Giáo án Ngữ văn 8 tiết 82 đến 106 - Trường THCS Tân Trường

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 82 đến 106 - Trường THCS Tân Trường

Tiết 82- Tiếng Việt CÂU CẦU KHIẾN

I. Mục tiêu.

* Kiến thức: Nắm được khái niệm câu cầu khiến, đặc điểm chức năng của câu cầu khiến.

* Kĩ năng: Rèn luyện cách nhận diện câu cầu khiến và sử dụng câu cầu khiến trong giao tiếp nói viết.

II. Chuẩn bị.

* Giáoviên: Nội dung bài, phương pháp, cách tổ chức hoạt động.

* Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo gợi ý SGK, làm các baì tập.

III. Tiến trình dậy- học.

A. Ổn định lớp.

B. Kiểm tra bài cũ.

Câu1: Nêu chức năng khác của câu nghi vấn và lấy ví dụ minh hoạ?( Lấy 2 ví dụ)

Câu2: Đặt câu ngghi vấn và chuyển thành câu trần thuật?( Học sinh làm phiếu - Đặt 2 câu- 3 học sinh làm phiếu)Ví dụ: Nó nghi ngờ tôi phải không?- Nó hình như không tin điều tôi nói.

C. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động 1: Giói thiệu nội dung bài học.

 

doc 73 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 82 đến 106 - Trường THCS Tân Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 82- Tiếng Việt Câu Cầu khiến
Ngày soạn: 25-1
Ngày dậy: 1-2
I. Mục tiêu.
* Kiến thức: Nắm được khái niệm câu cầu khiến, đặc điểm chức năng của câu cầu khiến.
* Kĩ năng: Rèn luyện cách nhận diện câu cầu khiến và sử dụng câu cầu khiến trong giao tiếp nói viết.
II. Chuẩn bị.
* Giáoviên: Nội dung bài, phương pháp, cách tổ chức hoạt động.
* Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo gợi ý SGK, làm các baì tập.
III. Tiến trình dậy- học.
A. ổn định lớp.
B. Kiểm tra bài cũ.
Câu1: Nêu chức năng khác của câu nghi vấn và lấy ví dụ minh hoạ?( Lấy 2 ví dụ)
Câu2: Đặt câu ngghi vấn và chuyển thành câu trần thuật?( Học sinh làm phiếu - Đặt 2 câu- 3 học sinh làm phiếu)Ví dụ: Nó nghi ngờ tôi phải không?- Nó hình như không tin điều tôi nói.
C. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động 1: Giói thiệu nội dung bài học.
Hoạt động dạy - học
Nội dụng kiến thức cơ bản
* Học sinh đọc từng phần trích va trao đổi nhận xét các ví dụ.
-? Trong các phần trícha&b trong ví dụ 1 , những câu nào là câu nghi vấn?( dựa vào kiểu câu đã học ở tiểu học để nhận diện)
-?Các câu đó có đặc điểm hình thứ câu như thế nào?( dấu câu, từ ngữ dừng trong câu)
-? Các câu cầu khiến dùng để làm gì?( hãy chỉ rõ tác dụng của từng câu- chú ý từ dùng trong câu)
* Học sinh đọc ví dụ 2, các phần tích a&b, sau đó trả lời các câu hỏi:
-? So sánh cách đọc câu: Mở cửa trong ví dụ b có gì khác với cách đọc câu: Mở cửa trong vị dụ a?
-? Trong mỗi phần câu Mở cửa dùng với mục đích nào?
-? Câu nào là câu cầu khiến?( câu b)
* Giáo viên khái quát vấn đề cho học sinh rút ra kết luận về câu cầu khiến:
- ?Hãy cho biết các câu trong các ví dụ trên có đặc điểm chung nào?( mục đích, hình thức, từ ngữ dùng kèm theo) .Học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 4: Luyện tâp
* Giáo viên nêu yêu cầu và hướng giải quyết các bài tập cho học sinh cùng làm
+ Bài tập1: Đọc kĩ các câu và lần lượt thực hiện cá yêu cầu:
-Nhận diện đặc điểm hình thức câu cầu khiến?
- Nhận xét chủ ngữ của các câu trên? Thử thêm bớt chủ ngữ và cho biết ý nghĩa câu có thay đổi không?
- Học sinh lần lượt làm từng câu, từng ý.
+ Bài tập 2: học sinh làm miệng trên lớp, từng câu. Sau đó kết luận về dấu câu được dùng trong câu cầu khiến, hình thức các câu, ý nghiã các câu.
* Bài 3: Giáo viên đọc các câu và học sinh chú ý hình thức dấu câu)
* Học sinh đọcbài tập và cùng làm trên lớp bài 4:
Câu Dế Choắt nói với Mèn nhằm mục đích gì?
Ví sao trong câu nói với men Choắt không dùng những câu như trong bài tâp?
+ Bài tập 5 : Giáo viên hướng dẫn hócinh làm ở nhàg: đọc kĩ hai câu chú ý, văn cảnh ngữ điệu, mục đích,...
- Hai câu Đi đi con & Đi thôi con không thể thay thế cho nhau được:
Đi đi con! Chỉ yêu cầu con thực hiện hành động đi.
Đi thôi con: yêu cầu cả người mẹ và người con thực hiện hành động đi
I. Đặc diểm và chức năng của câu cầu khiến.
1.Ví dụ: Các phần trích 1&2.
2.Nhận xét.
+ Nhận xét ví dụ 1:
* Câu cầu khiến:
Thôi đừng lo lắng.
Cứ về đi.
Đi thôi con.
* Đặc điểm hình thức câu:
- Kết thúc bằng dấu chấm câu
- Trong câu có sử dụng các từ cầu khiến: đừng, đi, thôi( dùng các trợ từ)
* Tác dụng:
-Dùng để khuyên bảo, động viên( Thôi đừng lo lắng)
- Dùng với mục đích yêu cầu, nhắc nhở.(Cứ về đi. Đi thôi con)
+ Nhận xét ví dụ 2:
+ So sánh 2 câu trong phần trích a&b
b. Mở cửa: Dùng có ngữ điệu( thể hiện qua giọng đọc) của câu cầu khiến với ý nghĩa yêu cầu, đề nghị, ra lệnh.( dùng với nghĩa ra lệnh)
a. Mở cửa: là câu trần thuật, dùng với ý nghĩa thông tin- sự kiện.( dùng với nghiã để trả lời câu hỏi)
+ Tác dụng:
- b. câu mở cửa dùng với nghĩa dùng với nghĩa ra lệnh
a. Câu mở cửa dùng với ý sự kiện dùng với nghiã để trả lời câu hỏi.
* Ghi nhớ: SGK
-Câu cầu khiến:
- Đặc điểm hình thức câu cầu khiến.
II. Luyện tập.
Bài tập: Phân tích các câu cầu khiến về các mặt:
a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương
- Hình thức: có dùng từ cầu khiến: hãy
- Chủ ngữ: câu thiếu chủ ngữ(Lang Liêu)
- ý nghiã câu khi thêm bớt chủ ngữ: Thêm chủ ngữ Lang Liêu ý nghiã câu không thay đổi, nhưng tính chất yêu cầu nhẹ nhàng hơn.
b. Ông giáo hút thuốc đi.
- Hình thức: có dùng từ cầu khiến đi
- Chủ ngữ: câu có chủ ngữ là ông giáo- ngôi thứ 2 số ít
-ý nghĩa thêm bớt chủ ngữ: nếu bớt chủ ngữ đi( ông giáo) câu không thay đổi ý nghĩa nhưng yêu cầu mang tính chất ra lệnh có vẻ kém lịch sự hơn.
c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
- Hình thức: có dùng từ đừng
- Chủ ngữ: chúng ta- ngôi thứ nhất số ít.
- ý nghĩa thêm bớt chủ ngữ: nếu bỏ chủ ngữ chúng ta thì ý nghĩa câu thay đổi vì từ chúng ta bao gồm cả người nói và người nghe( và thay bằng từ các anh- chỉ người nghe)
Bài tập 2: Nhận diện câu cầu khiến và nhận xét hình thức các câu cầu khiến:
+ Các câu cầu khiến:
a.Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
- vắng chủ ngữ, có dùng từ cầu khiến đi
b. Các em đừng khóc.
- Câu có chủ ngữ các em- ngôi thứ hai, số nhiều; có từ cầu khiến đừng
c. Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!
- Câu thiếu chủ ngữ, không có từ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu câu cầu khiến( được biểu thị về mặt hình thứ bằng dấu chấm than)
Bài tập 3: So sánh hai câu văn:
a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
* Giống nhau: đều là câu cầu khiến có chứa từ cầu khiến hãy.
* Khác nhau:
a. Vắng chủ ngữ, có từ cầu khiến và ngữ điệu cầu khiến, ý nghĩa câu mang tính ra lệnh.
b. Câu có chủ ngữ Thầy em- ngôi thứ hai số ít, ý nghĩa câu có tính chất khích lệ động viên
Bài tập 4: Nhận xét cách dùng câu cầu khiến:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh dào giúp cho em một cái gách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang
+ Nguyện vọngcủa Choắt: muốn nhờ Mẹ đào một cái gách phòng thân
+ Suy nghĩ của Choắt: luôntự coi mình là đàn em của Mèn
+ Cách đặt vấn đề nhờ vả( thực chất là yêu cầu, dề nghị): khiêm nhường, kín đáo, mang tính chất thăm dò thái độ của Mèn
+ Nội dung câu cầu khiến được diễn đtj bằng câu nghi vấn có dùng từ Hay là...
+ Cách diễn đạt: phù hợp với vị thế của Dế Choắt và khiến Mèn dề tiếp nhận hơn
D. Củng cố.
- Đọc lại khái niện câu cầu khiến. Nêu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
E. Hướng dần học bài.
- Làm bài tập theo hướng dẫn.
- Chuẩn bị bài: câu cảm thán( đọc vả trả lời các câu hỏi, làm bài tập)
 ****************************
Tiết 83- Tập làm văn Thuyết minh 
Ngày soạn: 3-2 về một danh lam thắng cảnh
Ngày dậy: 12-2
I. Mục tiêu.
* Kiến thức: Học sinh biết cách làm bài thuyết minh, giới thiệu một danh lam, tháng cảnh trên cơ sở chuẩn bị kĩ càng, hiểu biết sâu sắc và toàn diện vể một danh lam, thắng cảnh đó, nắm vững bố cục văn bản thuyết minh về đề tài này.
* Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc sách, tra cứu tài liệu, ghi chép quan sát trực tiếp danh lam, thắng cảnh để phục vụ cho bài viết.
II. Chuẩn bị.
* Giáo viên: Nội dung , sưu tầm một số danh lam thắng cảnh của đất nước ghi chép thành tư liệu( Huế, Phong Nha kẻ bàng, vịnh Hạ Long,...)
* Học sinh: Đọc kĩ bài và tìm đọc qua sách báo, truyền hình một số danh lam, thắng cảnh của đất nước.
III. Tiến trình dậy- học.
A. ổn đinh lớp.
B. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: trình bầy cách thuyết minh một phương pháp, một cách làm?
Câu2: Làm bài tập Thuyết minh cách nấu cơm gạo tẻ?( Trình bầy dàn ý)- 2 học sinh trình bầy
C. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động dậy- học
Nội dung kiến thức cơ bản.
* Học sinh đọc văn bản và trao đổi các câu hỏi đề rút ra nhận xét về thuyết minh một danh lam, thắng cảnh.
* Giáo viên giải thích cụm từ Danh lam, thắng cảnh: là những cảnh đẹp núi, sông, rừng, biển thiên nhiên hoặc do con người góp phần tô điểm thêm( nhân tạo): Vịnh Hạ Long; hồ Ba Bể; Sa Pa;rừng Cúc Phương,...Để làm rõ các danh lam thắng cảnh là nhiệm vụ của các hướng dẫn viên du lịch, học giúp cho du khách hiểu tường tận nơi họ đến tham quam, và thấy yêu hơn vẻ đẹp của non sông đất nước.
* Học sinh trao đổi các câu hỏi gợi ý:
-? Bài thuyết minh làm rõ mấy đối tượng? Các đối tượng có quan hệ với nhau như thế nào?
-? Từ bài thuyết minh hiểu như thế nào về hai đối tượng trên?
-? Vậy muốn làm rõ về các đối tượng cần thuyết minh người viết phải làm gì?( Cần được trang bị những kiến thức về địa lí, lịch sử, văn hoá, văn học, nghệ thuật,...có liên quan dến đối tượng cần thuyết minh. Cần có sự tích ,uỹ kiến thức qua sách báo, phim ảnh, tài liệu. Cần có điều kiện trực tiép đến tận nơi danh lam thắng cảnh đề xem sét, quan sát, học hỏi, tìm hiểu trực tiếp,..
-? Nêu bố cục bài viết? Nhiệm vụ của mỗi phần?Bài văn có bố cục ba phần không? Nếu không cần bổ sung như thế nào.
-? Trình tự sắp xếp của bài viết?( sắp xếp theo không gian, vị trí cảnh vật: hồ-đền-bờ hồ.)
-? Nếu bổ sung và sắp xếp lại có cần thay đổi nhan đề cho bài viết không?( Có thểthay đổi nhan đề như sau: Quần thể Hồ gươm; Chiếc lẵng hoa xinh đẹp của Hà nội; (Con hồ thủ đô( Nguyễn Tuân))
* Giáo viên khái quát vấn đề cho học sinh rút ra ghi nhớ:
- Muốn làm được bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh cần có các kĩ năng gì?( đọc, nghe, xem, hỏi, nghĩ, tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp đối tượng để làm giầu vốn sống,..)
-? Yêu cầu của mộtbài viết gồm mấy phần?( 3 phần mạch lạc, trình bầy theo một trình tự hợp lí)
-?Lời văn khi thuyết minh cần đảm bảo các yêu cầu nào?( chính xác, gợi cảm, kết hợp miêu tả, biểu cảm, kể chuyện, bình luận.)- lấy ví dụ từ bài viết
* Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý từng phần:
- Trình bầy từng phần, bổ sung và hàn thiện ở nhà thành bài viết.
I. Giới thiệu một danh lam, thắng cảnh.
1.Ví dụ: văn bản Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
2. Nhận xét:
+ Đối tượng: Hồ Hoàn Kiếm và dền Ngọc Sơn; có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau.Đề Ngọc sơn toạ lạc trên hồ Hoàn kiếm
+ Nội dung thuyết minh:
- Đền Ngọc Sơn: nguồn gốc và sơ lược quá trình xây dựng đền, vị trí cấu trúc đền.
-Hồ Hoàn kiếm; nguồn góc hình thành, sự tích tên hồ.
+ Kiến thức: địa lí, lịch sử, văn học, nghệ thuật,...liên qua đến nguồn gốc, kiến trúc của đối tượng,..
+ Bố cục văn bản: 3 đoạn- không tưong ứng với ba phần mở bài, thân bài, kết bài vậycần bổ sung theo cách sau:
-Phần mở bài: Giới thiệu , dẫn khách có cái nhìn bao quát về quần thể kiến trúc danh lam thắng cảnh Hồ hoàn kiếm và đền Ngọc sơn.
-Phần thân bài; - đoạn 1 và đoạn 2
Giới thiệuHồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
Bổ sung thêm về vị trí, diện tích hồ, độ sâu theo mùa, cầu Thê Húc, nói kĩ hơn về tháp rùa, quang cảnh quanh hồ,...
-Phần kết bài: đoạn 3, bổ sung thêmbài học về giữ gìn và tôn tạo thắng cảnh
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập.
Bài tập: Xây dựng dàn ý cho văn bản trên, theo nội dung đã bổ sung.
A. Mở bài: Giới thiệu khái quát Hồ và Đền, nhận xét chung.
B. Thân Bài:
+ Giới thiệu chung quần thể danh lam hồ,đền.
+ Giới thiệu hồ Hoàn kiếm( vị trí, diện tích, nguốn gốc, tên gọi,...)
+Giới thiệu đền Ngọc  ... i tài, trọng lẽ phải
+ Thái độ của tác giả: đề cao đạo học, tin ở đạo học, kì vọng về tương lai.
** Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập.
Bài tập: Viết đoạn văn nêu nhận xét về phép học được tác giả đặt ra trong bài.
D. Củng cố.
- Đọc văn bản, nêu chủ đề.
- Giáo viên giới thiệu thêm một số bản tấu của các tác giả: Chu Văn An,...
E. Hướng dẫn học bài: 
- Đọc và học thuộc một phần văn bản.
- Chuẩn bị: Thuế máu.
 *****************
Tiết 102- Tập làm văn Luyện tập
Ngày soạn: 8-3 Xây dựng và trình luận diểm
Ngày dậy: 17- 3
I. Mục đích.
* Kiến thức:Củng cố kiên thức về luận điểm và cách triển khai luận diểm thành đọan văn. Vận dụng vào tìm ý, sắp xếp ý trình bầy luận điểm.
* Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm ý, viất đoạn, văn bane.
II. Chuẩn bị.
* Giáo viên: Nội dung, phương pháp, một số bài tập
* Học sinh: Ôn tập cách làm, làm bài tấpGK.
III. Tiến trình dậy- học.
A. ổn định lớp.
B. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong luyện tập viết đoạn.)
C. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động dậy- học
Nội dung kiến thức cơ bản
* Học sinh đọc các luận diểm và trao đổi tìm ra luận điểm phù hơph và triển khai thành đoạn.
- Nhận xét hệ thống lụn điểm trong bài tâp đã đẩm bảo ywu cầ chư?
- ? Có cần điều chỉnh sắp xếp lại không?
- ? Cách trình bày luận điểm ấy học tập cách viết của tác giả nào?
* Học sinh vàn dụngcách trình bầy luận điểm đẻ làm bài tập.
- Đọc các ccâu dùng làm rõ luận điểm, và chọn những câu phù hợp cho đoạn văn làm rõ luận điểm.
- Tự nêu thêm những luận cứ khác?( NHưng đáng tiếc một số bạn học sinh trong lớp chưa thấy hết những tác dụng của việc học; Một số bạn còn nói công khai chúng ta đang là tuổi vui chơi, cần gì phải học,.....)
* Học sinh tự sắp xếp lại các ý và trình bày miệng phần bài làm cuả mình.
I.Trình bầy luận điểm.
1. ví dụ: Các luận điểm.
2. Nhận xét.
- Hệ thống luận điểm đạt yêu cầu.
 Luận điểm cính là e: Các bạn ấy chưa thấy rằng, bay gời càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
 Học tập cách viết của Trần Quốc Tuấn trong bài Hịch tướng sĩ.
 Cách nêu phù hợp, thông minh, sáng tạo.
II. Luyện tập.
Bài tập: Chuyển luận điểm thành đoạn.
a Luận diểm: Các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
- Luận cứ: C1, C3
b. Sắp xếp các luận cứ theo trình tự hợp lí.
D. Củng cố.
Nêu cách trình bầy luận điểm và nêu các sắp xếp luận điểm.
Nhận diện luận điểm chính trong văn bản Bàn về phép học của Nguyễn Thiếp.( Kuận điểm cuối bài)
E. Hướng dẫn học bài.
Học và nắm cchs trình bỳ luần điểm. Làm bài tập.
Chuẩn bị Viết bài tập làmvăn số 6.( Ôn cách làm bài nghị luận và tìm hiểu các đề bài hướng dẫn t5ong sách giáo khoa).
 *****************************.
Tiết 103+ 104- Tập làm văn Bài viết số 6
Ngày soạn: 10- 3 Văn nghị luận
Ngày dậy: 21-3
I.Mục tiêu.
* Kiến thức: Vận dụngmkiến thức văn nghị luận vào làm bài tổng hợp: Biết chứng minh một vấn đề văn học hoặc một vấn đề xã hội. 
* Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài: Cách làm bài, viét câu đoạn xây dựng luận điểm, tạo bài ngghị luận.
II. Chuẩn bị.
* Giáo viên: CHuẩn bị đề bài, các yêu cầu, hướng dẫn chuẩn bị làm bài.
* Học sinh: Ôn tập cách làm bài nghị luận, chú ý cách trình bầy luận điểm và tạo lập đoạn văn xây dựng luận điểm.
III. Tiến trình dậy –học.
A.ổn định lớp:
B.Kiểm tra bài cũ.( Không kiểm tra)
C. Tổ chức họat động.
Hoạt động dậy- học
Nội dung kiến thức cơ bản.
* Giáo viên nêu đề bài và yêu cầu về viết làm bài trên lớp
+ Học sinh nêu nhận xét về yêu cầu nội dung và hình thưc từ đó thực hiện các bước làm bài.
* Tìm hiểu đề- Nội dung- kiểu bài- vấn đề nghị luận.
* Giáo viên nêu lại ywu cầ về nội dung và hình thức cho học sinh đối chiếu với ý đẫ tìm để xây dựng dàn ý.
* Phần dàn ý học sinh làm vào vở ghi, sau đó đối chiếu triển khai thành văn bản.
I. Đề bài.
Từ bài Bàn về phép học của Nguyễn THiếp, hãy viết bài trình bầy suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa “học và hành”.
II. Yêu cầu.
* Nội dung.
- Nêu rõ được mối quan hệ giữa học và hành.
- Trình bầy lần lượt các luận điểm làm rõ luận đề.
- Các luận điểm có nội dung hướng vào luận đề và làm rõ luận đề.
* Hình thức:
- Bố cục ba phần bài rõ ràng.
- Thực hiện được liên kết hình thức.
- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
III. Dàn ý.
A. Mở bài: 
- Giới thiệu vấn đề
- Trích dẫn nội dung nghị luận: học đi đôi với hành.
B. Thân bài.( lần lượt trình bầy từng luận điểm.)
* Luận điểm 1: ( Giải thích các từ ngừ làm rõ câu hỏi : Thế nào là học và hành.)
Học là gì
Hành là gì
* Luận điểm 2: Học và hành để làm gì?( mục đích của việc học)
- Học để làm gì? Học như thế nào
- Quan niệm vè việc học.
* luận điểm 3: Phương páp học.
- Học trong cuộc sông
- Học trong sách vở,...
* Luận điểm 4: Tác dụng của học và hành.
- Với bản tyân, gia đình.
Với đất nước
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Nêu suy nghĩ về vấn đề.
III. Biểu điểm( 10 điểm)
- ĐIểm 9-10: Đạt các yêu câu, viết có sưvs thuết phục, lập luận chặt chẽ.
- Điểm 7-8: đạt các yêu cầu, viết còn đôi chỗ lúng túng, chua thật lô gíc.
+ Điểm 5-7: Nêu được các yêu cầu, viết chưa sâu sắc, còn hời hợt, lủng củng.
+ Điểm 3- 4: Hiểu yêu cầu, chưa làm rõ các nội dung, trình bầy chưa rõ.
+ Điểm 1-2: Nêu được vấn đề, viết chưa dtj các yêu cầu về nội dung và hình thức.
D. Củng cố:
Nhận xét đánh gía giờ làm bài.
THu bài.
E. Hướng dẫn học bài.
Ôn tập lại cách làm bài nghị luận.
Chuẩn bị bài: Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
 ****************
Tiết 105+ 106- Văn học Thuế máu ( Nguyễn ái Quốc)
Ngày soạn: 10-3 ( Trích chương I “ Bản án chế độ thực dân pháp”)
Ngày dạy: 20-3
I. Mục tiêu.
* Kiến thức: Hiểu được bản chất độc ác của thược dân; giả hân giả nghĩa,...qua việc dùng người bản xứ làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình. Hình dung được số phận bi thảm của người bị bóc lột thuế màu theo trình tự kết án của tác giả. Thấy rõ tính chiến đáu, cách mạng sâu sắc của ngòi bút lập luận sâu sắc.
* Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn chính luận, ttìm hiểu và phân tích nghệ thuật trào phúng, yếu tố biểu cảm trong phóng sự chính luận.
II. Chuẩn bị.
* Giáo viên: Nội dung văn bản, hoàn cảnh lịch sử đất nước những năm đầu thế kỉ 20. Nội dung về tác phẩm.
* Học sinh: Đọc văn bản và tóm tắt hệ thống luận diểm trong bài.
III. Tiến trình dậy- học.
A. ổn định lớp.
B. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Trình bầy vấn đề được bàn trong văn bane Bàn về phép học?
Câu 2: Trình bầy đoạn văn nêu nhận xét về phép học tác giả trình bầy trong bài.
C. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động dậy- học
Nội dung kiến thức cơ bản
* Học sinh trình bầy tác giả theo nội dung đã học ở lớ 6, 7,8. Có thể kể thêm về qjãng thời gian Bác sống làm việc ởcác nước Âu Mĩ,...
* Học sinh dựa vào phần chú thích nêu về tác phẩm: Thể loại. Nội dung chính,..
- Hiểu về nhan đề bài viết:THuế máu: Nhằm phê phán thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn, bộc lộ quan điểm của tác giả.
* Học sinh nhận xét về các mục trong bài và lần lượt đọc từng phần:
- Chiến tranh và người bản xứ.
- Chế độn lính tình nguyện
- Kết quả của sự hi sinh.
* Học sinh đọc phần chú thích và nêu thêm cách hiểu nghĩa một số từ khác: 
* Học sinh căn cứ vào cấu trúc văn bản để nêu luận điểm chính của từng phần?
- Hãy đọc kĩ phần I và thảo luận: 
Thái độ của thực dân đối dân bản xứ như thê nào ở mỗi giai đoạn: Chưa có chiến tranh; Chiến tranh nổ ra ?
- Học sinh lần lượt trình bầy từng ý và nhận xét chung về thái độ của thực dân với dân bản xứ?
- Nhận xét cách lập luận của tác giả.( Tương phản)
- ?Phân tích và làm rõ nguyên nhân của sự thay đổi đó?
* Học sinh đọc đoạn:Nhưng họ đã phải trả,...đến hết phần I:
- ? Trái với những lời hoa mĩ, hào nhoáng tác giả đã miêu tả rõ số phận của người dân bản xứ như tthế nào trong chiến trang vui tươi ở tiền phương và hậu phương?
* Học sinh thảo luận về những số liệu cuối bài:
-? Đọc những con số thống kê cuối bài em có suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến tranh vui tươi.
* Giáo viên khái quát: trong phần I Tác giả đã làm rõ được khái niệm cuộc chiến tranh vui tươi và hậu qủ của nó bằng lập luận tương phản về thời gian, không gian, thái độ để làm rõ tính chất phi nghĩa của chiến tranh thực dân gây ra cho người bản xứ.( Thế chiến I 1914-1918.
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả: Học sinh trình bày lại nội dung đã học về tác giả)
2. Tác phẩm.
-Xuất xứ: Viết khi Bác đang hoạt động taị Pháp và một số nước châu Âu. Bác viết bằng tiếng Pháp và in tại Pháp 1925, tại Hà Nội 1946. Tác phẩm gồm12 chương và phần phụ lục. Đoạn trích thuộc chương I. Các nhan đề là của tác giả.
- Thể loại: Phóng sự- chính luận.( chính luận là chủ yếu.
- Nội dung Chính:Tố cáo và kết án chủ nghĩa thực dân pháp đối với các nước thuộc địa á- Phi, bước đầu vach ra con đường cách mạng đấu tranh giải phóng, giành độc lập, tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản.
- Kết hợp nhièu giọng đọc: Giọng chắc, chậm, dứt khoát, có chút mỉa mai, châm biến, khi đau xót, đồng cảm, khi bác bỏ mạnh mẽ.
2. Chú thích.
- Bản xứ: Xứ thuộc địa
- Tạp dịch: Việc lao động năng nhọc, bẩn thỉu mà người dan phải làm không công cho các chủ thực dân, phong kiến .
- Huynh đệ tương tàn:Thành ngữ gần nghĩa: nồi da nấu thịt.
- Quả phụ: Goa phụ- người phụ nữ chồng chết.
3. Bố cục: 3 Phần- các tiêu đề do tác giả đặt.
4. Phân tích.
a. Chiến tranh và người bản xứ.
* Thái độ của thực dân:
+ Trước chiến tranh: Trước 1914 gọi dân bản xứ là An- nam - mít bẩn thỉu, chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị.
 Coi người dân bản xứ là giống người ngu si, bẩn thỉu, chỉ đáng làm tay sai, đầy tớ, nô lệ; thậm chí được coi là người mà gần với súc vật. 
 Chúng tự coi mình tự có cái quyền vô lí, vô nhân đó.Từ An nam mít, mọi đen hàm chứa tát cả sự coi thường, khinh bỉ, kăng nhục. Từ Người bản xứ đặt trong dấu ngoặc kép đã hàm chứ điều đó
+ Khi chiến tranh xẩy ra:
- Dân bản xứ được coi là con yêu, bạn hiền, những chiến sĩ bảo vệ công lí tự do
 Thái độ thay đổi 180 độ, các danh từ mĩ miều được dùng. Nhưng đó chỉ là một thủ đoạn lừa mị dân một cách rẻ tiền và vụng về để che lấp bản chất tàn bạo, đọc ác của thực dân Pháp.
* Số phận dân bản xứ.
+ Nơi chiến trường.
- Đột ngột phải xa lìa vợ con, rời bỏ manh r đất,... đi phơi thây trên các chiến trường,...
- Phải chứng kiểntò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi
- Một số bị bỏ xác tại miền hoang sơ,...
+ở hậu phương.
- Kiệt sức trong các xưởng thuốc súng
bị nhiễm độc, khạc ra từng miếng phổi
+ Kết qủa: 
- Bẩy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên nước Pháp.
- 8 vạn không bao giờ trông thấy mặt trời quê hương.
 Hai con số Chính xác hơn 10% số người bản xứ đẫ thiệt mạng trên các chiến trường, đã góp phần tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, gây lòng căm thù, phẫn nộ rong quảng đậi các dân tộc thuộc địa.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 8-TIET 82 - 106-.doc