c) Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước cách mạng tháng Tám).
	d) Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt.
	- Tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc, nhưng không có câu nào là câu cảm thán, vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này. 
	3. Bài 4 (T. 45)
	?: Hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán?
	- Câu nghi vấn dùng những từ nghi vấn: ai, gì, (tại) sao, bao giờ, à, ư, hả, (có) không, (đã) chưa. Khi viết, cuối câu thường dùng dấu chấm hỏi. Chức năng chính dùng để hỏi. Ngoài ra còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
	- Câu cầu khiến dùng những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ; đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến. Khi viết, cuối câu thường dùng dấu chấm than. Chức năng dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
	- Câu cảm thán có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. Chức năng dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết).
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	GV: Nhắc lại kiến thức về câu cảm thán: Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
	GV: Yêu cầu HS đặt một câu cảm thán và chỉ rõ đặc điểm hình thức, chức năng của câu đó. GV nhận xét, uốn nắn.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 (T.45)
	- Tiết tới soạn câu trần thuật. Yêu cầu: đọc và tìm hiểu kĩ các ví dụ, các câu hỏi trong mục I, sau đó trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 86 bai 25.doc