Giáo án Ngữ văn 8 tiết 71, 72 bài 19: Ngữ văn: Trả bài kiểm tra học kì I

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 71, 72 bài 19: Ngữ văn: Trả bài kiểm tra học kì I

TIẾT 71 NGỮ VĂN

TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Củng cố lại kiến thức môn Ngữ văn ở cả ba phân môn có liên quan tới bài kiểm tra.

 b) Về kĩ năng: Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài làm của mình theo đúng yêu cầu kiến thức chương trình.

 c) Về thái độ: Có ý thức rút kinh nghiệm và cố gắng phấn đấu để làm tốt các bài kiểm tra sau.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: Chấm bài, soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- ôn lại kiến thức có liên quan đến bài kiểm tra ở cả ba phân môn.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 71, 72 bài 19: Ngữ văn: Trả bài kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..	Ngày dạy: .. Dạy lớp 8B
	Ngày dạy: .. Dạy lớp 8C
TIẾT 71 NGỮ VĂN
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Củng cố lại kiến thức môn Ngữ văn ở cả ba phân môn có liên quan tới bài kiểm tra.
	b) Về kĩ năng: Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài làm của mình theo đúng yêu cầu kiến thức chương trình.
	c) Về thái độ: Có ý thức rút kinh nghiệm và cố gắng phấn đấu để làm tốt các bài kiểm tra sau.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: Chấm bài, soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- ôn lại kiến thức có liên quan đến bài kiểm tra ở cả ba phân môn.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ..
	Sĩ số 8C: ..
a) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
	* Vào bài (1’): Tiết này cô trả bài kiểm tra học kì I môn Ngữ văn để các em nắm được kết quả bài làm, nhận rõ ưu nhược điểm, từ đó phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm làm tốt bài kiểm tra sau.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. TÌM HIỂU ĐỀ (10’)
	GV: Chép đề bài lên bảng và đọc lại toàn bộ đề kiểm tra.
	Câu 1 (1 đ): Em hãy cho biết tác giả, thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng 
Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn?
	Câu 2 (2 đ): Đặt hai câu ghép, chỉ rõ mối quan hệ giữa các vế câu trong hai câu ghép đó?
	Câu 3 (2 đ): Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ? Trình bày những điều hiểu biết trên bằng một đoạn văn ngắn.
	Câu 4 (5 đ): Thuyết minh bộ bàn ghế của học sinh.
?KH: Xác định yêu cầu của các câu hỏi có trong đề bài?
	HS: Đề bài gồm 4 câu hỏi đều thuộc dạng tự luận với 4 mức độ khác nhau. Câu 1: hỏi về tác giả, thể thơ của hai bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn. Câu 2: yêu cầu đặt hai câu ghép chỉ rõ mối quan hệ giữa các vế trong từng câu ghép. Câu 3: viết đoạn văn ngắn nêu sự hiểu biết về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc. Câu 4: kiểu bài văn thuyết minh về đồ vật; nội dung yêu cầu: thuyết minh bộ bàn ghế học sinh; phạm vi: bộ bàn ghế học sinh (cấu tạo, giá trị sử dụng, cách bảo quản).
	II. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM (32’)
	Câu 1 (1 điểm): Tác giả bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là Phan Bội Châu, Tác giả của bài Đập đá ở Côn Lôn là Phan Châu Trinh; cả hai bài thơ đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
	Trả lời đúng mỗi tên tác giả được 0.25 điểm, đúng thể loại mỗi bài thơ 0.25 điểm.
	Câu 2 (2 điểm):
	- Vì nó lười học nên nó phải thi lại môn Toán. (quan hệ giữa hai vế câu ghép là quan hệ nguyên nhân - kết quả)
	- Nếu trời mưa thì tôi sẽ không đi chơi nữa. (quan hệ giữa hai vế câu ghép là quan hệ điều kiện - giả thiết)
	Đặt được mỗi câu ghép được 0.5 điểm, nói đúng quan hệ giữa hai vế trong mỗi câu ghép 0.5 điểm.
	Câu 3 (2 điểm):
	- Hình thức (0.5 điểm): đảm bảo cấu trúc đoạn văn, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
	- Nội dung (1.5 điểm):
+ Cuộc đời họ vô cùng cực khổ và bi thảm: Chị Dậu phải bán cả con và ổ chó vẫn không đủ tiền nộp sưu, chồng chị bị đánh đập tàn nhẫn, bản thân chị cũng bị chửi mắng, hành hạ; lão Hạc sa vào cảnh cùng đường phải tìm đến cái chết thật dữ dội, đau đớn. (0.75 điểm)
	+ Tính cách họ cao đẹp: Chị Dậu thương yêu chồng đã vùng dậy đánh ngã hai tên tay sai; lão Hạc thương yêu con đã tìm đến cái chết đau đớn đễ giữ lại mảnh vườn cho đứa con khi trở về. (0.75 điểm)
	Câu 4 (5 điểm)
	a) Mở bài: Giới thiệu bộ bàn ghế học sinh là người bạn gắn bó với học sinh suốt những năm tháng phổ thông.
	b) Thân bài:
	* Cấu tạo, chất liệu:
	- Bộ bàn ghế học sinh được làm bằng gỗ ép công nghiệp hoặc gỗ nguyên chất gồm một bàn và một ghế hai chỗ ngồi.
	- Chiếc bàn đôi của học sinh gồm các bộ phận: mặt bàn, ngăn bàn, chân bàn:
	+ Mặt bàn dài khoảng một mét 20 cm, chiều rộng khoảng 40 - 45 cm dùng để đặt sách vở, ghi chép bài.
	+ Dưới mặt bàn có hai ngăn bàn được ốp gỗ kín ba bên và ngăn cách với nhau bởi một vách ngăn bằng gỗ dùng để đựng cặp sách của học sinh.
	+ Tiếp giáp với phía dưới mặt bàn và ngăn bàn là bốn chân bàn chiều cao khoảng 70 – 80 cm, hai chân cùng một bên gắn với nhau bởi một thanh gỗ ngắn. Khoảng giữa của bốn chân bàn có một thanh gỗ ngang dùng để tạo độ kết nối và độ chắc cho bàn và còn dùng để học sinh đặt bàn chân lên đó.
- Đi liền với chiếc bàn là chiếc ghế học sinh gồm mặt ghế, lưng tựa, chân ghế: 
	+ Mặt ghế có độ dài tương đương với độ dài của bàn, chiều rộng mặt ghế khoảng 35 đến 40 cm.
	+ Phần lưng tựa của ghế được làm bằng thanh gỗ to bản được gắn chắc với ba chân ghế sau để học sinh tựa mỗi khi mỏi lưng.
	+ Tiếp giáp với phần dưới mặt ghế là năm chân ghế (phần sau ghế gồm 3 chân) có tác dụng đỡ ghế đứng vững trước sức nặng của cơ thể học sinh.
	* Giá trị sử dụng
	- Bộ bàn ghế học sinh giúp học sinh ngồi học tập, ghi chép bài, lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả trong mỗi tiết học.
	- Bộ bàn ghế đúng kích cỡ tiêu chuẩn còn giúp học sinh có sức khoẻ tốt cho hiện tại và cả sau này.
	* Cách bảo quản
	- Thường xuyên lau chùi bàn ghế, không viết vẽ lên mặt bàn, mặt ghế.
	- Không dẫm đạp lên bàn ghế, không ngồi lên bàn, đặc biệt không dùng dao hoặc vật cứng khắc lên bàn.
	- Bảo quản tốt thời gian sử dụng của bàn ghế sẽ lâu hơn.
	c) Kết bài:
	Dù xã hội có phát triển đến đâu thì bộ bàn ghế học sinh cũng sẽ mãi là đồ vật gắn bó với cuộc đời của mỗi con người khi đến tuổi cắp sách tới trường.
	Biểu điểm câu 4
	Hình thức: Đúng kiểu bài văn thuyết minh về một đồ vật, bố cục đảm bảo, diễn đạt lưu loát trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp (1 điểm)
	Nội dung: 4 điểm
	- Mở bài đúng yêu cầu của đề (0.5 điểm)
	- Thân bài (3 điểm)
	+ Thuyết minh được cấu tạo của chiếc bàn học sinh (1 điểm).
	+ Thuyết minh được cấu tạo của chiếc ghế học sinh (1 điểm).
	+ Thuyết minh được giá trị sử dụng của bộ bàn ghế (0.5 điểm)
	+ Thuyết minh được cách bảo quản bộ bàn ghế (0.5 điểm).
	- Kết bài đúng yêu cầu (0.5 điểm).
c) Củng cố, luyện tập (1’):
	GV: Nhắc lại kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh. 
	Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp; ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
	Bố cục bài văn thuyết minh thường có ba phần: Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh; Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, của đối tượng; Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Ôn lại toàn bộ kiến thức có liên quan đến đề kiểm tra.
	- Xem lại các câu hỏi bài kiểm tra và tự xác định chất lượng bài làm của bản thân.
	-----------------------------------------
Ngày soạn: ..	Ngày dạy: .. Dạy lớp 8B
	Ngày dạy: .. Dạy lớp 8C
TIẾT 72 NGỮ VĂN
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
1. Mục tiêu: Tiếp tục giúp HS:
	a) Về kiến thức: Củng cố lại kiến thức môn Ngữ văn ở cả ba phân môn có liên quan đến bài kiểm tra.
	b) Về kĩ năng: Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài làm của mình theo đúng yêu cầu kiến thức chương trình.
	c) Về thái độ: Có ý thức rút kinh nghiệm và cố gắng phấn đấu để làm tốt các bài kiểm tra sau.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: Chấm bài, soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- ôn lại kiến thức có liên quan đến bài kiểm tra ở cả ba phân môn: văn – Tiếng – Tập làm văn.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ..
	Sĩ số 8C: ..
a) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
	* Vào bài (1’): Tiết này cô tiếp tục tiến hành trả bài kiểm tra học kì I môn Ngữ văn để các em nắm được kết quả bài làm, nhận rõ ưu nhược điểm, từ đó phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm làm tốt bài kiểm tra sau.
b) Dạy nội dung bài mới:
III. NHẬN XÉT CHUNG (5’)
	- Về nắm kiến thức: Phần lớn các em nắm được kiến thức của đề ở cả ba phần Văn, Tiếng, Tập làm văn. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp không hiểu đề, không nắm được yêu cầu kiến thức ở một số câu hỏi: không xác định được câu ghép với câu đơn, nhầm sang kể các kiểu quan hệ giữa các vế trong câu ghép; không xác định được bộ bàn ghế học sinh với bộ bàn ghế nói chung; đối với câu 3 nhiều em không xác định được yêu cầu.
	- Kỹ năng vận dụng: Phần lớn các em biết cách làm bài theo đúng yêu cầu của đề ra. Nhưng vẫn còn một số em chưa có kĩ năng viết đoạn văn, chưa thuần thục trong viết văn thuyết minh về một đồ vật, có bài còn thiếu phần giá trị sử dụng hoặc cách bảo quản.
	- Cách trình bày, diễn đạt: Một số em diễn đạt trôi chảy, trình bày khoa học, bên cạnh đó hiện tượng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt vẫn còn rất phổ biến.
	GV: Thông báo sơ bộ kết quả điểm từng lớp.
	IV. CHỮA LỖI SAI (10’)
	Lỗi chính tả
	- lau trùi, bên giưới, lỗi xợ hãi
	Chữa lỗi:
	- lau chùi, bên dưới, nỗi sợ hãi.
	Lỗi dùng từ, diễn đạt:
	- Số phận những người nông dân này rất là khổ sai.
	- Thể thơ thất ngôn bát cú điều luật.
	- Tác giả thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là Phan Bội Châu.	
Chữa lỗi: 
- Số phận những người nông dân trong xã hội cũ vô cùng khổ cực và bất hạnh.
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Tác giả bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là Phan Bội Châu.
	V. ĐỌC BÀI MẪU (3’)
	- Đọc bài của em Trần Diễm Uyên lớp 8B
	- Đọc bài của em Hoàng Thanh Hương lớp 8C
	VI. TRẢ BÀI (18’)
	GV: Yêu cầu học sinh đọc kĩ bài làm của mình, cộng lại các điểm ở từng phần giáo viên đã chấm, sửa lại các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, lỗi bố cục có trong bài làm.
	GV: Gọi một số học sinh đọc những lỗi đã sửa của mình trong bài làm. GV nhận xét, uốn nắn.
	VII. GỌI ĐIỂM (3’)
c) Củng cố, luyện tập (4’):
	GV: Nhắc lại kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh.	
	Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp; ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
	Bố cục bài văn thuyết minh thường có ba phần: Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh; Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, của đối tượng; Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
	- Tiết tới soạn Nhớ rừng. Yêu cầu:
	+ Đọc kĩ bài thơ, đọc kĩ chú thích *, chú thích từ khó, câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản.
	+ Trả lời các câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản.
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 8 QUYỂN I
NĂM HỌC 2009 – 2010
Soạn từ tiết 1 đến tiết 72
DUYỆT XÁC NHẬN CỦA TỔ	DUYỆT XÁC NHẬN CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 71, 72 bai 19.doc