Giáo án Ngữ văn 8 tiết 68, 69: Kiểm tra tổng hợp học kì I

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 68, 69: Kiểm tra tổng hợp học kì I

KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I TIẾT 68-69 = = = =  = = = =

I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

 - Đánh giá khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng ở cả ba phân môn: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn.

 - Đánh giá năng lực vận dụng phương pháp thuyết minh trong một bài viết và các kĩ năng tập làm văn nói chung.

II – CHUẨN BỊ:

 1/ Giáo viên: Đề và đáp án.

Ñeà:

 Câu 1: (5 điểm)

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi giúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.

 a/ Cho biết đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

 b/ Thống kê các từ ngữ cùng nằm trong trường từ vựng chỉ bộ phận của cơ thể người trong đoạn văn trên?

 c/ Đoạn văn trên là văn tự sự , miêu tả, biểu cảm hay thuyết minh ( Hãy chỉ rõ trong đoạn văn).

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 68, 69: Kiểm tra tổng hợp học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 04 /12/2010	 TUẦN 18
ND: 14/12/2010	 KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I 	TIẾT 68-69	 = = = = a = = = =
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
 - Đánh giá khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng ở cả ba phân môn: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn.
 - Đánh giá năng lực vận dụng phương pháp thuyết minh trong một bài viết và các kĩ năng tập làm văn nói chung.
II – CHUẨN BỊ: 
 1/ Giáo viên: Đề và đáp án.
Ñeà:
	 Câu 1: (5 điểm)
	Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
	Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi giúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
	a/ Cho biết đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
	b/ Thống kê các từ ngữ cùng nằm trong trường từ vựng chỉ bộ phận của cơ thể người trong đoạn văn trên?
	c/ Đoạn văn trên là văn tự sự , miêu tả, biểu cảm hay thuyết minh ( Hãy chỉ rõ trong đoạn văn).
	 Câu 2: (5 điểm)
	Viết một bài văn thuyết minh ngắn:
	Giới thiệu một đố chơi dân gian mà em yêu thích.
Ñaùp aùn:
 Câu 1:
	a/ - Đoạn trích được trích trong văn bản “ Tôi đi Học”.( 0,5 điểm).
	 - Tác giả Thanh Tịnh. (0,5 điểm).
	b/ Trường từ vựng về bộ phận của cơ thể người: lưng, người (thân), cánh tay, mắt, mặt, lòng,(bụng), cổ, bàn tay, mái tóc.( 1 điểm).
	c/ Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ( 0,5 điểm).
 - Tự sự: Kể lại những sự việc khi học trò xếp hàng chuẩn bị vào lớp.( 0,5 điểm).
	 - Miêu tả: Các cử chỉ, điệu bộ của học trò khi xếp hàng vào lớp.( 0,5 điểm).
	 - Biểu cảm: Những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật tôi.( 0,5 điểm).
 Câu 2 : Viết bài văn thuyết minh.
 * Hình thức:
 - Viết đúng kiểu bài văn thuyết minh. (0,5 điểm).
 - Bố cục hợp lí, lời văn mạch lạc, trong sáng. (0,5 điểm).
 - Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.( 0,5 điểm).
 * Nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu tên đồ chơi, xuất xứ (Nơi làm ra đồ chơi). ( 0,75 điểm).
- Thân bài:
 	 + Nguyên liệu được dùng để làm đồ chơi (đất sét, đá, gỗ, nhôm,đồng,giấy, . .) (1điểm)
	 + Quy trình làm đồ chơi (bắt đầu, diễn biến, kết thúc) (1điểm).
 + Kiểu dáng, màu sắc, kích thước, . . . của đồ chơi. (0,5 điểm).
 + Giá trị thẩm mĩ, giáo dục, . . . của đố chơi. ( 0,5 điểm).
	- Kết bài:Ý nghĩa và triển vọng phát triển của đồ chơi (0,75 điểm).
Lưu ý: Có thể học sinh có những cách trình bày khác ở bài viết. Các giáo viên là giám khảo căn cứ nội dung, mức độ diễn đạt của học sinh mà đánh giá cho điểm cho hợp lí.
 2/ Học sinh: Học bài kĩ ở nhà, chuẩn bị tốt dụng cụ thi gồm giấy bút, thước, . . . 
III–TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 1/ Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.
 2/ Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3/ Chép đề: 
 - Tính giờ làm bài, theo dõi nhắc nhỡ học sinh trong quá trình làm bài phải nghiêm túc không trao đổi , không xem tài liệu. 
 -Thông báo thời gian làm bài sắp hết nhắc nhỡ các em đọc lại trước khi nộp bài.
 4/ Thu bài: Kiểm tra tổng số bài thi , tên họ, lớp có đầy đủ chưa.
 5/ Dặn dò: Về nhà tiếp tục học bài để chuẩn bị tốt cho các môn thi còn lại.
NS: 18 /12/2010	 TUẦN 19
ND: 21/12/2010	 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP 	TIẾT 72
HỌC KÌ I	 = = = = = = = a = = = = = = =
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
 - Tự đánh giá bài làm của mình qua bài thi học kì I
 - Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa bài văn của mình.
II – CHUẨN BỊ: 
 1/ Giáo viên: Đề và đáp án.
 2/ Học sinh: Học bài kĩ ở nhà, chuẩn bị tốt dụng cụ thi gồm giấy bút, thước, . . . 
III–TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 1/ Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.
 2/ Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3/ Trả bài thi học kì I:
 3.1 Chép đề lên bảng : 
Ñeà:
	 Câu 1: (5 điểm)
	Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
	Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi giúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
	a/ Cho biết đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
	b/ Thống kê các từ ngữ cùng nằm trong trường từ vựng chỉ bộ phận của cơ thể người trong đoạn văn trên?
	c/ Đoạn văn trên là văn tự sự , miêu tả, biểu cảm hay thuyết minh ( Hãy chỉ rõ trong đoạn văn).
	 Câu 2: (5 điểm)
	Viết một bài văn thuyết minh ngắn:
	Giới thiệu một đố chơi dân gian mà em yêu thích.
 3.2 HS đọc và phân tích yêu cầu đề thi và trình bày đáp án của mình.
 3.3 Giáo viên nhận xét và đưa đáp án:
Ñaùp aùn:
 Câu 1:
	a/ - Đoạn trích được trích trong văn bản “ Tôi đi Học”.( 0,5 điểm).
	 - Tác giả Thanh Tịnh. (0,5 điểm).
	b/ Trường từ vựng về bộ phận của cơ thể người: lưng, người (thân), cánh tay, mắt, mặt, lòng,(bụng), cổ, bàn tay, mái tóc.( 1 điểm).
	c/ Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ( 0,5 điểm).
 - Tự sự: Kể lại những sự việc khi học trò xếp hàng chuẩn bị vào lớp.( 0,5 điểm).
	 - Miêu tả: Các cử chỉ, điệu bộ của học trò khi xếp hàng vào lớp.( 0,5 điểm).
	 - Biểu cảm: Những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật tôi.( 0,5 điểm).
 Câu 2 : Viết bài văn thuyết minh.
 * Hình thức:
 - Viết đúng kiểu bài văn thuyết minh. (0,5 điểm).
- Bố cục hợp lí, lời văn mạch lạc, trong sáng. (0,5 điểm).
- Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.( 0,5 điểm).
 * Nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu tên đồ chơi, xuất xứ (Nơi làm ra đồ chơi). ( 0,75 điểm).
- Thân bài:
 	 + Nguyên liệu được dùng để làm đồ chơi (đất sét, đá, gỗ, nhôm,đồng, giấy, . .) (1điểm)
	 + Quy trình làm đồ chơi (bắt đầu, diễn biến, kết thúc) (1điểm).
 + Kiểu dáng, màu sắc, kích thước, . . . của đồ chơi. (0,5 điểm).
 + Giá trị thẩm mĩ, giáo dục, . . . của đố chơi. ( 0,5 điểm).
	- Kết bài:Ý nghĩa và triển vọng phát triển của đồ chơi (0,75 điểm).
 4/ Nhận xét, đánh giá:
THỐNG KÊ ĐIỂM THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN NGỮ VĂN
LỚP: 8/1
LỚP: 8/2
LỚP: 8/3
TỔNG CỘNG
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
GIỎI
/
/
/
/
1
2,7
1
0,9
KHÁ
4
10,3
7
17,9
11
29,8
22
19,1
T. BÌNH
12
30,8
17
43,6
16
43,2
45
39,1
YẾU
18
46,2
14
35,9
8
21,6
40
34,8
KÉM
5
12,7
1
2,6
1
2,7
7
6,1
TỔNG CỘNG
39
100
39
100
37
100
115
100
BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010-2011
LỚP
TỔNG SỐ HS
GIỎI(9-10)
KHÁ(7-8)
T. BÌNH(5-6)
YẾU(3-4)
KÉM(0-1-2)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8/1
39
/
/
4
10,3
12
30,8
18
46,2
5
12,7
8/2
39
/
/
7
17,9
17
43,6
14
35,9
1
2,6
8/3
37
1
2,7
11
29,8
16
43,2
8
21,6
1
2,7
TỔNGCỘNG
115
1
0,9
22
19,1
45
39,1
40
34,8
7
6,1
	4.1 Ưu điểm:
	 - Mức độ đạt yêu cầu, có học bài.
	 - Có vận dụng kiến thức đã học vào bài làm thi.
	 - Nghiêm túc trong quá trình làm bài, không vi phạm quy chế thi.
	 - Đa số trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
	 - Tất cả đều hoàn thành bài thi không bỏ dở giữa chừng.
	 - Phần tập làm văn : đa số viết đúng kiểu bài thuyết mịnh, làm được bố cục ba phần.
	4.2 Khuyết điểm:
	 - Số lượng bài làm chưa đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ khá cao: chiếm 46,1 % dưới mức 5 điểm.
	 - Nhiều em đọc đề không kĩ nên còn viết lạc đề.
	 - Nhều em chưa vận dụng tốt phần kiến thức đã học cho việc vận dung vào bài tập thực hành.
	 - Một số bài bố cục trình bày chưa hợp lí, chưa rõ ràng.
	 - Chữ viết một số bài còn cẩu thả, một số bài viết còn bôi xoá nhiều.
	 - Nhiều em còn lãng phí thời gian, không tận dung hết 90 phút làm bài.
	4. 3 Biện pháp khắc phục:
	 - Từ bài kiểm tra chất lượng lần này rút kinh nghiệm cho học kì II.
	 - Phát uy tối đa những ưu điểm của bài thi lần này.
	 - Cần khắc phục ngay các khuyết điểm trên không để lặp lại trong học kì II.
	 - Cần cố gắng hết sức mình để phấn đấu vươn lên như: 
+ Học bài và soạn bài cho tốt ở nhà.
+ Vào lớp tích cực phát biểu xây dựng bài, những gì chưa hiểu nên hỏi ngay.
+ Vào phòng thi phải bình tỉnh, tự tin và tận dung tối đa thời gian làm bài không nên ra sớm.
+ Trước khi làm bài nên đọc kĩ đề , tránh lạc đề.
+ Làm bài xong cần đọc lại và sửa chữa kịp thời nhất là chính tả, câu cú, ngữ pháp tính mạch lạc, liên kết trong phần tập làm văn.
+ Đặc biệt chú ý trước khi làm phần Tập làm văn nên vận dụng tối đa các bước làm bài nhất là nên lập dàn bài.
 5/ Dặn dò: 
	- Về nhà xem lại các kiến thức đã học nhằm khắc sâu thêm tri thức cho bản thân.
	- Chuẩn bị mỗi em có một quyển SGK Ngữ văn 8, tập 2.
	- Soạn bài: Văn bản Nhớ rừng của Thế Lữ.
	+ Đọc văn bản trang 3-4-5 SGK tập 2.
	+ Tìm hiểu trước các chú thích trang 5-6 SGK.
	+ Chuẩn bị trước các câu hỏi trang phần đọc hiểu văn bản trang 7 SGK.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
.......................................................................... .......................................................................... ..........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc