Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 13

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 13

Tuần 13 Ngày soạn:

Tiết 49 Ngày dạy:

BÀI TOÁN DÂN SỐ

I. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh:

 - Biết đọc – hiểu một văn bản nhật dụng.

 - Hiểu được việc hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người.

 -Thấy được sự kết hợp của phương thức tự sự với lập luận tạo nên sức thuyết phục của bài viết.

 - Thấy được cách trình bày một vấn đề của đời sống có tính chất toàn cầu của văn bản.

1. Kiến thức

 - Sự hạn chế gia tăng dân số là con đương “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.

 - Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

2. Kĩ năng

 - Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc- hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.

 - Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 
Tiết 49 Ngày dạy:
BÀI TOÁN DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU
	Giúp học sinh:
 - Biết đọc – hiểu một văn bản nhật dụng.
 - Hiểu được việc hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người.
 -Thấy được sự kết hợp của phương thức tự sự với lập luận tạo nên sức thuyết phục của bài viết.
 - Thấy được cách trình bày một vấn đề của đời sống có tính chất toàn cầu của văn bản.
1. Kiến thức
 - Sự hạn chế gia tăng dân số là con đương “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
 - Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
2. Kĩ năng
 - Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc- hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.
 - Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.
II . CHUẨN BỊ 
 - GV: SGK, giáo án, sưu tầm một số ảnh tư liệu về dân số. 
 - HS: SGK, đọc và trả lời các câu hỏi mục tìm hiểu bài trong SGK.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
Kiểm tra sĩ số và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
	- Thuốc lá có những tác hại gì đối với cá nhân người hút và những người xung quanh?
	- Theo em giải pháp nào là tối ưu để chống: Ôn dịch thuốc lá
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
BÀI TOÁN DÂN SỐ
Hoạt động 2 (10’)
- GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản. GV đọc một đoạn sau đó gọi 2 em đọc hết văn bản.
? Văn bản trích theo nguồn tài liệu nào? Của ai?
- GV cho 2 HS giải thích các từ khó trong SGK.
? Hãy nêu lên chủ đề của văn bản?
? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? Văn bản thuộc kiểu loại văn bản nào?
? Hãy xác định bố cục của văn bản? 
- Nghe GV hướng dẫn đọc, 2 HS đọc văn bản và nhận xét cách đọc bài của bạn.
- HS: Văn bản được trích theo tác giả Thái An. Được đăng trên báo Giáo dục & Thời đại chủ nhật số 28 – 1995.
- 2 HS giải thích từ khó.
- HS: Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người tự làm hại chính bản thân mình. Hạn chế sự gia tăng dân số là “con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người”.
- HS: Phương thức biểu đạt: Chứng minh - Giải thích. Kiểu văn bản nhật dụng.
- Trả lời, nhận xét và bổ sung.
I. Đọc – tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản
2. Tìm hiểu từ khó
4. Bố cục của văn bản 
 Bố cục ba phần: Mở bài – thân bài – kết bài.
Hoạt động 3 (25’)
- GV gọi một học sinh đọc lại mở bài.
? Theo tác giả, bài toán dân số thực chất là vấn đề gì? 
? Bài toán dân số được đặt ra từ bao giờ? Thái độ của tác giả trước bài toán ấy như thế nào? 
? Cuối cùng, ai sáng mắt ra? Sáng mắt ra như thế nào?
? Cách nêu vấn đề như vậy có tác dụng gì đối với người đọc?
* Hãy kể tóm tắt ngắn gọn chuyện kén rể của nhà thông thái.
? Em hiểu bản chất của bài toán đặt hạt thóc như thế nào?
- Nếu ta đặt hạt thóc ở ô 1 là 1; ô 2 là 2; ô 3 là6; ô 4 là 8  và cứ như vậy tính lên thì số hạt thóc ở ô thứ 64 sẽ là tỉ tỉ . Một con số khổng lồ khó có thể có chàng trai nào có đủ được.
? Vậy theo em: liệu có người nào có đủ số hạt thóc để xếp đầy 64 ô không?
? Nhà thông thái đặt ra bài toán cổ cực khó này nhằm mục đích gì khác nữa? 
? Người viết dẫn chứng câu truyện xưa để làm gì? 
? Sau khi đưa bài toán cổ này, cách chứng minh của người viết có gì thay đổi?
? Em có nhận xét gì về các dẫn chứng tác giả nêu ra? 
? Theo tác giả thì châu Á và châu Phi có sự gia tăng dân số như thế nào?
? Có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?
? Việc tác giả nêu thêm một vài con số dự báo tình hình gia tăng dân số đến năm 2015 đã nói lên điều gì? 
? Em có nhận xét gì về cách viết phần thân bài?
* Theo em, tình hình gia tăng dân số hiện nay ở nước ta như thế nào? Sự gia tăng dân số có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
- GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn kết bài.
? Em có nhận xét gì về cách viết phần kết bài của tác giả?
? Việc dẫn câu nói: Tồn tại hay không tồn tại có ý nghĩa gì?
- 1 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- Trả lời cá nhân. 
- Trả lời cá nhân
- Trao đổi và trả lời: (Tạo sự bất ngờ, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc).
- HS kể
- Suy nghĩ và trả lời.
- HS nghe 
- Trả lời, lớp nhận xét và bổ sung.
- Trả lời.
- Trao đổi, phát biểu.
- HS: So sánh từ thuở khai thiên lập địa đến năm 1995, đến quá trình phát triển dân số theo cấp số nhân, vào vấn đề một cách tự nhiên và thuyết phục. 
- Trao đổi, phát biểu.
- Tìm kiếm và trả lời.
- Trao đổi và trả lời.
- Trao đổi trả lời. 
- Thảo luận, phát biểu.
- HS suy nghĩ, trả lời
- Đọc đoạn văn.
- Trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Trao đổi, phát biểu.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nội dung
a. Phần mở bài : Nêu vấn đề gia tăng dân số và KHH gia đình
- Thực chất là vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Bài toán đặt ra với 2 ý kiến:
+ Từ cổ đại.
+ Vài chục năm gần đây.
=> Tác giả có thái độ phân vân, nghi ngờ.
- Cuối cùng tác giả cũng thấy sáng mắt ra. Nghĩa là hiểu được bản chất của vấn đề.
b. Phần thân bài: Chứng minh giải thích vấn đề xung quanh bài toán cổ
b1. Bài toán cổ và kết luận: một con số khủng khiếp
* Câu chuyện rải thóc: rải lên 64 ô bàn cờ theo cấp số nhân với công bội là 2 thì số thóc sẽ là tỉ tỉ => một con số khủng khiếp.
=> Dẫn chứng bài toán cổ để so sánh với sự gia tăng dân số của loài người. 
b2. So sánh sự gia tăng dân số
- Tác giả chứng minh bằng cách so sánh.
- Dẫn chứng bằng những con số rất cụ thể về tỉ lệ sinh con ở Châu Á - Châu Phi.
- Châu Á và châu Phi có nhịp độ phát triển dân số cao nhất.
- Sự gia tăng dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo khổ, lạc hậu, đói rét, sự mất cân đối về xã hội. Tỉ lệ nghịch với sự phát triển về kính tế và văn hoá.
- Cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số luôn có thể xảy ra trong lịch sử nhân loại.
=> Chứng minh vấn đề bằng những con số cụ thể, chính xác, đáng tin cậy cùng những lí luận xác thực.
c. Phần kết bài: Con đường tồn tại và phát triển của nhân loại
- Cách kết bài vừa ngắn gọn, khúc triết, đầy đủ ý nghĩa.
- Câu nói: “Tồn tại hay không tồn tại” => Vấn đề kiểm soát và định hướng sự gia tăng dân số là vấn đề sống còn, khó khăn nhất.
?Hãy cho biết hình thức thuyết minh của văn bản.
?Qua tìm hiểu văn bản, em hãy cho biết ý nghĩa của văn bản.
? Vấn đề chính mà tác giả nêu ra là vấn đề gì? 
? Tác giả gợi cho người đọc những liên tưởng và suy nghĩ gì?
- HS dựa vào ghi nhớ để trả lời, lớp nhận xét và bổ sung .
2. Hình thức
-Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích.
-Lập luận chặt chẽ.
-Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục.
3. Ý nghĩa văn bản
Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
* Ghi nhớ: (SGK)
 4. Củng cố (3’)
	- Vấn đề chính mà tác giả nêu ra là vấn đề gì?
	- Đọc văn bản “Bài toán dân số” em hiểu được thêm điều gì?
 5. Hướng dẫn (1’)
	- Học bài, làm bài tập chưa làm ở lớp.
 - Tự tìm hiểu, nghiên cứu tình hình dân số của địa phương, từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề này.
- Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 50
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết.
 1.Kiến thức
 Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
 2.Kĩ năng
 - Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 -Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, giáo án, bảng phụ. 
	- HS: SGK, tìm hiểu về việc sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong các văn bản.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	Thế nào là câu ghép? Có mấy cách nối câu ghép? Cho một ví dụ minh hoạ?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
Hoạt động 2 (10’)
- GV yêu cầu học sinh đọc các ví dụ trong SGK.
? Các dấu ngoặc đơn được dùng trong các đoạn trích có tác dụng gì?
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đi thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích có thay đổi không? vì sao?
? Nêu những hiểu biết của em về dấu ngoặc đơn?
- Đọc ví dụ SGK.
- Tìm hiểu và trả lời.
- HS suy nghĩ và trả lời, lớp nhận xét và bổ sung.
- HS đọc ghi nhớ.
I. Dấu ngoặc đơn
1. Ví dụ: (SGK)
- Công dụng của dấu ngoặc đơn:
 + Câu a: Để giải thích họ là ai, ở đây còn có tác dụng nhấn mạnh.
 + Câu b: Để thuyết minh loài động vật tên là ba khía. 
 + Câu c: Để bổ sung thông tin về Lý Bạch: Năm sinh 701, năm mất 762, Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
- Nếu bỏ dấu ngoặc đơn ở những câu trên thì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi. Tuy nhiên sự thông tin bổ sung bị mất.
 2. Ghi nhớ: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
Hoạt động 3 (10’)
- GV dùng bảng phụ ghi các ví dụ trong SGK treo trên bảng.
- Gọi 1 HS đọc ví dụ.
? Dấu hai chấm trong các đoạn trích dùng để làm gì?
 ? Nêu những hiểu biết của em về dấu hai chấm?
- Gọi HS đọc c ghi nhớ SGK.
- HS đọc và quan sát bảng phụ.
- Trao đổi và trả lời.
 - HS trình bày.
- HS đọc ghi nhớ
II. Dấu hai chấm
1. Ví dụ: (SGK)
* Nhận xét tác dụng của dấu hai chấm: 
a. Báo trước lời đối thoại của các nhân vật: Dế Choắt và Dế Mèn.
b. Báo trước lời dẫn trực tiếp lời người khác.
c. Báo trước phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả.
2. Ghi nhớ: Dấu hai chấm dùng để:
+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. 
+ Đánh dấu, (báo trước) lời dẫn trực tiếp (Dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
Hoạt động 4 (15’)
- GV gọi một HS đọc bài tập 1 sau đó hướng dẫn các em làm.
? Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong đoạn trích?
? Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong bài tập 2. 
- Hướng dẫn HS về nhà làm bài 3, 4, 5
- Trao đổi làm bài tập 1, trình bày trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
- Làm việc cá nhân, 3 HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nghe, ghi chép.
III. Luyện tập
Bài 1 
a. Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần giải thích nghĩa các từ Hán Việt. Nếu không có phần này người đọc sẽ khó hiểu những từ này và sẽ không hiểu câu thơ. 
b. Đánh dấu phần thuyết minh về chiều dài 2290m của cầu.
c. Dấu ngoặc đơn thứ nhất: thay cho từ hoặc (người viết hoặc người nó). Dấu ngoặc đơn thứ hai: đánh dấu phần thuyết minh cho những phương tiện ngôn ngữ.
Bài 2 
a. Báo trước phần giải thích cho ý nặng quá.
b. Dấu 2 chấm thứ nhất báo trước lời đối thoại. Dấu 2 chấm thứ 2 thuyết minh nội dung lời khuyên của Dế Choắt.
c. Báo trước cho thuyết minh cho ý đủ màu.
Bài 3, 4, 5 HS làm ở nhà.
 4. Củng cố (2’)
Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm?
 5. Hướng dẫn (1’)
	- Học bài và làm bài tập 3, 4, 5.
 - Tìm văn bản có ch ... p. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	 Em hiểu thế nào là văn thuyết minh? Văn thuyết minh có những đặc điểm gì?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH 
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
Hoạt động 2 (15’)
- GV cho học sinh tìm hiểu các đề bài trong SGK.
? Xác định yêu cầu của đề bài trong số các đề đã cho? (Đề nêu vấn đề gì? Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào?)
? Các đề văn thuyết minh có cách thể hiện như thế nào?
? Khi nhận diện một đề văn thuyết minh ta thường dựa vào căn cứ nào?
- GV cho học sinh đọc văn bản “xe đạp” trong SGK.
- Đối tượng thuyết minh của bài văn này là gì? 
- Phân tích việc xây dựng bố cụcvủa văn bản.
- Nội dung và phương pháp thuyết minh ở phần mở bài là gì?
- Nêu hệ thống ý của thân bài.
- Phương pháp thuyết minh ở phần thân bài là gì?
? Phần kết bài gồm những nội dung gì?
? Em vó nhận xét gì về bố cục của văn bản?
? Nêu nhận xét của em về ngôn từ diễn đạt?
- GV gọi một học sinh đọc ghi nhớ.
- HS đọc các đề văn và tìm hiểu các đề văn trong SGK.
- Trả lời và lớp nhận xét, bổ sung.
- Tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
- Trao đổi, trả lời: khi đề không yêu cầu rõ về các thể loại khác như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, nghị luận,... mà hình thức viết như những ví dụ SGK đã cho, thì đó là yêu cầu dùng văn thuyết minh: trình bày, giải thích, giới thiệu.
- HS đọc văn bản trong SGK.
- Trả lời
- Xác định bố cục của văn bản.
- Trả lời, nhận xét và bổ sung.
- HS trình bày.
- Trả lời.
- Trả lời.
- HS: Bố cục mạch lạc, hợp lý, làm cho người đọc có thêm sự hiểu biết về xe đạp một cách đầy đủ, toàn diện.
- HS: Ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, chính xác, dễ hiểu.
- HS đọc ghi nhớ.
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
1. Đề văn thuyết minh
* Giới thiệu một số đề trong SGK.
* Nhận dạng đặc điểm đề
- Đề nêu trực tiếp đối tượng thuyết minh: Chiếc nón lá, Chiếc xe đạp,...
- Đối tượng thuyết minh bao gồm:
 + Con người: Một gương mặt thể thao Việt Nam,...
 + Sự vật: Hoa ngày tết ở Việt Nam,...
 + Hiện tượng: Tết Trung thu,...
- Cách thể hiện yêu cầu thuýết minh: 
 + Có khi nói rõ trong đề. 
+ Phần lớn không nói rõ, (chỉ trực tiếp nêu đối tượng thuyết minh).
2. Cách làm bài văn thuyết minh
a. Đối tượng thuyết minh: Xe đạp
b. Bố cục 3 phần:
*Mở bài:
 + Nội dung: giới thiệu chung về xe đạp. 
 + Phương pháp thuyết minh: định nghĩa. 
* Thân bài: 
- Hệ thống ý 
+ Hệ thống chuyển động của xe đạp.
+ Hệ thống điều khiển.
+ Hệ thống chuyên chở.
+Một số bộ phận khác.
- Phương pháp thuyết minh: + Phân tích, phân loại.
+ Nêu ví dụ, số liệu.
 * Kết bài: 
- Tác dụng của xe đạp.
- Tương lai của xe đạp.
* Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 3 (20’)
- GV cho học sinh thảo luận và làm bài tập số1.
- Đại diện từng nhóm trình bày bài làm của nhóm mình.
- Gv yêu cầu các nhóm khác nghe và bổ xung ý kiến cho nhóm bạn.
- Thảo luận và làm bài tập 
- Trình bày bài làm trước lớp. 
- Nhận xét, đ ánh giá và bổ xung bài cho nhóm bạn
II. Luyện tập
* Đề: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”.
 1. Tìm hiểu đề
 2. Tích luỹ kiến thức
 3. Xây dựng bố cục
 a. Mở bài:
 b. Thân bài:
 c. Kết luận:
4. Củng cố (2’)
	Em hiểu thế nào là văn thuyết minh? Nêu các bước làm một bài văn thuyết minh?
5. Hướng dẫn (1’)
 - Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn thuyết minh theo yêu cầu.
 - Sưu tầm, tìm hiểu những tri thức khách quan về các đối tượng gần gũi với đời sống.
	- Học bài và làm hoàn chỉnh bài tập số 1.
	- Chuẩn bị trước bài: Chương trình địa phương (phần văn).
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 52
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
(phần văn)
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 - Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương trước 1975.
 - Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.
 1.Kiến thức
 - Cách tìm hiểu về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
 - Cách tìm hiểu về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
 2.Kĩ năng
 - Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.
 - Đọc - hiểu và thẩm bình văn thơ viết về địa phương.
 - Biết cách thống kê tài liệu, thơ văn viết về địa phương.
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: SGK, giáo án. 
 - HS: SGK, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
 Em hãy cho biết thông điệp mà tác giả văn bản Bài toán dân số muốn gởi đến chúng ta là gì?
 Trả lời:
 Thông điệp mà tác giả văn bản Bài toán dân số muốn gởi đến chúng ta là: “ Đất đai không sinh thêm, con người ngày lại càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.”
 * Khi nhận xét cần tích hợp bảo vệ môi trường ( hạn chế sự gia tăng dân số là góp phần bảo vệ sự trong lành của không khí, bảo vệ môi trường ).
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần văn)
Hoạt động (20’):
Hướng dẫn Học sinh lập danh sách các nhà văn, nhà thơ quê ở Bạc Liêu.
- Giáo viên mời đại diện các nhóm 1, 2, 3 lần lượt trình bày kết quả sưu tầm về các tác giả văn học địa phương giai đoạn trước năm 1975 của nhóm mình.
- Giáo viên nhận xét các nội dung sưu tầm của từng nhóm, hướng các em vào việc tìm hiểu 3 tác giả Tạ Quốc Bửu, Dương Hà và Nguyễn Kiên Định.
Hoạt động (15’): Hướng dẫn Học sinh tiếp cận và tập thẩm bình một số đoạn văn, thơ hay viết về quê hương và con người Bạc Liêu:
- Giáo viên mời nhóm 4 trình bày kết quả sưu tầm về các đoạn thơ, văn viết về quê hương và con người Bạc Liêu và ý kiến, cảm nhận của nhóm về một trong những đoạn thơ, văn ấy.
Giáo viên nhận xét kết quả sưu tầm và thẩm bình của Học sinh.
 - Nêu ý kiến thẩm bình của mình về các đoạn thơ, văn mà các em sưu tầm được.
- Giáo viên giới thiệu 3 tác phẩm để Học sinh tham khảo: 
 + Bài thơ Con ốc bưu (Tạ Quốc Bửu).
 + Bài thơ Cây dừa (Nguyễn Kiên Định).
 + Đoạn trích Mùa tát đìa ( Phan Trung Nghĩa ).
- Gọi Học sinh đọc văn bản.
- Gợi ý Học sinh tìm hiểu các vấn đề chính của mỗi tác phẩm: tác phẩm viết về cái gì, viết nhằm mục đích gì, có gì đáng chú ý về nghệ thuật..
? Em có cảm nhận gì về các tác phẩm viết về quê hương Bạc Liêu?
- Thảo luận nhóm
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả sưu tầm của mình.
- Các thành viên của nhóm theo dõi ( bổ sung ).
- Học sinh theo dõi, ghi bài.
Đại diện nhóm 4 trình bày.
-Nghe
-Tất cả học sinh cùng theo dõi.
-Học sinh theo dõi, ghi bài.
-Học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi gợi ý của Giáo viên, bổ sung, theo dõi
Học sinh theo dõi, ghi bài.
-Suy nghĩ, trả lời
I. Các nhà văn, nhà thơ quê ở Bạc Liêu ( có các sáng tác trước năm 1975 ) :
1. Nhà thơ Tạ Quốc Bửu:
- Tên thật: Tạ Anh, tự Quốc Bửu, hiệu là Tinh Anh. 
- Ông sinh năm 1879 mất ngày 16 tháng 11 năm 1945 tại Láng Giài, Hòa Bình. 
- Ông là một nhà thơ lỗi lạc, từng là Hội chủ của Thi đàn Giá Rai trong những năm đầu thế kỷ XX. 
- Tác phẩm chính: Tinh Anh thi tập với trên 600 bài thơ được chia thành 7 quyển, trong đó có cả các bản dịch thơ Đường và một số bài văn tế, câu đối,
- Tác phẩm của Tạ Quốc Bửu thể hiện tình cảm cao đẹp đối với bạn bè, quê hương trong nỗi đau thầm kín về thời cuộc.
2. Nhà văn Dương Hà: 
- Tên thật : Dương Văn Chánh. 
- Sinh năm 1934 tại Bạc Liêu. Hiện ông đang sống ở quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh. 
- Bút danh: Dương Hà. 
- Ông là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết và được các nhà văn danh tiếng cùng thời nể trọng. 
- Tác phẩm chính: Tiểu thuyết Bên dòng sông Trẹm ( 2 tập, gồm 440 trang, sáng tác năm 1952, là tác phẩm đầu tay và xuất sắc nhất của ông); truyện ngắn Bên song cửa,Phần lớn tác phẩm được sáng tác trước 1975 của ông đến nay đã thất lạc.
- Hầu hết các tác phẩm của nhà văn Dương Hà viết về những câu chuyện tình đẹp nhưng do định kiến giai cấp, và sự phân biệt sang hèn nên gặp nhiều trắc trở, éo le . Qua đó ông thể hiện lòng tin vào tình yêu trong sáng trong cuộc sống.
 3. Tác giả Nguyễn Kiên Định:
 - Tên thật Nguyễn Thái Đẩu.
 - Sinh ngày 1-5-1930.
 - Bút danh Nguyễn Kiên Định.
 - Quê : xóm Cái Cùng , ấp Mỹ Điền , xã Long Điền , huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Nguyên giám đốc Sở văn hoá thông tin tỉnh Bạc Liêu - hội viên Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu - hội viên Hội sử học Việt Nam -hội viên Hội nhà báo Việt Nam . 
- Tác phẩm chính: tập thơ: Gửi Cà Mau, Tiếng kèn gốc rạ.
- Thơ Nguyễn Kiên Định là lời tâm tình thủ thỉ thấm đượm tình đất, tình người.
=> Bạc Liêu là nơi chôn nhau cắt rốn của các văn nhân nổi tiếng một thời..
II. Một số đoạn văn, thơ hay viết về quê hương và con người Bạc Liêu:
1. Bài thơ CON ỐC BƯƠU:
Tánh ưa nội quạnh chẳng ưa bò 
Giống ốc bươu là giống ít lo 
Vỏ cứng bọc quanh hình vặn ngược 
Vóc tròn uốn khúc ruột nằm co 
Tấm thân hữu dụng ông trời phó 
Cái tiếng phi thường miệng thế cho 
Giúp kẻ mù mờ con mắt sáng 
Liều mình chi tiếc nhúm tàn tro. 
 (Tạ Quốc Bửu)
=> Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ thể hiện tâm trạng u hoài, tự trách của cụ trước thế sự và ước mơ trong sáng về sứ mệnh làm người.
2. Bài thơ CÂY DỪA:
Cây dừa trước cửa nhà tôi
Chiến tranh qua rồi thân đầy vết sẹo
Của pháo
Của bom
Cây dừa trước cửa nhà tôi
Cứ thế lớn lên trước gió.
Cây dừa trước cửa nhà tôi
Linh hồn ai đó?
Bóng nó lặng im.
Cây dừa trước cửa nhà tôi
Là niềm kiêu hãnh trong tim yêu đời.
 (Nguyễn Kiên Định) 
=> Ba mươi năm chiến tranh bom cày đạn xới đã đi qua nhưng dấu tích đau thương của nó vẫn còn ghi dấu trên từng tấc đất quê hương. Hình ảnh “cây dừa thân đầy sẹo, cứ thế lớn lên trước gió” vừa gợi nhớ một thời đau thương nhưng hào hùng vừa thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào của tác giả về xứ sở Long Điền Đông anh hùng.
3. Đoạn trích “ MÙA TÁT ĐÌA ”:
 “ Người nông dân quê tôi..đạo làm người là như thế ”
 ( Tập bút ký Khách thương hồ - Phan Trung Nghĩa)
Đoạn trích đưa ta đến với lịch sử khẩn hoang và giai đoạn bị cường hào lẫn thực dân cướp đất của người dân nghèo Bạc Liêu xưa, đồng thời thổi vào hồn ta những làn gió trong lành từ đồng quê trù phú cá tôm, lúa đơm trĩu hạtđể gợi lên cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng về tình yêu quê hương, xứ sở!
=> Các tác phẩm viết về Bạc Liêu mang nặng tình đất, tình người.
 4. Củng cố: (3’)
 Qua bài học, em có suy nghĩ, (cảm nhận) gì về đất và người Bạc Liêu?
 - Đất Bạc Liêu hoang sơ, trù phú, nuôi nấng chở che con người. .
 - Người Bạc Liêu rất đỗi tài hoa, sống tình nghĩa, cao thượng, đấu tranh anh dũng, kiên cường.
 5. Hướng dẫn (1’)
 - Sưu tầm tranh ảnh, lập sổ tay về các nhà thơ, nhà văn địa phương.
 - Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc kép.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Kí duyệt tuần 13
Ngày //
Kiều Thị Phúc

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 13.doc