Giáo án Ngữ văn 8 tiết 78: Khi con tu hú - Tố Hữu

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 78: Khi con tu hú - Tố Hữu

Tuần 20

Tiết 78 :KHI CON TU HÚ

 Tố Hữu

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Giúp HS cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.

II.LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Bài cũ:

-Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Đây là bài thơ tả cảnh hay tả tình(trữ tình)? Vì sao?

-Hình ảnh nào trong bài thơ gây cho em ấn tượng và xúc động nhất?Vì sao?

 A.Cánh buồm trắng giương to như mảnh hồn làng

 B.Chiếc thuyền nhẹ, hăng như con tuấn mã

 C.Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

 D.Con thuyền nằm im nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 78: Khi con tu hú - Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Tiết 78 :KHI CON TU HÚ
 Tố Hữu
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Giúp HS cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
II.LÊN LỚP
1. Ổn định
2. Bài cũ:
-Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Đây là bài thơ tả cảnh hay tả tình(trữ tình)? Vì sao?
-Hình ảnh nào trong bài thơ gây cho em ấn tượng và xúc động nhất?Vì sao?
 A.Cánh buồm trắng giương to như mảnh hồn làng
 B.Chiếc thuyền nhẹ, hăng như con tuấn mã
 C.Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
 D.Con thuyền nằm im nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1
?Nêu vài nét sơ lược về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Hoạt động 2
Hướng dẫn đọc:6 câu đầu: giọng vui, náo nức, phấn chấn
4câu cuối:giọng bực bội.
?Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
?Tìm bố cục của bài thơ? Nêu chủ đề từng đoạn?
Phân tích 6 câu thơ đầu:
?Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? Tiếng chim tu hú tác động thế nào đến tâm hồn người chiến sĩ trẻ đang bị giam cầm?
?Mùa hè hiện ra như thế nào mà có một sức mạnh lớn lao như thế? Chúng ta cùng tìm hiểu bức tranh mùa hè nhé!
HS đọc lại Đ1, GV dùng tranh dẫn dắt HS cảm thụ.
?Nhà thơ đã lựa chọn những chi tiết, hình ảnh nào để miêu tả cảnh mùa hè?
?Em có nhận xét gì về nhũng chi tiết, những từ ngữ mà nhà thơ dùng để miêu tả?
Cảm nhận chung của em về bức tranh mùa hè này là gì?
Yêu cầu HS thảo luận-trình bày
GV b/g: Tác giả đã lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh thơ rất đặc sắc, tiêu biểu cho mùa hè ở làng quê Việt Nam. Những câu thơ lục bát nghe rạt rào sự sống: Đó là những cánh đồng lúa chín vàng, trái cây đượm ngọt trong vườn rộn tiếng ve ngân, đó là nhũng vạt bắp rây vàng, với những tiếng chim tu hú gọi bầy, với bầu trời xanh biếc, cao lồng lộng để cho những cánh diều sáo thoả sức nhào lộn giữa từng không mênh mông.
-Tất cả đều chan hoà ánh nắng, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị làm cho bức tranh mùa hè tràn đầy sức sống và thật khoáng đạt.
?Tác giả có trực tiếp quan sát để miêu tả không? Theo em bức tranh mùa hè này có ý nghĩa gì?
GV d/g: Điều đặc biệt ở đây là tác giả không trực tiếp quan sát. Vì bị giam trong bốn bức tường nhà lao, tác giả chỉ có thể liên hệ với cuộc sống bên ngoài bằng những âm thanh. Trong bài Tâm tư trong tù, Tố hữu có viết:
 Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức.
-Ở đây tiếng chim tu hú đã làm bừng dậy trong trí tưởng tượng của người tù cả một mùa hè sôi động. Đó là hình ảnh của quê hương yêu dấu, là hình ảnh của cuộc sống tự do. Chỉ có những người gắn bó với quê hương, yêu cuộc sống tự do mới có sự rung động đến thế. Bức tranh mùa hè chỉ hiện ra trong tâm tưởng mà rất cụ thể, rất sinh động. Nó biểu hiện lòng yêu đời, yêu tự do và hết sức gắn bó với quê hương, với đất nước của nhà thơ.
GV: Vậy cuộc sống tự do sôi động và phóng khoáng của mùa hè tác động đến tâm trạng của người tù ra sao, tìm hiểu phần 2
GV chốt cho HS ghi bài
HS đọc lại đoạn cuối
?Cuộc sống tự do, sôi động và phóng khoáng của mùa hè tác động đền tâm trạng của người tù như thế nào?
?Ý thức hành động "muốn đạp tan phòng" của người tù nói lên điều gì về Tố Hữu?
?Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú, kết thúc bài thơ cũng là tiếng chim tu hú. Em hãy so sánh sự khác biệt và ý nghĩa của những tiếng chim này?
 HS thảo luận-trình bày
GV chốt cho HS ghi bài
Hoạt động 3
?Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
HS thảo luận-trình bày
?Có thể đặt cho bài thơ những nhan đề khác được không?
A.Khúc hát tự do
B.Hè dậy trong lòng
C.Aâm thanh bừng thức
D.Tiếng chim giục giã
H/s đọc chú thích *
H/s đọc bài thơ và tìm hiểu một vài chú thích
-thơ lục bát
-2 đoạn:
+Đ1: 6 câu đầu: Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng
+Đ2: 4 câu còn lại: Tâm trạng người tù cách mạng
-Nhan đề bài thơ rất trữ tình, giàu khêu gợi. Đó chỉ là một trạng ngữ chỉ một thời điểm, nó gợi ra những gì đang diễn ra trong thời điểm đó. Và nó là mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ.
-Tiếng chim tu hú là âm thanh báo hiệu hè về. Tiếng chim tu hú làm bừng dậy cả một mùa hè sôi đội trong tâm hồn tác giả:
 Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
-Lúa chiêm đang chín
-Trái cây ngọt dần
-Vườn xanh râm mát
-Bắp rây vàng hạt
-Nắng hồng tươi rực rỡ
-Trời xanh mênh mông
-Diều sáo bay lượn
-Tiếng chim, tiếng ve râm ran, rộn rã
 Bức tranh mùa hè tràn đầy sức sống
-Tác giả không trực tiếp quan sát 
-Bức tranh phong cảnh mùa hè đầy sức sống tự do và khoáng đạt đối lập với cảnh tù túng, ngột ngạt trong nhà lao. Càng say mê tưởng tượng cuộc sống bên ngoài, càng khao khát cuộc sống tự do, nhà thơ càng căm uất, bức bối. Sự ngột ngạt tù túng cùng với sự phẫn uất thôi thúc nhà thơ hành động:"muốn đạp tan phòng".
-Mở đầu là tiếng chim tha thiết gọi đàn. Tiếng chim tượng trưng cho mùa hè, tiếng chim khơi dậy một mùa hè sôi động trong tâm tưởng của tác giả.
-Tiếng chim ở cuối bài là tiếng kêu nhức nhối, thúc giục người tù hành động. Tiếng chim tu hú đã trở thành tiếng gọi của đồng chí đồng đội, của cuộc sống tự do, nó âm vang trong suốt cả bài thơ và còn vang mãi trong lòng người đọc.
-Tiếng chim tu hú khơi nguồn cảm xúc
-Giọng điệu thơ tự nhiên khi tươi sáng, khi dằn vặt, sôi trào trong thể thơ lục bát truyền thống mềm mại, uyển chuyển.
HS đọc mục ghi nhớ,SGK,T20
I.TÁC GIẢ-TÁC PHẨM
II.TÌM HIỂU BÀI THƠ
1.ĐỌC-TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
2.Bố cục: 2 đoạn
3.Phân tích
a.Bức tranh mùa hè
-Tác giả đã sử dụng những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, nhiều động từ, tính từ rất gợi cảm miêu tả một mùa hè rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, rộn rã âm thanh, không gian khoáng đạt tràn đầy sức sống
b.Tâmtrạng người tù
Ngột ngạt tù túng, phẫn uất "muốn đạp tan phòng"
Tinh thần phản kháng mãnh liệt, khát khao cuộc sống tự do.
III.TỔNG KẾT
GHI NHỚ SGK
 4.Củng cố:
 Đọc diễn cảm lại bài thơ và nêu chủ đề của bài thơ
 5.Dặn dò:
 Về nhà học thuộc bài thô và phân tích lại bài thơ
 Soạn bài: Câu nghi vấn(tiếp)
 - Xét các VD trong SGK để rút ra khái niệm
 -Làm các bài tập trong SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 78-20.doc