Hình ảnh Cậu Vàng trong tác phẩm " Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao

Hình ảnh Cậu Vàng trong tác phẩm " Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao

I. Đặt vấn đề

 Trong trường THCS nói chung và chương trình Ngữ văn lớp 8 nói riêng, nhà văn Nam Cao có một ví trí quan trọng bởi những đóng góp của ông cho dòng văn học hiện thực phê phán.Trước cách mạng ,trong mỗi truyện ngắn của ông,không có những xung đột gay gắt,chỉ xoay quanh cuộc sống bình thường của những người nông dân nghèo,các nhân vật trong truyện không nhiều. Xoay quanh mỗi câu chuyện ,mỗi nhân vật, nhà văn Nam Cao muốn gửi tới người đọc những triết lí sâu xa ở đời. Có lẽ trong mỗi tác phẩm người ta chỉ nhớ đến những nhân vật có tên tuổi như Chí Phèo, Năm Thọ,Binh Chức, Lão Hạc.mà quên đi hình ảnh con vật trong tác phẩm cũng là nhân vật .Trong số đó có hình ảnh Cậu Vàng , một nhân vật có số phận trở thành một ám ảnh nghệ thuật.Chính vì lẽ đó , tôi muốn đưa ra ý kiến của mình bàn về hình ảnh Cậu Vàng trong tác phẩm " Lão Hạc ".

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hình ảnh Cậu Vàng trong tác phẩm " Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hình ảnh Cậu Vàng trong tác phẩm " Lão Hạc "
của nhà văn Nam Cao
I. Đặt vấn đề
 Trong trường THCS nói chung và chương trình Ngữ văn lớp 8 nói riêng, nhà văn Nam Cao có một ví trí quan trọng bởi những đóng góp của ông cho dòng văn học hiện thực phê phán.Trước cách mạng ,trong mỗi truyện ngắn của ông,không có những xung đột gay gắt,chỉ xoay quanh cuộc sống bình thường của những người nông dân nghèo,các nhân vật trong truyện không nhiều. Xoay quanh mỗi câu chuyện ,mỗi nhân vật, nhà văn Nam Cao muốn gửi tới người đọc những triết lí sâu xa ở đời. Có lẽ trong mỗi tác phẩm người ta chỉ nhớ đến những nhân vật có tên tuổi như Chí Phèo, Năm Thọ,Binh Chức, Lão Hạc.....mà quên đi hình ảnh con vật trong tác phẩm cũng là nhân vật .Trong số đó có hình ảnh Cậu Vàng , một nhân vật có số phận trở thành một ám ảnh nghệ thuật.Chính vì lẽ đó , tôi muốn đưa ra ý kiến của mình bàn về hình ảnh Cậu Vàng trong tác phẩm " Lão Hạc ".
II. Giải quyết vấn đề
 Tác phẩm văn học dùng để chỉ một công trình nghệ thuật ngôn từ mà do một cá nhân hoặc một tập thể sáng tạo ra nhằm thể hiện cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư tình cảm , thái độ của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng.Tác phẩm văn học có thể được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể văn vần hoặc văn xuôi có độ dài khác nhau, được sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau như tự sự, trữ tình, kịch.Tác phẩm văn học là một chỉnh thể bao gồm nhiều yếu tố tạo thành, nó ràng buộc lẫn nhau, móc xích với nhau,Trong mỗi tác phẩm bao giờ cũng thể hiện ý nghĩa nhất định.Để đạt được điều đó phải nói đến tài năng sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, đặc biệt là cách xây dựng nhân vật.
 Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính chất ước lệ ( nghĩa là người ta không miêu tả nhân vật một cách toàn vẹn như trong thực tế). Nhà văn sáng tạo ra nhân vật nhằm mục đích nhất định.Vì thế mỗi loại hình nhân vật giữ vai trò quan trọng trong tác phẩm.Nhân vật chính là nhân vật trung tâm trong việc thực hiện đề tài chủ đề , tư tưởng của tác phẩm, đóng vai trò chủ chốt trong việc hình thành và phát triển cốt truyện. Trong tác phẩm " Lão Hạc" , nhân vật trung tâm: Lão Hạc, ông Giáo. Còn nhân vật phụ giữ một vị trí thứ yếu so với nhân vật chính, loại nhân vật này được tác giả đưa ra nhằm phụ trợ , bổ sung cho nhân vật chính .Cậu vàng trong tác phẩm " Lão Hạc" là một nhân vật phụ có vai trò quan trong góp phần thể hiện rõ số phận của nhân vật Lão Hạc.
 Nhân vật phụ trong tác phẩm có thể là con người nhưng có thể là con vật không được miêu tả cụ thể về ngoại hình,không được nói rõ về tính cách, mà có thể rất trầm lặng hoặc thoáng qua. Cậu Vàng trong tác phẩm " Lão Hạc" là một trong những nhân vật như thế.Nhưng nhân vật này có ví trí quan trọng trong tác phẩm.
 Hình ảnh Cậu Vàng trong tác phẩm " Lão Hạc " là một nhân vật có số phận trở thành một ảm ảnh nghệ thuật. Sự hiện diện của Cậu Vàng trong tác phẩm không phải là vật nuôi bình thường mà là người bạn thân thiết, là cái bóng đứa con trai của lão; và cũng là kĩ niệm , là khát vọng của Lão về sự đoàn tụ với đứa con tha phương cầu thực. Cậu vàng là nguồn an ủi duy nhất của Lão.
 Không phải ngẫu nhiên Lão chăm bẵm, trút hết cả tình yêu thương chân thành nhất của mình cho Cậu Vàng. Bởi lúc này đây Cậu Vàng là " bạn", " con trẻ" ," chú bé", là đứa con cầu tự duy nhất hiện hữu có thể lắng nghe, chia sẽ những niềm vui nỗi buồn của Lão trong cuộc sống thường ngày.
 Có thể khẳng định số phận của Cậu vàng gắn với số phận của Lão Hạc. Qua Cậu vàng , nhà văn Nam Cao giúp chúng ta hình dung được tấn bi kịch xót xa, đáng thương, tội nghiệp của Lão Hạc nói riêng và người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám nói chung. Đó là tấn bi kịch giữa một tình thương cao cả, lòng thánh thiện của con người và một bên là hoàn cảnh nghiệt ngã ( nghèo túng) đã xô đẩy con người ta vào con đường tội lỗi : " đánh lừa một con chó " nỡ tâm lừa nó. Nếu không có hoàn cảnh trớ trêu , éo le như thế thì làm sao Lão Hạc phải rơi vào con đường tội lỗi? Tội lỗi lớn đã khiến Lão Hạc sống trong sự cắn rứt lương tâm, sống trong tâm trạng mặc cảm của người phạm tội, đối mặt với tòa án lương tâm truy xét đến tận cùng.
 Không phải ngẫu nhiên , ngay từ đầu câu chuyện tác giả cho Lão Hạc đối thoại với ông giáo trong không khí trầm mặc, nặng lòng suy tư : " Có lẽ tôi bán con chó đấy ông Giáo ạ!". Thông điệp ở đây không chỉ là đơn thuần sự việc bán chó mà còn là giọng nói nghẹn ngào xuất phát từ nỗi lòng suy tư , day dứt , băn khoăn trước một việc làm hệ trọng mà Lão thăm dò ông Giáo. Câu nói: " Có lẽ tôi bán chó đấy ông Giáo ạ! " , câu ấy ông Giáo nghe " đã nhàm rồi" nên dửng dưng trước sự băn khoăn quá thế của Lão Hạc.
 " Con chó là của cháu nó mua đấy chứ ! ....Nó mua về nuôi định đến lúc cưới vợ thì giết thịt " . Với câu nói đó của Lão , người đọc hình dung được con chó chính là vật kí thác những nỗi niềm , là chút hi vọng cuối cung của Lão Hạc, là giá đỡ tinh thần của Lão trong những tháng ngày mòn mỏi , cô độc. Lão đã có những cử chỉ , hành động đối xử với con chó như con người " bắt râu", " đem nó ra tắm ao", Cho nó ăn cơm trong một cái bếp như nhà giàu rồi chửi yêu dỗ dành, an ủi nó ,trò chuyện với nó như người thân....Nhưng rồi Lão phải đối mặt với ốm đau , bệnh tật , bão lũ, đói khát. Cuộc sống mỗi ngày xuống dốc . Hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu, lão dành dụm chờ con trai về. Và " tính ra Cậu Vàng ấy cũng ăn khỏe hơn tôi......có phải hoài không?" . phải chăng đó là một phần nguyên nhân khiến Lão Hạc bán Cậu Vàng?
 Nhưng bán Cậu Vàng rồi Lão Hạc sống tron g sự cắn rứt lương tâm:" Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ừng ựng nước , tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc ".Đây là đoạn văn tác giả miêu tả rất hay về nỗi đau khổ của Lão Hạc sau khi bán chó. Cảm thức về ăn ở tệ bạc , nhẫn tâm, vò xé tâm can Lão. Như vậy tấn bi kịch của lão Hạc là tấn bi kịch nội tâm.
 Trong truyện ngắn " Lão Hạc" , ngoài hình ảnh Cậu Vàng còn có hình ảnh chó với ý nghĩa chỉ danh từ chung " chó " - đó là con chó bị đánh bã.Cái chết của nó bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là sự tha hóa của con người mà Binh Tư là một mẫu. Nhà văn Nam Cao đã mở rộng biên độ hình ảnh giúp người đọc thấy được sự đối lập giữa người và sự vật. Sự đối lập này gieo vào người đọc về nỗi cay đắng của một kiếp người . Điều này cô đặc ở đoạn đối thoại giữa ông Giáo và Lão Hạc: 
 " Lão chua chát bảo:
 - Ông Giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút .... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn.....!
 - Kiếp ai cũng thế thôi cụ ạ ! Cụ tưởng tôi sướng hơn chăng?
 - Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?" 
 Không biết làm kiếp gì cho sướng đó là câu hỏi đạt ra cho biết bao người nhưng tất cả đều rơi vào bề tắc . Ăng ghen trong tác phẩm " Tác động của lao động trong chuyển biến từ vượn sang người " đã kiến giải một cách thuyết phục về nguồn gốc loài người và quá trình tiến hóa từ vượn thành người . Còn trong tác phẩm " Lão Hạc" , nhà văn Nam Cao đã phát hiện quá trình tha hóa từ người đến vật để rồi muốn tồn tại phải bán rẻ lương tâm như Binh Tư , muốn giữ lương tâm thì con đường duy nhất là phải tự sát như Lão Hạc.
 Mặt khác , Nam Cao còn đối lập giữa phần xác và phần hồn . Cái chết của Lão Hạc là cái chết thể xác ( Hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo , bọt mép sùi ra , để cho tâm hồn người tảo sáng , bất tử.)
III. Kết thúc vấn đề
 Trong bất kì một tác phẩm nào cũng vậy, đành rằng nhân vật chính giữ vai trò quan trọng nhưng cũng phải kể đến vai trò quan trọng của nhân vật phụ. Nhân vật phụ chỉ là thoáng qua , không chủ chốt nhưng góp làm nổi bật nhân vật chính, nội dung tư tưởng tác phẩm. Nhân vật phụ có thể là con người nhưng cũng có thể là con vật như Cậu Vàng. Và đó cũng chính là công trình sáng tạo của nhà văn. Vì thế khi tìm hiểu chi tiết nghệ thuật trong văn bản chúng ta nên quan tâm đến nhân vật phụ.Trải qua bao thời gian, người đọc có lẽ người đọc không quên được hình ảnh Cậu Vàng trong tác phẩm " Lão Hạc". 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn 2010-2011.doc