Giáo án Tuần 30 - Ngữ văn 8

Giáo án Tuần 30 - Ngữ văn 8

KIỂM TRA VĂN

A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài kiểm tra, HS sẽ:

1- Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức văn học đã học ở lớp 8

2- Kĩ năng: Rèn kĩ kĩ năng diễn đạt và làm văn.

3- Thái độ: HS có ý thức làm bài kiểm tra nghiêm túc, tự giác, trung thực.

B- Chuẩn bị:

- GV: Khung tiêu chí để kiểm tra. Ma trận hai chiều. Đề bài. Đáp án.

- HS: Học bài cũ, chuẩn bị kiến thức, đồ dùng học tập đầy đủ để làm bài kiểm tra.

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:

HĐ 1- Ổn định:

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 30 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Tiết 113
Soạn: 25 / 3 / 2009
Dạy: 01 / 4 / 2009
Kiểm tra văn 
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài kiểm tra, HS sẽ:
1- Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức văn học đã học ở lớp 8 
2- Kĩ năng: Rèn kĩ kĩ năng diễn đạt và làm văn.
3- Thái độ: HS có ý thức làm bài kiểm tra nghiêm túc, tự giác, trung thực.
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Khung tiêu chí để kiểm tra. Ma trận hai chiều. Đề bài. Đáp án.
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị kiến thức, đồ dùng học tập đầy đủ để làm bài kiểm tra.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
HĐ 1- ổn định: 
8A
8D
HĐ 2- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
8A
8D
HĐ 3- Bài mới: 
I – Ma trận hai chiều 
II - Đề bài: Đề chẵn, đề lẻ 
III - Đáp án – Thang điểm.
HĐ 4 – Củng cố: 
+ GV thu bài, nhận xét, cho điểm tiết kiểm tra.
HĐ 5: Hướng dẫn về nhà:
+ Nhớ lại và làm bài kiểm tra vào vở bài tập.
+ CBBM: Lựa chọn trật tự từ trong câu
Ma trận đề kiểm tra Văn – Tiết 113
Lĩnh vực kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
 VB “Quê hương”/ “ Nhớ rừng”:
Câu 1
 0,5đ
VB “ Ông đồ”
Câu 2 
 0,5đ
VB “ Tức cảnh Pác Bó”:
Câu 3
 0,5đ
“Quê hương” ( Tích hợp TV )
Câu 4
 0,5đ
VB “Hịch tướng sĩ”
Câu 5
 0,5đ
VB “ Thuế máu” ( Tích hợp TLV )
Câu 6
 0,5đ
Thể văn
Câu 7
 2đ
Tức cảnh Pác Bó / Quê hương
Câu 8
 5 đ
Tổng số : 8 câu
2
4
1
1
Tỷ lệ %
10%
20%
20%
50%
10%
40%
50%
đề kiểm tra môn Văn lớp 8 
 Đề chẵn
I - Phần trắc nghiệm: Trả lời các câu hỏi bằng cách viết chữ cái đứng đầu đáp án đúng nhất vào “Bảng trả lời câu hỏi trắc nghiệm”
Câu 1: Câu thơ sau nằm trong bài thơ nào, tác giả là ai ?
“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ / Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi”
A- “ Quê hương” – Thế Lữ	B- “ Nhớ rừng” – Tế Hanh
C- “Ông đồ” – Vũ Đình Liên	D- “ Quê hương” – Tế Hanh
Câu 2: Dòng nào sau đây phản ánh đúng nhất tình cảm của tác giả Vũ Đình Liên gửi gắm trong hai câu thơ cuối của bài thơ “Ông đồ” ?
A- Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa
B- Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hóa truyền thống
C- Ân hận vì đã thờ ơ với tình cảnh đáng thương của ông đồ
D- Buồn bã vì không được gặp lại ông đồ
Câu 3: Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện:
A- Tình yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc
B- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên của Bác
C- Sự quyết đoán, tự tin của Bác trước mọi hoàn cảnh.
D- Tất cả các ý trên. 
Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã - Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” ?
A- So sánh	B- Nhân hóa	C- Hoán dụ	D- ẩn dụ
Câu 5: Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn thể hiện:
A- Lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc Mông – Nguyên
B- Sự thờ ơ, vô trách nhiệm của Trần Quốc Tuấn trước việc đất nước bị giày xéo
C- Sự ngang ngược của bọn giặc Mông – Nguyên và lòng sôi sục muốn tiêu diệt kẻ thù của các tướng sĩ
D- Tất cả các đáp trên đều đúng
Câu 6: Trong đoạn trích “ Thuế máu”, Nguyễn ái Quốc đã sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?
A- Nghị luận + tự sự, thuyết minh
B- Nghị luận + miêu tả, tự sự
C- Nghị luận + tự sự, biểu cảm, miêu tả
D- Nghị luận + biểu cảm, miêu tả
Bảng trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
II – Phần tự luận :
Câu 1; So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thể văn Chiếu và Cáo
Câu 2: Nêu cảm nhận của em về bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó”của Hồ Chí Minh
đề kiểm tra môn Văn lớp 8 
Đề lẻ
I - Phần trắc nghiệm: Trả lời các câu hỏi bằng cách viết chữ cái đứng đầu đáp án đúng nhất vào “Bảng trả lời câu hỏi trắc nghiệm”
Câu 1: Câu thơ sau nằm trong bài thơ nào, tác giả là ai ?
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối / Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”
A- “ Quê hương” – Tế Hanh	B- “ Nhớ rừng” – Tế Hanh
C- “Ông đồ” – Vũ Đình Liên	D- “ Nhớ rừng” – Thế Lữ
Câu 2: Hình ảnh ông đồ được hiện ra như thế nào trong hai khổ đầu của bài thơ “ Ông đồ” của Vũ Điình Liên ? 
A- Được mọi người yêu quý vì đức độ
B- Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp
C- Bị mọi người lãng quên theo thời gian
D- Được mọi người yêu quý vì đức tính cần cù, chịu khó
Câu 3: Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện:
A- Tình yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc
B- Sự quyết đoán, tự tin của Bác trước mọi hoàn cảnh.
C- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên của Bác
D- Tất cả các ý trên. 
Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng – Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” ?
A- So sánh	B- Nhân hóa	C- Hoán dụ	D- ẩn dụ
Câu 5: Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn thể hiện:
A- Sự thờ ơ, vô trách nhiệm của Trần Quốc Tuấn trước việc đất nước bị giày xéo
B- Sự ngang ngược của bọn giặc Mông – Nguyên và lòng sôi sục muốn tiêu diệt kẻ thù của các tướng sĩ
C- Lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc Mông – Nguyên
D- Tất cả các đáp trên đều đúng
Câu 6: Trong đoạn trích “ Thuế máu”, Nguyễn ái Quốc đã sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?
A- Nghị luận + miêu tả, tự sự
B- Nghị luận + tự sự, thuyết minh
C- Nghị luận + tự sự, biểu cảm, miêu tả
D- Nghị luận + biểu cảm, miêu tả
Bảng trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
II – Phần tự luận :
Câu 1: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thể văn Hịch và Tấu. 
Câu 2: Nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh.
Tuần 30
Tiết 114
Soạn: 2011
Dạy: 
Lựa chọn trật tự từ trong câu
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
+ Trang bị cho học sinh 1 số hiểu biết cơ bản về trật tự từ trong câu; khả năng thay đổi trật tự từ; hiệu quả của những trật tự từ khác nhau.
+ Hình thành ở học sinh ý thức lựa chọn trật tự từ trong nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình cảm của bản thân.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng lựa chọn trật tự từ trong câu để khi nói, viết sẽ đạt mục đích giao tiếp tốt nhất
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc.
B- Chuẩn bị: 	 
+ Giáo viên: SGK, STK, giáo án, bảng phụ ( hoặc máy chiếu )
+ Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu trước nội dung bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
? Trình bày các cách thực hiện hành động nói ?
? Làm BT 3, 5 ?
2 – KT việc CBBM: 
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM: 
* Nội dung dạy học cụ thể:
* Học sinh đọc đoạn văn, chú ý câu in đậm.
 + Giáo viên chia nhóm thảo luận
? Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu ? 
+ Các nhóm thảo luận. Đại diện báo cáo kết quả
+ GV: Có thể có các cách như sau:
1) Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
2) Cai lệ thét bằng giọng ... cũ, gõ đầu ...
3) Thét bằng giọng khàn khàn ... cũ, cai lệ gõ ...
4) Bằng giọng khàn khàn ... cũ, cai lệ gõ ... đất thét.
5) Bằng ... cũ, gõ đầu ... đất, cai lệ thét.
6) Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của người hút ... cũ, cai lệ thét.
? Theo em, vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như trong đoạn trích ?
( Gợi ý: Từ roi ở đầu câu có tác dung gì ? Dụng ý của tác giả khi để từ thét ở cuối câu ? Tác giả để cụm từ “gõ đầu roi xuống đất” đứng đầu câu có dụng ý gì ? )
+ Việc lặp lại từ roi ở ngay đầu câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu trước.
- Việc đặt từ thét ở cuối câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu sau.
- Việc mở đầu bằng cụm từ ''gõ đầu roi xuống đất'' có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ. 
? Câu hỏi 3 / SGK – Tr. 111 ?
+ GV đưa bảng so sánh, hướng dẫn HS thảo luận nhóm
+ Đại diện báo cáo. GV nêu đáp án đúng:
Câu
Nhấn mạnh sự hung hãn
Liên kết chặt chẽ với câu trước
Liên kết chặt chẽ với câu sau
Của tác giả
+
+
+
1
+
+
2
+
3
4
+
5
+
6
+
+
? Qua trên, em hãy rút ra nhận xét gì về cách sắp xếp từ ngữ trong câu ?
+ Trong một câu ta có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ ngữ khác nhau.
+ Mỗi cách sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp khác nhau.
-> Ta phải biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp
* GV nhấn mạnh các kết luận trên 
+ HS đọc ghi nhớ.
* HS đọc các VD ở phần 1
? Trật tự từ trong những câu in đậm thể hiện điều gì ?
a1- Thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động
a2- ( Như trên )
b1- Thứ tự người có địa vị cao – thấp, thứ tự của sự xuất hiện ( cai lệ đi trước, người nhà lí trưởng theo sau )
b2- Tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ thì mang roi song, còn người nhà lí trưởng mang tay thước, dây thừng.
* HS đọc 3 VD ở phần 2, chú ý câu in đậm
? Nhận xét cách sắp xếp trật tự từ ở các bộ phận câu in đậm, nêu tác dụng của cách sắp xếp ấy ?
+ a: Nhịp điệu hài hòa
+ b, c: Nhịp điệu không hài hòa
? Nhắc lại tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ ở câu văn trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố ?
+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm, tính chất  nào đó
+ Liên kết câu
? Khái quát lại các tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ ?
+ HS trả lời. Bạn bổ sung. 
+ HS đọc ghi nhớ.
+ GV nhấn mạnh các nội dung chính của bài học theo 2 phần ghi nhớ.
I. Nhận xét chung:
+ Trong một câu ta có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ ngữ khác nhau.
+ Mỗi cách sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp khác nhau.
-> Ta phải biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp
* Ghi nhớ 1 / SGK – Tr. 111
II – Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ :
+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự việc, sự vật, hiện tượng, 
+ Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm
+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm, tính chất  nào đó
+ Liên kết câu
* Ghi nhớ 2 / SGK – Tr. 112
HĐ 4- Củng cố: HS làm BT phần luyện tập để củng cố kiến thức lí thuyết
Bài 1: SGK – Tr. 112: Thảo luận nhóm ( 3 nhóm )
? Nêu yêu cầu của BT ?
* Mối nhóm làm 1 phần 
+ Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm SGK.
* Các nhóm thảo luận. Đại diện báo cáo bài làm của nhóm. Bạn bổ sung. GV chữa:
a) Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.
b) Đẹp vô cùng, Tổ Quốc ta ơi. Nhấn mạnh cái đẹp của non sông mới được giải phóng.
- Hò ô được đảo lên trước để bắt vần ''Sông lô'' tạo cảm giác kéo dài, thể hiện sự mênh mang của sông nước đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm cho lời thơ.
c) Lặp lại các từ trong cụm từ mật thám, đội con gái ở 2 đầu vế câu là để liên kết chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước.
Bài 2: BTVN.
III . Luyện tập: 
Bài 1: SGK – Tr. 112
Bài 2 – Tìm 5 ví dụ thể hiện rõ sự lựa chọn trật tự từ trong câu. Giải thích tác dụng của cách sứp xếp ấy.
HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ nội dung bài học
+ Xem các BT đã làm, làm BT2
+ CBBM: Trả bài TLV số 6
Tuần 30
Tiết 115
Soạn: 2011
Dạy: 
Trả bài tập làm văn số 6
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết trả bài, HS sẽ:
1- Kiến thức: 
+ Củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận CM và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm.
+ Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ tập làm văn của bản thân mình so với yêu cầu của đề bài và so với các bạn cùng trong lớp học, nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm bài tốt hơn nữa những bài sau.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xen yếu tố biểu cảm.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc, trung thực, tự giác phát hiện sửa lỗi sai và tích cực phát huy, học tập mặt mạnh trong bài làm của mình, của bạn.
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn bài, sách tham khảo, bảng phụ, ...
+ HS: Học bài cũ, CBBM. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1- KTBC: 
Kết hợp trong giờ trả bài
2- KT sự chuẩn bị bài mới: Dàn bài ở nhà.
HĐ3 - Bài mới:
? Đọc lại đề bài ?
+ Đề chẵn
+ Đề lẻ
? Xác định yêu cầu của đề ?
+ Về thể loại ?
+ Về nội dung ( đối tượng ) ?
? Hãy trình bày lại dàn ý cho đề bài này ?
a- MB: Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận vào bài
b – Thân bài: 
+ Trình bày các luận điểm làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
+ Đưa các dẫn chứng cần thiết vào bài làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
+ Xen các yếu tố biểu cảm
+ Các đoạn văn mach lạc, liên kết chặt chẽ.
c- Kết bài: 
+ Khẳng định, nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề nghị luận.
+ Suy nghĩ, bài học của bản thân
( GV đã trả cho HS xem trước ít nhất 1 ngày )
? Qua việc đã đọc lại bài kiểm tra ở nhà, em hãy nêu nhận xét về bài làm của em ?
* HS nêu nhận xét ưu, nhược điểm về bài viết của mình.
* GV nhận xét:
a- Ưu điểm:
+ Các định đúng thể loại: Văn nghị luận
+ Biết xây dựng hệ thống luận điểm làm sáng tỏ luận đề
+ Nhiều bài chữ sạch, ít mắc lỗi chính tả.
+ Một số bài biết lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu đưa vào bài văn nghị luận -> bài văn hấp dẫn, có sức thuyết phục.
+ Một vài em biết sử dụng kiến thức trong tài liệu tham khảo để làm bài văn theo lối riêng của mình.
b- Nhược điểm:
+ Bài làm còn sơ sài ( Thảo 8A, Học,Thạch 8c)
+ Một vài bài chưa biết đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận
+ Diễn đạt còn dài dòng ( Nhi, Huyền Trang 8c; Tuấn Anh, Dương, Tú 8A )
+ Một vài em chữ viết còn cẩu thả, khó đọc, trình bày bẩn ( Tuấn Anh 8A, Sơn,Trịnh8c )
? Hãy chữa lại các nội trong bài viết của mình, của bạn ?
+ HS chữa lỗi trên cơ sở các lỗi đã nêu. 
+ Bạn nhận xét. GV chữa lại.
1 – Về nội dung:
+ Bài thiếu nội dung gì ? Bổ sung như thế nào ?
2- Về hình thức:
+ Bố cục bài TLV
+ Lỗi chính tả
+ Lỗi diễn đạt
+ Lỗi viết câu
+ Lỗi dùng từ
+ 8A: Thanh Thư, Trang, Trường,Q Minh,N Minh
+ 8C :Ngọc
Kết quả:
8A: TS bài:
 Từ TB trở lên: bài
 Dưới TB: bài
8C: TS bài:
 Từ TB trở lên: bài
 Dưới TB: bài
Đề bài:
1- Đề chẵn:
 Có ý kiến cho rằng: “Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về cuộc sống”. 
Em có quan điểm như thế nào về ý kiến nêu trên ?
2 - Đề chẵn:
Có ý kiến cho rằng: “Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. 
Quan điểm của em về ý kiến nêu trên ?
I Tìm hiểu những yêu cầu của đề:
1- Yêu cầu: 
+ Thể loại: Nghị luận
+ Nội dung: 
- “Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về cuộc sống”. 
- “Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
2 – Dàn ý:
a- MB: 
+ Dẫn dắt
+ Nêu vấn đề nghị luận vào bài
b – Thân bài: 
+ Trình bày các luận điểm làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
c- Kết bài: 
+ Khẳng định, nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề nghị luận.
+ Suy nghĩ, bài học của bản thân
III .Trả bài:
IV . Nhận xét:
1- Ưu điểm:
2- Nhược điểm: 
V – Chữa lỗi điển hình:
1 – Về nội dung:
2- Về hình thức:
VI - Đọc - Bình:
HĐ4: Củng cố: ? Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận ?
HĐ 5 . Hướng dẫn về nhà: 
+ Đọc lại bài kiểm tra, sửa lại các lỗi.
+ Ôn tập kĩ văn nghị luận.
+ CBBM: Tìm hiểu yếu tự sự tố miêu và tự sự trong bài văn nghị luận
Tuần 30
Tiết 116
Soạn: 2011
Dạy: 
Tìm hiểu yếu tự sự tố miêu và tự sự trong bài văn nghị luận
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
+ Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận vì chúng có khả năng giúp người nghe , người đọc nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng , sáng tỏ hơn.
+ Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sựvà miêu tả vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thểđạt được hiệu quả thuyết phục cao.
 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bàI văn nghị luận
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc.
B- Chuẩn bị: 	 
+ Giáo viên: SGK, STK, giáo án, bảng phụ ( hoặc máy chiếu )
+ Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu trước nội dung bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
? Trình bày các cách thực hiện hành động nói ?
? Làm BT 3, 5 ?
2 – KT việc CBBM: 
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM: 
* Nội dung dạy học cụ thể:
* Học sinh đọc ví dụ.
? Tìm những câu đoạn thể hiện yếu tố tự sự, miêu tả trong 2 đoạn trích.
Ví dụ a: kể về một thủ đoạn bắt lính.
Ví dụ b: tả lại cảnh khổ sở của người bắt lính nhưng không phải văn tự sự và miêu tả.
? Vì sao không thể xếp cả 2 đoạn trích trên là văn miêu tả hay kể chuyện.
(Gợi ý: văn bản ấy được tạo lập nhằm mục đích nào là chủ yếu)
* Sự dụng yếu tố tự sự và miêu tả nhằm vạch trần, sáng tỏ sự tàn bạo và giả dối của thực dân Pháp trong việc mộ lính tình nguyện.
? Vậy đây là đoạn văn gì ?
? Giả sử cả 2 đoạn trích không có yếu tố tự sự và miêu tả thì ta có hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt của thực dân Pháp hay không.
- Giáo viên chiếu 2 đoạn văn có yếu tố miêu tả và tự sự.
? Từ việc nhận xét trên em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.
? Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 2.SGK 
? Tìm những yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn trên.
? Tác dụng của tự sự và miêu tả trong đoạn văn này.
? Tác giả có kể lại toàn bộ 2 truyện chàng Trăng và nàng Han không? Mà tập trung kể những chi tiết nào chứng tỏ điều gì.
* Lựa chọn những chi tiết tương đồng giống với truyện Thánh Gióng làm rõ luận điểm.
? Tác giả có miêu tả tràn nan không.
? Vậy khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong bài văn nghị luận cần chú ý điều gì ?
+ Các yếu tố miêu tả và tự sự đưa vào bài để làm sáng tỏ luận điểm, không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
* GV chốt lại các nộidung chính của tiết học.
* Học sinh đọc ghi nhớ.
I- Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận :
 1- Tìm hiểu : 
+ Bài văn nghị luận vẫn cần có yếu tố tự sự và miêu tả
-> Làm cho bài văn nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể sinh động thuyết phục cao hơn.
->Làm rõ sự gần gũi, giống nhau trong các truyện anh hùng đẹp của các dân tộc Việt Nam 
2- Ghi nhớ
HĐ 4- Củng cố: HS làm BT phần luyện tập để củng cố kiến thức lí thuyết
? Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả 6 đoạn văn nghị luận sau? Cho biết tác dụng của chúng.
-Vai trò
- Cách sử dụng.
II. Luyện tập 
Bài tập 1
- Học sinh làm bài tập trong SGK.
 tự sự giúp người đọc hình dung rõ được hoàn cảnh sáng tác trong bài thơ và tâm trạng nhà thơ.
 Miêu tả giúp học sinh hình dung trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù thi sĩ nhận rõ hơn chiều sâu một tâm tư ... chứa đựng tình cảm dạt dào trước trăng, trước đêm trước cái lành cái đẹp.
HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ nội dung bài học
+ Làm lại BT 1 vào vở bài tập.
+ Đọc bài Đọc thêm
+ CBBM: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30-Van8.doc