Giáo án Ngữ văn 8 tiết 76: Câu nghi vấn

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 76: Câu nghi vấn

Bài 18 :

CÂU NGHI VẤN

A.Mức độ cần đạt :

- Nắm được những đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.

- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

B.Trọng tâm kiến thức, kỹ năng :

 1.Kiến thức :

- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.

- Chức năng chính của câu nghi vấn.

 2.Kỹ năng :

- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.

- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.

 3.Thái độ : Có ý thức sử dụng câu nghi vấn khi nói hoặc viết.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 76: Câu nghi vấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 : 	 Ngày soạn : 30/12/2010
Tiết 76 : 	 Ngày dạy : 04/01/2011
Bài 18 :
CÂU NGHI VẤN
A.Mức độ cần đạt : 
- Nắm được những đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hồn cảnh giao tiếp.
B.Trọng tâm kiến thức, kỹ năng : 	
 1.Kiến thức : 
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
- Chức năng chính của câu nghi vấn.
 2.Kỹ năng :
- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
 3.Thái độ : Cĩ ý thức sử dụng câu nghi vấn khi nĩi hoặc viết..
C.Phương pháp : Diễn giảng, bình giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề,  
D.Tiến trình lên lớp :
 1.Ổn định : GV ổn định nền nếp bình thường .
 2.Kiểm tra : Kiểm tra việc soạn bài của hs .
 3.Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Trong tiếng Việt, cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, mỗi kiểu câu có đặc điểm hình thức nhất định . Những đặc điểm hình thức này thường gắn với một chức năng chính . Chẳng hạn, như câu có hình thức câu cầu khiến có chức năng chính là dùng để ra lệnh, sai khiến, yêu cầu, khuyên bảo  Vậy câu nghi vấn có đặc điểm hình thức và chứng năng chính như thế nào ? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó . 
* Tiến trình hoạt động : 
Hoạt động 1 : Gọi hs đọc ví dụ sgk /11 .
(?) Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn ? 
-Câu : Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ? ; Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? ; Hay là u thương chúng con đói quá? 
(?) Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ?
- Cĩ các từ nghi vấn như : không, làm sao, hay là.
- Kết thúc bằng dấu chấm hỏi ở cuối câu . 
(?) Các câu nghi vấn trên dùng để làm gì ?.
-Dùng để hỏi (bao gồm cả tự hỏi như câu trong Truyện kiều : “ Người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không?”
(?) Trong những trường hợp nào dùng câu nghi vấn ? 
-Trong giao tiếp, khi có những điều chưa biết hoặc còn hoài nghi, người ta sử dụng câu nghi vấn để yêu cầu trả lời giải thích.
* Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/11 . (?) Hãy đặt một vài câu nghi vấn ? (Hs tự làm ) .
Hoạt động 2 : GV chia nhóm cho HS làm các bài tập .
I.Tìm hiểu chung :
1.Đặc điểm hình thức và chức năng chính :
* Phân tích ví dụ : 
 (sgk /11) .
a.Đặc điểm: 
-Có những từ nghi vấn : không, làm sao, hay là.
-Kết thúc bằng dấu chấm hỏi ở cuối câu. 
b.Chức năng : 
 Dùng để hỏi .
2.Ghi nhớ : (SGK/11) .
II.Luyện tập : 
Bài tập 1 /11,12 : Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó 
a.Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? 
b.Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
c.Văn là gì ? . Chương là gì ?
d.Chúng mình muốn cùng tớ đùa vui không ? ; Đùa trò gì ? ; Cái gì thế ? ; Chị cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?
Bài tập 2/12 : 
-Căn cứ vào từ “hay” ở các câu .
-Trong câu nghi vấn từ “hay” không thể thay thế bằng từ “hoặc” được . Nếu thay thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu trần thuật có ý nghĩa khác hẳn.
Bài tập 3/13 : 
-Không, vì đây không phải là câu nghi vấn .
-Câu ( a ) và ( b) có từ nghi vấn như có không, tại sao, nhưng kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong 1 câu .
-Trong câu ( c), ( d) có từ nào ( cũng), ai ( cũng) là những từ phiếm định .
* Lưu ý : trong tiếng Việt, tổ hợp X cũng như ai cũng, gì cũng, nào cũng, sao cũng, âu cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũng  bao giờ cũng có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối ( vd : Ai cũng thấy thế ?)
Bài tập 4/13 : 
-Khác nhau về hình thức : có không ; đã  chưa .
-Khác về ý nghĩa : câu thứ 2 có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ, nếu điều giả định này không đúng thì câu trả lời sẽ trở nên vô lí .Câu thứ nhất không hề có giả định đó .
VD : -Cái áo này có cũ ( lắm ) không ? ( đ )
 -Cái áo này đã cũ ( lắm ) chưa? (đ)
 -Cái áo này có mới ( lắm ) không ? ( đ)
 -Cái áo này đã mới ( lắm) không ? ( s)
Bài tập 5/13 : 
a.Bao giờ anh đi Hà Nội ? => Hỏi vào thời điểm anh chưa đi Hà Nội .
b.Anh đi Hà Nội bao giờ ? => Hỏi vào thời điểm anh đã đi Hà Nội về .
Bài tập 6/13 : 
a.Chiếc xe này bao nhiêu kilôgam mà nặng thế ? => câu nghi vấn này đúng, vì người hỏi đã tiếp xúc với vật, sau đó mới hỏi để biết chính xác trọng lượng của chiếc xe .
b. Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế ? => câu nghi vấn này sai, vì người hỏi chưa biết giá chính xác của chiếc xe thì làm sao mà biết nó rẻ được .
III.Hướng dẫn tự học : 
- Tìm các văn bản đã học cĩ chúa câu nghi vấn, phân tích tác dụng. 
- Liên hệ thực tế trong giao tiếp hằng ngày.
- Soạn bài “Quê hương” .
E.Rút kinh nghiệm : 
........................................................................................................................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • docCau nghi van tiet 76CKTKN.doc