Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 80: Văn bản Quê hương - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 80: Văn bản Quê hương - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: Tình yêu quê hương đằm thắm

- Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng tha thiết

2. Kĩ năng

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.

- Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ.

3. Thái độ

 Tình yêu quê hương sâu sắc trong mỗi con người

II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp.

2. Kĩ năng tư duy sáng tạo

3. Kĩ năng lắng nghe tích cực

4. Kĩ năng hợp tác

5. Kĩ năng quản lí thời gian

 

doc 6 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 6955Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 80: Văn bản Quê hương - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/ 01/ 2011
Ngày giảng: 12/ 01 / 2011
Bài 19
Tiết 80 văn bản: quê hương
 Tế Hanh
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: Tình yêu quê hương đằm thắm
- Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng tha thiết
2. Kĩ năng
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.
- Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ.
3. Thái độ
 Tình yêu quê hương sâu sắc trong mỗi con người
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp.
2. Kĩ năng tư duy sáng tạo
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng hợp tác 
5. Kĩ năng quản lí thời gian
III. chuẩn bị
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Đọc sáng tạo, phân tích và bình giảng, nêu vấn đề ( động não, nêu câu hỏi); thảo luận nhóm( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
H. Đọc 20 câu thơ đầu của bài thơ và nêu giá trị nghệ thuật mà văn bản thể hiện tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy
- HS đọc đúng 20 câu thơ
- Nội dung và nghệ thuật:
- sử dụng thể thơ phù hợp: giọng trữ tình, thống thiết, kết hợp tự sự với biểu cảm, thể thơ truyền thống tương đối phong phú về nhịp điệu
- nỗi đau mất nước ý chí phục thù
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động ( 1’)
 Tế Hanh có mặt trong phong trào thơ mới ở chặng cuối ( 1940- 1945) ngay từ những sáng tác đầu tay hồn thơ lãng mạn của ông đã gắn bó với làng quê.Sau này thơ Tế Hanh mở rộng đề tài, nhưng được biết đến nhiều nhất vẫn là những bài thơ viết về quê hương của ông. Có thể nói Tế Hanh là nhà thơ của Quê hương mà bài thơ Quê hương là sáng tác mở đầu đầy ý nghĩa
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1: đọc - hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Đọc đúng và diễn cảm văn bản
- Trình bày những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm
- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: Tình yêu quê hương đằm thắm
- Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng tha thiết
HD học sinh đọc văn bản: giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết
- GV đọc mẫu, học sinh đọc
- Gv nhận xét và uốn nắn
H.Nêu những nét cơ bản về tác giả?
- HS trả lời, gv chốt
H. Nêu xuất xứ tác phẩm
 - HS trả lời, Gv chốt: tác giả viết bài thơ khi đang học xa nhà
H. Theo em chú thích nào là quan trọng và khó? Vì sao?
H. Bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
4 phần
+ Khổ 1: giới thiệu chung về làng quê
+ Khổ 2: cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
+ Khổ 3: cảnh thuyền cá trở về 
+ Khổ 4: Nỗi nhớ quê hương quê của tác giả
H. Đọc hai câu thơ đầu khổ thơ em có nhận xét chung gì về lời giới thiệu về làng quê của tác giả?
- Lời giới thiệu tự nhiên mộc mạc mà giản dị, nêu rõ nghề nghiệp của làng, vị trí của làng chài sống chung với nước, nước vây quanh làng, đi một ngày sông mới ra đến biển.
- HS đọc khổ 2
H. Người dân làng chài đI đánh cá trong hoàn cảnh nào?
- vào buổi sáng: trời trong, gió mát
H.Em có nhận xét gì về thời tiết hôm ấy?
- Thời tiết đẹp, thuận lợi cho việc ra khơI đầy hứa hẹn một ngày
- GV đọc hai câu thơ tiếp:
“ Chiếc thuyền giang”
H.giải thích “ tuấn mã”
H.trong câu thơ tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? có những từ ngữ nào đáng chú ý? Tác dụng
- Hình ảnh so sánh “chiếc thuyền, tuấn mã”, động từ, tính từ “ hăng vượt” diễn tả vẻ dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi làm toát lên sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt một vẻ đẹp tươi sáng, hùng tráng đầy hấp dẫn
GV: 4 câu thơ đầu của khổ 2 vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống
- đọc 2 câu thơ cuối: “ Cánh buồm góp gió”
H. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ trên?
- H/a so sánh “ cánh buồm/ mảnh hồn làng”
ẩn dụ: mảnh hồn làng chính là sức sống, linh hồn của làng chài
H.Theo em hình ảnh ấy đẹp và ấn tượng như thế nào?
GV: H/a cánh buồm no gió giữa biển khơi vốn quen thuộc trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng t/g đã nhận ra đó chính là biểu hiện của linh hồn làng chài. Cánh buồm trắng căng phồng lướt trên sóng biển như mảnh hồn làng chài mạnh khỏe vô tư, căng đầy sức sống trong niềm vui lao động
H.Em có nhận xét chung gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong cả đoạn thơ và tác dụng?
chú ý 4 câu thơ đầu của khổ 3
H. Qua những câu thơ ấy toát lên không khí lao động như thế nào? chỉ ra những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu?
- H/a: ồn ào, tấp nập, những con cá tươi ngon..
H. Câu thơ “ Nhờ ơn trờiđầy ghe”
- cuộc sống của người dân làng chài đầy ắp niềm vui sự sống
H. Câu thơ “ dân niềm biểnxa xăm” tả gì?
- tả người dân làng chài sau chuyến ra khơi
H.Em có nhận xét gì về cách tả người dân chài trong hai câu thơ ấy?
- câu thơ đầu được tả chủ yếu bằng thị giác, câu thơ sau được tả bằng tâm hồn và cảm quan lãng mạn của nhà thơ, câu đầu là tả thực câu sau là sáng tạo.
H. Những câu thơ ấy giúp ta cảm nhận như thế nào về người dân làng chài?
- Người dân làng chài nước da ngăm nắng gió biển khơi thân hình vạm vỡ rắn rỏi, thắm đẫm vị mặn mòi, nồng tỏa vị xa xăm của biển khơi
H. Hình ảnh con thuyền sau chuyến ra khơi được tác giả diễn tả qua những câu thơ nào?
- 2 câu cuối của khổ 3
H. Trong hai câu thơ ấy tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? tác dụng?
- Biện pháp nghệ thuật nhân hóa, gợi hình dáng con thuyền như con người đang mệt mỏi sau những ngày lao động cất vả nhưng say sưa hài lòng với những thành quả đạt được. Không những thế cũng như con người nó còn được chất muối mặn của biển thấm dần trong thớ vỏ, trong thớ gỗ của mình.
H.Em nhận xét chung gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong các khổ thơ trên và tác dụng?
- Người dân làng chài khỏe khoắn yêu đời, yêu lao động chăm chỉ. Cuộc sống đầy ắp niềm vui
H, Trong xa cách nhà thơ nhớ đến những gì của quê hương ? tìm chi tiết?
- Màu xanh nước biển, cá bạc, con thuyền, cánh buồm, mùi vị biển
H.Em có nhận xét gì về những hình ảnh đó?
- đó là những h/a quen thuộc đặc trưng của quê hương tác giả
H. Tại sao tác giả lại nhớ nhất cái mùi nồng nàn của quê hương?
- đó là mùi nồng nàn đặc trưng của quê hương lao động, cáI hương vị riêng biệt mà quyến rũ đối với những con người vô cùng yêu quý quê hương mình
- GV liên hệ: một số h/a bếp lửa, giếng nước cây đa
- GV bình: nỗi nhớ quê hương cứ hiện lên thường trực tâm trí chàng trai trẻ khi xa quê, tác giả nhớ đến những vật quen thuộc mà bình dị, tiêu biểu của làng quê, nhưng có lẽ hình ảnh mà tác giả nhớ nhất đó là mùi nồng nàn của gió biển, muối biển, của con thuyền, của người dân chài đánh cá , chính vì thế hình ảnh quê hương trong bài thơ không buồn bã, hui hắt như nhiều bài thơ mới mà thật tươi sáng, khỏe khoắn và mang đầy hơi thở của sự sống, của niềm vui lao động
H.Qua khổ thơ cuối em nhận xét gì về nỗi nhớ và tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Hoạt động 2.rút ra ghi nhớ
* Mục tiêu
- Trình bày được nghệ thuật và nội dung của văn bản
H. Em có nhận xét chung gì về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
- Sáng tạo nên những h/a của cuộc sống lao động thơ mộng.
- Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng lãng mạn như 4 câu cuối ở khổ 2,3
- sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại
- Tình yêu quê hương đằm thắm và tha thiết
- HS đọc ghi nhớ
- GV khái quát và chốt
H. Thông qua văn bản em rút ra ý nghĩa gì?
- Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển
Hoạt động 3. Luyện tập
* Mục tiêu
- Đọc thuộc lòng diễn cảm khổ 1+2 bài thơ
H. Học sinh đọc thuộc lòng diễn cảm khổ 1+2 bài thơ
- HS nhận xét
- GV nhận xét ý thức học tập và uốn nắn cách đọc
27’
5’
4’
I. Đọc và thảo luận chú thích
1.Đọc
2.Thảo luận chú thích
a. Chú thích *
-Tác giả
+ Tế Hanh(1921- 2009)
 đến với phong trào thơ mới khi phong trào này đã có nhiều thành tựu.
+ Tình yêu quê hương tha thiết là điểm nổi bật trong thơ Tế Hanh.
- Tác phẩm
được in tron tập Nghẹn ngào ( 1939) sau in lại trong tập Hoa niên( 1945)
b.Các chú thích khác
1, 2, 4
II. Bố cục
4 phần
III. Tìm hiểu văn bản
1. cảnh dân làng chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
 Bằng lời thơ bình dị nghệ thuật so sánh, ẩn dụ tác giả giới thiệu về làng chài là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống
2.Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến
- Không khí lao động tấp nập, đầy ắp niềm vui và sự sống
- Hình ảnh dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn, trở nên có tầm vóc phi thường, mang vẻ đẹp và sự sống nồng nhiệt của biển cả
- Hình ảnh con thuyền được nhân hóa như một phần sự sống lao động ở làng chài gắn bó với con người
 *Bằng nghệ thuật miêu tả tác giả cho thấy cuộc sống lao động vất vả và niềm vui hạnh phúc bình dị của người dân làng biển
3. Nỗi nhớ quê hương của tác giả
 Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực chân thành, tha thiết, sự gắn bó thủy chung với quê hương của tác giả.
IV.Ghi nhớ
- NT
- ND
V. Luyện tập
4. Củng cố ( 1’)
Gv khái quát lại nội dung và nghệ thuật bài thơ
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
- Học thuộc lòng bài thơ, phần ghi nhớ sgk
- Viết đoạn văn ngắn về quê hương
- Chuẩn bị bài: Khi con tu hú
* đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi sgk

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 80.doc