Tiết 65 - Văn bản : ÔNG ĐỒ
( Vũ Đình Liên)
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận được tình cảnh đáng buồn của ông đồ , qua đó thấy rõ sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng : Niềm thương cảm và nối nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả trước một lớp người tài hoa, một nét văn hóa cổ truyền nay đã trở nên tàn tạ và đang vắng bóng.
- Thấy được sức truyền cảm của bài thơ qua kết cấu tương phản , thể thơ ngũ ngôn, nhân hóa, so sánh, tả cảnh ngụ tình, .
- Bước đầu cho học sinh tìm hiểu được một vài dấu hiệu đặc trưng của thơ mới .
2. Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu một bài thơ mới ngũ ngôn, phát hiện , phân tích , cảm thụ những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc .
3. Thái độ : Học sinh có thái độ trân trọng lớp người xưa có tài có tâm như những ông đồ trong bài thơ; thái độ trân trọng , giữ gìn , bảo tồn những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Tiết 65 - Văn bản : ÔNG ĐỒ ( Vũ Đình Liên) A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức: - Giúp học sinh cảm nhận được tình cảnh đáng buồn của ông đồ , qua đó thấy rõ sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng : Niềm thương cảm và nối nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả trước một lớp người tài hoa, một nét văn hóa cổ truyền nay đã trở nên tàn tạ và đang vắng bóng. - Thấy được sức truyền cảm của bài thơ qua kết cấu tương phản , thể thơ ngũ ngôn, nhân hóa, so sánh, tả cảnh ngụ tình, ... - Bước đầu cho học sinh tìm hiểu được một vài dấu hiệu đặc trưng của thơ mới ... 2. Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu một bài thơ mới ngũ ngôn, phát hiện , phân tích , cảm thụ những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc . 3. Thái độ : Học sinh có thái độ trân trọng lớp người xưa có tài có tâm như những ông đồ trong bài thơ; thái độ trân trọng , giữ gìn , bảo tồn những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Giáo viên : - Tư liệu : SGK. SGV , tài liệu tham khảo ... - Đồ dùng : Máy chiếu, máy tính ( giáo án điện tử , phiếu bài tập ...) 2. Học sinh : Đọc và tìm hiểu soạn bài ở nhà theo hướng dẫn của gv và sgk. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học : 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ (trong quá trình tiết học) 3. Bài mới : * Giới thiệu bài mới : (1 phút) Hoạt động 1 (4 phút) : Tìm hiểu tác giả - tác phẩm Mục tiêu : Hiểu biết về tác giả và hoàn cảnh sáng tác Hoạt động của GV Thời gian Hoạt động của HS Nội dung ? Đọc chú thích SGK , nêu những hiểu biết của em về tác giả ? - Gv chiếu Slide 3. - Gv bổ sung thêm về tác giả . 2 - HS đọc sgk I . Tác giả - Tác phẩm 1. Tác giả : Vũ Đình Liên (1913-1996) - GV chiếu Slide 4, 5, thuyết minh theo các hình ảnh trên. - Giáo viên chốt (slide 6) 2 - Hs quan sát các hình ảnh. - Hs ghi bài 2. Tác phẩm :1936 Hoạt động 2(5 phút) : Tìm hiểu chung Mục tiêu : - Học sinh đọc diễn cảm, bước đầu cảm nhận chung về bài thơ. - Hiểu từ khó và thể thơ. - Nắm được bố cục của bài thơ theo mạch cảm xúc về thời gian. Hoạt động của GV - GV chuyển ý, ghi đề mục - GV chiếu slide 7 + Hướng dẫn đọc, đọc mẫu. + Gọi 1 học sinh đọc + Nhận xét học sinh đọc . - Gv chiếu slide 8. - GV gọi 1 hs đọc phần giải nghĩa trên máy. ?Theo em hình thức thể thơ trong bài thơ này có gì giống và khác bài thơ “Tĩnh dạ tứ”( Lí Bạch) đã học ở lớp 7 - GV chiếu Slide 9. - GV bổ sung. 3 - HS quan sát hình ảnh - HS đọc - HS nhận xét - Hs quan sát hình ảnh và đọc thông tin. - HS đọc - 1 hs trả lời II . Tìm hiểu chung: 1. Đọc : 2. Chú thích :(sgk) - GV chiếu slide 10 - GV : Có nhiều cách chia bài thơ khác nhau . Hình ảnh ông đồ trong bài thơ đựoc khơi từ nguồn cảm hứng : Nhìn nay, nhớ xưa. ? Hãy chia bài thơ theo nguồn cảm hứng ấy? ? Nêu phương thức biểu đạt của bài thơ ? - GV chốt, chuyển ý : Bài thơ trữ tình như một câu chuyện nhỏ xúc động về ông đồ, cô và các em sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết bài thơ này. 2 -Học sinh quan sát bài thơ. - Hs trả lời - Hs : Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả. 3. Bố cục: 2 phần Hoạt động 3 (27 phút) : Tìm hiểu chi tiết văn bản. Mục tiêu : - Giúp học sinh cảm nhận được tình cảnh đáng thương của ông đồ , qua hai nguồn cảm hứng : Niềm thương cảm và hoài cổ của tác giả. - Thấy được sức truyền cảm của bài thơ qua thể thơ ngũ ngôn, nhân hóa, so sánh, tả cảnh ngụ tình, ... - Rèn luyện kỹ năng phát hiện , phân tích , cảm thụ những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc . - GV: Chiếu slide 11. - GV : Yêu cầu hs chú ý từ ngữ miêu tả dấu hiệu thời gian, không gian, nghề nghiệp. ? Cả bốn khổ thơ đều tái hiện một bức tranh gì ? 2 - Hs quan sát III. Tìm hiểu chi tiết văn bản : 1- Hình ảnh ông đồ theo dòng hồi tưởng(4 khổ thơ đầu) * Bức tranh ông đồ viết thuê trong ngày Tết. - GV chuyển ý : Trên bức tranh ấy cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả như thế nào? Chúng ta quan sát lên màn hình. - GV chiếu slide 12 ? Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên ở khổ 1,2 ?Khổ 3,4 ? - GV chốt : + Khổ 1, 2 là bức tranh tươi tắn , rộn ràng. + Khổ 3, 4 là bức tranh tàn lụi, buồn sầu 2 - Hs quan sát. - 2 hs trả lời : - GV chuyển ý : Trên từng bức tranh thiên nhiên ấy, con người được miêu tả như thế nào? - GV chiếu slide 13 - Giáo viên đọc câu thơ và nhấn mạnh từ : mỗi năm...lại. ?Sự lặp lại của thời gian và con người trong hai câu thơ đầu có ý nghĩa gì? - GV chôt, mở rộng : Hình ảnh ông đồ xuất hiện thường niên, là trung tâm trong bức tranh xuân. - GV chiếu slide 13 ? Thái độ tình cảm của mọi người dành cho ông đồ như thế nào? - GV chuyển ý : Vậy vì sao ông đồ lại được mọi người yêu mến như thế? - GV chiếu slide 13 ? Phép tu từ nào được sử dụng ở câu thơ này? Tác dụng? - Giáo viên bổ sung, chốt ý (...). 3 - Hs quan sát từ ngữ ở khổ 1, 2. - Hs trả lời - Hs quan sát và trả lời. - Hs quan sát và trả lời. - Giáo viên chuyển ý (...). - GV chiếu slide 14. ?Em hãy nhận xét tác dụng cách dùng từ “mỗi” trong câu thơ : Nhưng mỗi năm mỗi vắng? - GV mở rộng (...) - GV chiếu slide 14. ?Trước thái độ của mọi người, tâm trạng của ông đồ còn được diễn tả qua những câu thơ nào? - Giáo viên đọc lại - GV chiếu slide 14. ?Phép tu từ nào được sử dụng ở câu thơ này? Giá trị biểu cảm của phép tu từ đó? - GV mở rộng, chốt ý (...). 3 - Hs quan sát. - Hs trả lời. - Hs trả lời. - Hs trả lời. - GV chuyển ý (...). - GV chiếu slide 15. - GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu 1. - GV gọi hs nhận xét câu trả lời. - GV chốt, mở rộng (...). - GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu 2. - GV gọi hs nhận xét câu trả lời. - GV chốt, bình (...). - GV chiếu slide 16. ? Qua phần thảo luận hãy nhắc lại những phép tu từ đã được sử dụng ở khổ thơ 3, 4? Tác dụng? - GV chiếu slide 16. ? Đọc lại những giá trị nghệ thuật và nội dung ở khổ 1, 2 mà chúng ta đã tìm hiểu? - GV chiếu slide 16. ?Dựa vào nội dung ở khổ 1,2 và khổ 3,4. Hãy đặt tên cho bức tranh ở mỗi thời kỳ? - GV chốt, chiếu slide 16. - GV chốt : Phép tương phản => Làm hiện lên hình ảnh ông đồ ở hai thời kỳ đối lập nhau. - GV mở rộng : + Đây là thời kỳ chuyển giao giữa 2 giai đoạn lịch sử : Văn hoá truyền thống (chữ nho) và ảnh hưởng của văn hoá phương Tây (chữ quốc ngữ). 10 - Hs đọc câu hỏi thảo luận. - Hs thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. - Hs quan sát. - Hs trả lời. - Hs ghi bài. - Hs đọc. - Hs ghi bài. - Hs ghi bài. - Ông đồ thời huy hoàng , đắc ý. - Ông đồ thời tàn lụi, buồn sầu. - GV chuyển ý (...) - Chiếu slide 17, 18 ?Hình ảnh nào lặp lại ở khổ đầu và khổ cuối? Hình ảnh nào không còn nữa ? ? Đó là kết cấu nghệ thuật gì?Tác dụng? - GV chốt (...), chiếu slide 18. 5 - Hs quan sát. - Hs trả lời. - Hs trả lời. - Hs ghi bài 2. Trở lại hiện tại – Tình cảm của tác giả: Kết cấu đầu cuối tương ứng : => Bi kịch mất mát. - GV chuyển ý (...), chiếu slide 19. ? Nghệ thuật sử dụng ở câu kết? Tác dụng? - Gv bình chốt (...), chiếu slide 19. - GV chuyển ý sang phần tổng kết, ghi nhớ. 2 - 1 hs trả lời - Hs ghi bài - Câu hỏi tu từ => Niềm cảm thương , hoài cổ Hoạt động 4 (8 phút) : Tổng kết - Ghi nhớ - Luyện tập Mục tiêu : - Qua phần bài tập hs rút ra giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung và chủ để của bài thơ. - Rèn kỹ năng hệ thống hoá nội dung bài học. - Giáo dục hs thái độ trân trọng lớp người có tài, tâm như ông đồ; trân trọng , giữ gìn , bảo tồn những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. - GV chiếu slide 20. - GV chiếu slide 21(Phiếu bài tập) - GV phát phiếu bài tập cho hs (Phụ lục) - GV thu phiếu bài tâp, trình chiếu và gọi hs nhận xét (2 phiếu). - Giáo viên chiếu slide 22 (đáp án bảng hệ thống) 4 - Hs nhận phiếu bài tập. - Hs làm bài tập. - Hs nhận xét. IV. Tổng kết – Ghi nhớ ( SGK) - GV chuyển ý (...), chiếu slide 23, 24. ? Hãy phát biểu suy nghĩ của em sau khi xem một số hình ảnh trên? - GV nhận xét, bổ sung. - GV chiếu slide 25 : Hướng dẫn về nhà - GV chiếu slide 26: Clip bài hát “Ông đồ”. - GV chiếu slide 27: Cảm ơn kết thúc bài học. 4 - Hs quan sát hình ảnh trên máy. - 1 hs trả lời. - Hs ghi bài. - Hs xem clip. V. Luyện tập - Củng cố Phần phụ lục : PHIẾU BÀI TẬP Họ và tên : .. Lớp : ....... Bài tập : Em hãy điền các từ còn thiếu vào bảng hệ thống sau : TÌNH CẢM CỦA TÁC GIẢ ÔNG ĐỒ NGUỒN CẢM HỨNG HOÀI CẢM *Ghi nhớ : - NGHỆ THUẬT : Bài th ngũ ngôn bình dị, cô đọng, gợi cảm, ... - NỘI DUNG : Tình cảnh đáng thương của “ông đồ”. =>CHỦ ĐỀ :... HỒI TƯỞNG Ông đồ thời huy hoàng, đắc ý ><
Tài liệu đính kèm: