Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 83 đến 85 - Trường TH&THCS Húc Nghì

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 83 đến 85 - Trường TH&THCS Húc Nghì

THUYẾT MINH MỘT DANH LAM, THẮNG CẢNH

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm và yêu cầu của bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.

2. Kĩ năng: Nhận diện, phân tích, tạo lập văn bản thuyết minh.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn mẫu.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Trình bày đặc điểm, yêu cầu của một bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào nội dung bài học mới.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 83 đến 85 - Trường TH&THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 83
	 Ngày soạn:......../......./........... 
Thuyết minh một danh lam, thắng cảnh
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm và yêu cầu của bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
2. Kĩ năng: Nhận diện, phân tích, tạo lập văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn mẫu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Trình bày đặc điểm, yêu cầu của một bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào nội dung bài học mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc kỉ bài văn, phân tích theo hướng dẫn.
* Đối tượng giới thiệu?
(Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn)
* Qua bài văn, em hiểu gì về hai đối tượng đó?
(vị trí, lịch sử, nguồn gốc)
* Muốn có những kiến thức đó, yêu cầu người viết phải làm gì?
(quan sát, trang bị kiến thức sâu rộng)
* Xác định bố cục?
Hs: Khái quát yêu cầu đối với bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
Gv: Nhận xét, khái quát kiến thức.
Hs: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2:
Hs:Thảo luận nhóm, đại diện trình bày.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu bài văn:
1. Bài văn: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
2. Kết luận:
- Muốn viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì phải quan sát, hoặc tra cứu sách vở....hiểu biết về nơi ấy.
- Bài giới thiệu nên có đủ ba phần. Lời giới thiệu kèm theo miêu tả, bình luận và phải dựa trên kiến thức đáng tin cậy, có phương pháp thích hợp.
- Lời văn chính xác và biểu cảm.
II. Luyện tập:
 Lập dàn bài cho bài văn Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn theo bố cục hợp lý.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về đặc điểm và yêu cầu đối với bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, chuẩn bị cho bài ôn tập.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 85
	 Ngày soạn:......../......./..........
Ngắm trăng, đi đường
	(Hồ Chí Minh )
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được tình yêu thiên nhiên say đắm và chân lý cuộc sống qua hai bài thơ tứ tuyệt.
2. Kĩ năng: Cảm nhận phân tích vẻ đẹp thơ của Bác.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc.
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Tức cảnh Pác Bó . Nêu cảm nhận của mình về tinh thần của Bác được thể hiện qua bài thơ?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Trong thời gian hơn một năm trời Bác chịu bao đau khổ trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác đã sáng tác tập thơ Nhật kí trong tù. Trong đó có nhiều bài thơ có giá trị. Ngắm trăng và Đi đường là hai bài thơ được trích trong tập thơ đó.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích sgk, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
* Câu thơ mở đầu cho thấy hoàn cảnh nổi bật ở trong tù như thế nào?
* Nghệ thuật gì thể hiện rỏ nhất điều đó?
* Vậy mà Bác vẫn ngắm trăng, điều đó thể hiện tình cảm của Bác như thế nào đối với thiên nhiên?
*
 Câu hỏi tu từ thể hiện cảm xúc của Bác như thế nào?
* Qua tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy thái độ của Bác như thế nào?
*
 Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Qua đó thể hiện mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên như thế nào?
* Qua cuộc ngắm trăng ta thấy tinh thần của Bác như thế nào?
Hoạt động 3:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
* Trong câu thơ mở đầu, nhà thơ suy ngẩm về điều gì?
* Câu thơ này tác giả cho thấy sự khó khăn như thế nào?
* Tác giả muốn khái quát quy luật gì? Tâm trạng của tác giả như thế nào?
* Câu thơ cuối cùng miêu tả tâm trạng của tác giả như thế nào?
* Qua bài thơ ta thấy được phẩm chất gì của tác giả
 Hoạt động 4:
Hs: Thảo luận, khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của hai bài thơ.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
a Tác giả, tác phẩm:
* Hồ Chí Minh: nhà cách mạng, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
* Văn bản: Được viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch vào tháng 8/1942.
II. Bài thơ Ngắm trăng:
1. Hoàn cảnh trong tù:
- Thiếu thốn, không có điều kiện sinh hoạt.
- Nghệ thuật điệp từ vô.
a Đây không phải là nơi để ngắm trăng, để thưởng ngoạn cái đẹp.
g Tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của Bác.
2. Tâm trạng của Bác:
- Cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng trước vẻ đẹp của thiên nhiên đêm rằm.
- Chủ động đến với thiên nhiên, quên đi thân phận tù đày g tâm hồn tự do, vui với thiên nhiên.
- Nghệ thuật nhân hóa g ánh trăng gần gũi, trở thành người bạn thân thiết của con người.
a Tinh thần lạc quan, ung dung tự tại, tình yêu thiên nhiên mãnh liệt.
III. Bài thơ Đi đường:
1. Câu 1:
- Từ bao cuộc chuyển lao đi đường, tác giả cho thấy nổi vất vả, khó nhọc, gian lao g đường đời cũng vô cùng gian lao vất vả.
2. Câu 2:
- Sự khó khăn hiện hữu, đối diện với con người.
3. Câu 3:
- Lúc khó khăn nhất, vất vả nhất cũng là lúc đích đến đang chờ g ý chí quyết tâm của tác giả.
4. Câu 4:
- Tâm trạng hân hoan của người đi đường.
- Sự chiến thắng của người cách mạng sau những sự hi sinh.
a Tinh thần lạc quan, niềm tin sắt đá vào sự chiến thắng.
IV. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nghệ thuật, nội dung của hai bài thơ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, học thuộc hai bài thơ.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 84
	 Ngày soạn:......../......./........... 
ôn tập về văn bản thuyết minh
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố khắc sâu kiến thức về văn bản thuyết minh đã học.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức đã học.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, một số bài văn mẫu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Chúng ta đã được làm quen với thể loại văn bản mới, thể loại văn thuyế minh, hôm nay chúng ta ôn lại kiến thức về văn bản thuyết minh.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Hoạt động nhóm, đại diện trình bày trên bảng phụ.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
* Đặc điểm chức năng của văn bản thuyết minh?
* Làm thế nào để có một văn bản thuyết minh phong phú và hấp dẫn?
* Các phương pháp thuyết minh thường gặp?
* Yêu cầu chung của bài văn thuyết minh?
* Dàn ý chung của một bài văn thuyết minh?
Hoạt động 2:
Hs: Hoạt động nhóm, đại diện trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung?
Hoạt động 3:
I. Tổng hợp nội dung:
* Thuyết minh là kiểu văn băn thông dụng cung cấp cho người đọc tri thức về đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng.
* Nắm vững tri thức về đối tượng thuyế minh.
* Các phương pháp thuyết minh:
- Nêu định nghĩa, giải thích.
- Liệt kê.
- Nêu ví dụ.
- So sánh đối chiếu.
* Lời văn rỏ ràng, dể hiểu, gọn gàng, giản dị.
* Dàn ý của bài văn thuyết minh:
1, Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng.
2, Thân bài: lần lượt giới thiệu từng nội dung.
3, Kết bài: ý nghĩa của đối tượng.
II. Luyện tập:
 1. Giới thiệu một đồ dùng học tập, sinh hoạt.
2. Giới thiệu một danh lam tháng cảnh ở quê hương.
3. Giới thiệu phương pháp làm một thứ đồ chơi.
III. 
Bài tập 1: 
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về văn bản thuyết minh.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, chuẩn bị cho bài viết tlv.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct83-t85.doc