Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 62 Hướng dẫn đọc thêm: Muốn làm thằng cuội - Tản Đà

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 62 Hướng dẫn đọc thêm: Muốn làm thằng cuội - Tản Đà

Tiết 62

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:

MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

 -Tản Đà-

I. Mục tiêu bài học:

- Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: Buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi hiện thực ấy bằng một ước mộng rất ngông.

- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thất ngôn bát cú Đường luật của Tản Đà: lời lẽ thật giản dị, trong sáng rất gần với lối nói thông thường, không cách điệu, xa vời, ý tứ hàm xúc khoáng đạt, cảm xúc bộc lộ thật tự nhiên, thoải mái , giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh duyên dáng.

- Rèn kỹ năng phân tích thơ Đường luật thể thất ngôn bát cú.

- Giáo dục lòng kính yêu, trân trọng những giá trị văn hoá nước nhà.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Giáo án, SGK + SGV N.văn 8, bảng phụ

- Học sinh: SGK + Vở soạn

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định tổ chức (1')

2. Kiểm tra đầu giờ (5')

- Đọc thuộc lòng bài "Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh? Nêu ND chính của BT?

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 579Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 62 Hướng dẫn đọc thêm: Muốn làm thằng cuội - Tản Đà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / 12/ 2008
Ngày giảng: / 12 (8A+ 8B)
29/ 12 (8C)
Tiết 62
Hướng dẫn đọc thêm:
Muốn làm thằng cuội
 -Tản Đà-	
I. Mục tiêu bài học: 
- Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: Buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi hiện thực ấy bằng một ước mộng rất ngông.
- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thất ngôn bát cú Đường luật của Tản Đà: lời lẽ thật giản dị, trong sáng rất gần với lối nói thông thường, không cách điệu, xa vời, ý tứ hàm xúc khoáng đạt, cảm xúc bộc lộ thật tự nhiên, thoải mái , giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh duyên dáng.
- Rèn kỹ năng phân tích thơ Đường luật thể thất ngôn bát cú.
- Giáo dục lòng kính yêu, trân trọng những giá trị văn hoá nước nhà.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án, SGK + SGV N.văn 8, bảng phụ
- Học sinh: SGK + Vở soạn
III. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức (1')
2. Kiểm tra đầu giờ (5')
- Đọc thuộc lòng bài "Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh? Nêu ND chính của BT?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học (37')
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
*HĐ 1: Khởi động
 GV cho học sinh quan sát ảnh Tản Đà, giới thiệu bài mới: Tản Đà vốn xuất thân từ một gia đình nhà nho nhưng lại sống giữa thời buổi nho học tàn tạ, là nghệ sĩ có tài, có tình, có cá tính độc đáo, nhân cách cao thượng. Tản Đà không muốn hoà mình với xã hội phong kiến xấu xa, nhơ bẩn, hỗn tạp, xô bồ nên đã tìm cách thoát li vào rượu vào thơ, vào cõi mộng, cõi tiên. Để hiểu rõ tâm trạng ấy chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
*HĐ 2: HD đọc thêm.
- GV hướng dẫn đọc: rõ ràng,diễn cảm nhẹ nhàng, thể hiện giọng điệu mới mẻ của thể thơ TNBCĐL, nhịp thơ thay đổi 4/3 hoặc 2/2/3.
- GV đọc mẫu, hs đọc - Nhận xét.
H: Theo dõi chú thích *, em hãy nêu vài nét về tác giả?
- GV nhấn mạnh về bút danh Tản Đà: 
+Núi Tản Viên (Ba Vì) ở trước mặt.
+Hắc Giang (Sông Đà):bên cạnh nhà.
- Tính tình phóng khoáng, đa cảm hay vào Nam ra Bắc.
- Ông được xem là cái gạch nối, là nhịp cầu, là khúc nhạc dạo đầu cho phong trào thơ mới lãng mạn những năm 30 của TK XX.
- GV: Giải thích hoàn cảnh xã hôi Việt Nam lúc đó.
H: Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của tác giả?
Khối tình con I, II (thơ - 1917)
Giấc mộng con I (tiểu thuyết - 1917)
Thề non nước (tiểu thuyết - 1920).
Giấc mộng con II (1932).
Giấc mộng lớn ( tự truyện - 1932).
H: Em biết gì về bài "Muốn làm thằng cuội"?
H: Bài thơ đựoc viết theo thể thơ gì? Nêu bố cục?
- TNBCĐL (đề- thực- luận- kết)
- GVHDHS tìm hiểu chú thích - SGK.
H: Hai câu đầu là lời tâm sự của ai với ai?
- Tâm sự của Tản Đà với chị Hằng
H: Thời điểm mà tác giả tâm sự? Tại sao lại chọn đêm thu?
- Tác giả chọn đêm thu chứ không phải là đêm đông hay đêm hè, đêm xuân, vì: Đêm thu trăng sáng nhất, thời tiết se se lạnh, gió thu nhè nhẹ hiu hiu,thường gợi tâm trạng buồn, nhiều nhà thơ đã lấy đề tài mùa thu để làm thơ (N.Du, BHTQ, N.Khuyến, T.Xương). TĐ cũng đã thấm hồn thu đất trời, lây những dòng buồn của văn chương, của các thi sĩ. Đấy là nỗi buồn lãng mạn, bâng khuâng, như vô cớ mà có duyên
H: Tác giả gọi chị Hằng để tâm sự điều gì? Tại sao tác giả lại có tâm trạng đó? 
- HSHĐ nhóm bàn (2')- Báo cáo KQ'
- GVNX,KL: Đó là tâm trạng buồn chán trước cảnh trần thế. Vì: đêm thu vốn đã buồn, lại chán chường thực tại bế tắc , ngột ngạt, u uất, bất công, ngang trái của xã hội khiến nhà thơ buồn chán.
- GV: Trước cảnh thực tại như vậy, những người có đàu óc, muốn thoát li mà không thoát li nổi họ phải thoát li vào mộng tưởng, vào cõi tiên, vào thơ. Trong bài "Giải sầu" Tản Đà viết: Từ độ sầu đến nay, ngày nào cũng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu, mưa dầm lá rụng mà sầu, trămg trong gió mát mà càng sầu, nằm vắt tay lên trán mà sầu, đem thơ văn ngâm vịnh mà càng sầu sầu không có mối chém sao cho đứt, sầu không có khối đập sao cho tan.
" Đời đáng chán biết thôi là đủ
Sự chán đời xin nhủ lại tri âm"
Hay: "Gió gió mưa mưa đã chán phèo
Sự đời nghĩ đến lại buồn teo".
H: Nhưng tại sao tác giả không phải là chán cả, mà lại là "chán nửa rồi"?
- Vì tấm lòng của ông xét từ sâu thẳm vẫn thiết tha yêu c/s đời thường. Chán đời và yêu đời là lời tâm sự >< nhưng lại thống nhất trong con người TĐ
H: Em có nhận xét gì về giọng điệu, cách sử dụng từ ngữ, kiểu câu& cách xưng hô?
H: Cách xưng hô "chị - em"như vậy có tác dụng gì trong hai câu thơ trên?
- Vầng trăng đã trở thành người bạn, người chị hiền tri âm tri kỉ của tác giả.
H: Em hiểu gì về tâm trạng của TĐ qua 2 câu thơ đầu?
- GV: TĐ là con người có cá tính mạnh mẽ,phóng khoáng, lại sống trong tâm trạng"tài cao, phận thấp, chí khí uất", muốn sống thanh cao nhưng lại phải sống tù túng tầm thường.Đó chính là nỗi buồn sầu của tg'
- GV: Buồn chán cuộc đời tác giả ước muốn điều gì?
H: Ước muốn của tác giả được thể hiện qua những câu thơ nào?
- HS chú ý đến các h/a': cung quế, cành đa. Những h/a' đó liên tưởng đến điều gì?
- H/ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa
H: Hãy phân tích NT đối? Nhận xét kiểu câu, giọng điệu, cách sử dụng từ ngữ?
- GV p.tích NT: Hỏi không cần trả lời mà để ngỏ lời, để khẳng định, vì dù sao chú Cuội chỉ là 1 đứa trẻ không thể làm bạn tri âm, tri kỉ với chị Hằngchị Hằng cô đơn, ông cũng cô đơn-> nên gặp nhau là hoà hợp. Nhưng khoảng cách giữa cung quế và trần gian là rất xa, làm sao ông có thể lên được, nên ông đã t2 chị Hằng sẽ vít cành đa xuống cho ông bám vào và chị sẽ nhấc ông lên.
H: Hai câu thơ thể hiện khát vọng gì của tác giả?
- Khác với các nho sĩ xưa, khi bất hoà với hiện thực thì lui về ở ẩn để vui thú điền viên, hưởng thú lâm tuyền. Cùng thời với TĐ, có người chán ghét hiện thực tìm cách thoát li chạy trốn vào t/y vào quá khứ, còn TĐ lại muốn thoát li hiện thực = giấc mộng lên cung trăng
H: NX về giấc mộng lên cung trăng của tác giả?
- Mộng tưởng muốn xoá đi khoảng cách giữa cõi tiên và cõi tục, mộng - thực hoà làm 1 để nỉ non, than thở về trần thế
H: Lên cung trăng, MĐ của ông là gì?
H: NX cách xưng hô, sử dụng từ ngữ và giọng điệu của tác giả? (Phân tích nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên)
- TĐ đa tình nhưng không suồng sã, mà vẫn giữ được khoảng cách đúng đắn
-> Nhấn mạnh sự thoả mãn đ/s nội tâm. 
H: Tại sao lên cung trăng, TĐ mới tìm được người bầu bạn? Qua đó tâm trạng của tác giả được bộc lộ như thế nào?
- Khát vọng của TĐ không phải trốn chạy và xa lánh. Đi vào cõi mộng, thi sĩ mang theo đầy đủ bản tính đa tình và "ngông" của mình, vẫn muốn 1 c/s đích thực với những niềm vui mà cõi trần ông không tìm thấy
H: Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng: Tản Đà là một hồn thơ "ngông". Em hiểu "ngông" nghĩa là gì? Hãy phân tích cái ngông của Tản Đà trong 4 câu thơ trên?
- HSHĐ nhóm (3')- Báo cáo KQ'
- GVNX,KL:
+ "Ngông": là làm những việc trái với lẽ thường, khác mọi người xung quanh. Trong VH, ngông là biểu hiện của ngòi bút có cá tính mạnh mẽ, bất hoà sâu sắc với xã hội đương thời, không chịu gò ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi, lề thói thông thường. Tản Đà đã từng nhận mình là ngông, đã từng viết bài thơ "Dạm bán áo đoạn" để mà "mua giấy viết ngông":
“Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đầy xuống hạ giới về tội ngông”
-> Liên hệ với N.C.Trứ lấy mo cau che đít bò đủng đỉnh cưỡi lên chùa trong "Bài ca ngất ngưởng". Tú Xương tìm đến lối sống của chú Mán "Ko đội nón chịu là da dãi nắng- Chẳng nhuộm răng, để trăng dễ cười đời" trong bài "Bần nhi lạc".
+ Câu 3: Cung quế.. chửa -> như một câu hỏi thăm dò, cung trăng đã có ai ở đó chưa?
+ Câu 4: thể hiện ước muốn được chị Hằng nhắc lên chơi.
+ Câu 5 thể hiện rõ tính ngông , chất đa tình của Tản Đà. Từ cách xưng hô “chị”, “em” có vẻ thân mật đúng đắn đã chuyển sang tình tri kỉ, mong muốn được sánh vai bầu bạn cùng người đẹp Hằng Nga, được vui chơi thoả thích cùng thiên nhiên mây gió. Quả là một tâm hồn lãng mạn hiếm có.
H: Ước nguyện được thực hiện, tác giả đã tưởng tượng ra h/ảnh gì?
H: Phân tích hình ảnh "Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Em hiểu cười ở đây là cười ai, cười cái gì? Vì sao cười?
- Cái cười có thể hiểu theo hai ý nghĩa: 
+ Thoả mãn vì đã đạt được khát vọng thoát li mãnh liệt, xa lánh hẳn cõi trần bụi bặm.
+ Thể hiện sự mỉa mai khinh bỉ cõi trần giờ đây chỉ bé tí khi mình đã bay bổng lên cung trăng.
 Đó là đỉnh cao của tâm hồn lãng mạn và ngông của Tản Đà.
H: Nhận xét cách kết thúc bài thơ?
- Mạch cảm xúc lãng mạn và ngông được đẩy lên đến cao độ = h/a t2 đầy bất ngờ và ý vị của TĐ. Đêm trung thu trăng sáng đẹp, người người đều ngẩng đầu lên chiêm ngưỡng trăng thì nhà thơ lại ngồi trên cung trăng, tựa vai chị Hằng Nga để cùng ngắm thế gian và cười 
- Y/c HS tìm hiểu mạch cảm xúc của BT-> Tâm sự của nhà thơ qua BT
H: Qua tâm sự của TĐ,em hiểu gì về con người ông?
- XH đương thời từ 1925 - 1935 rất nhiều kẻ hám lợi đã đánh mất nhân cách chính mình. Tác giả vì muốn giữ cho lòng mình trong sạch nên đã thể hiện cái ngông. Qua đó tác giả muốn kín đáo gửi vào đó t/y quê hương, đất nước, con người. Đó là ý chí , là tâm trạng chung của tầng lớp tri thức đương thời bất mãn với hiện thực, bế tắc trong t2.
*HĐ3: Hướng dẫn tổng kết 
H: Theo em những yếu tố nghệ thuật nào tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ (NT chưa thật đúng với quy định - tạo ra sự cách tân thơ Đường của Tản Đà).
- Thơ Đường nhưng không khô khan, tư tưởng táo bạo, giọng điệu tự nhiên, thoải mái
H: Qua đó emhiểu gì về tâm trạng của thi sĩ?
- HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức
*HĐ 4: HD luyện tập (HD về nhà làm)
+ HS đọc và nêu yêu cầu của BT
- Gọi 1,2 HS chữa bài tập.
- HS nhận xét.
- GV sửa chữa bổ sung.
+ HS đọc và nêu yêu cầu của BT
- Gọi 1,2 HS chữa bài tập.
- HS nhận xét.
- GV sửa chữa,bổ sung, KL
1'
8'
23'
8'
15'
3'
2'
I. Đọc - thảo luận chú thích
1. Đọc văn bản
2. Thảo luận chú thích
a. Tác giả
- Tản Đà (1889- 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở Sơn Tây (Hà Tây).
- Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, đậm đà bản sắc dân tộc, có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ. Là cầu nối giữa nền thơ ca cổ điển và hiện đại VN
b. Tác phẩm 
-"Muốn làm thằng cuội" nằm trong "Khối tình con"- XB 1917.
- Thể thơ: TNBC Đường luật.
c. Từ khó (SGK.)
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Hai câu đề: tâm sự của nhà thơ 
 “Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi”
* Lời lẽ tự nhiên, xưng hô thân thiết, sử dụng thán từ bộc lộ cảm xúc trực tiếp như một lời than , một lời giãi bày tâm sự.
- Tâm trạng buồn chán về xã hội ngột ngạt, tù túng, muốn thoát li khỏi cuộc sống tầm thường để vươn tới c/s cao đẹp hơn 
2. Ước muốn của tác giả
“Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
 Cành đa xin chị nhắc lên chơi”
*Nghệ thuật đối, giọng thơ tự nhiên, câu hỏi tu từ, lời cầu xin chân thành
 Khát vọng xa lánh trần thế để đến với cung trăng - địa điểm thoát li lí tưởng và tuyệt đối. Nơi đó có thể hoàn toàn xa lánh "cõi trần" mà ông đã buồn chán. 
“Có bầu, có bạn, can chi tủi
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui”
- Điệp từ, nghệ thuật đối, xưng hô thân mật, vui vẻ
- Ước nguyện đơn giản mà thanh cao, phong tình nhưng không buông thả, không ham muốn vật chất tầm thường, chỉ cần có người bạn tri âm tri kỉ, thả hồn cùng thiên nhiên, giải thoát u uất trong cõi lòng.
“Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười”
*Cách kết thúc độc đáo bất ngờ, câu thơ thấm đẫm chất "ngông" và chất "phong tình" - thể hiện khát vọng thoát li mãnh liệt và một chút mỉa mai, bao dung với cõi trần thế.
III. Ghi nhớ (SGK. 157)
IV. Luyện tập
1. Bài tập 1 ( SGK.157)
- Cặp câu 3-4 và 5-6 đối nhau.
+ Đối từ loại: cung quế- cành đa.
 đã ai- xin chị nhấc...
+ Đối ý: 
2. Bài tập 2 ( SGK.157): So sánh ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ này với "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan.
- Bài "Qua Đèo Ngang" tuy chất chứa tâm trạng nhưng giọng điệu mực thước, trang trọng, đăng đối.
- Bài "Muốn làm thằng cuội" giọng nhẹ nhàng thanh thoát pha chút tình tứ, hóm hỉnh có nét phóng túng ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn thoát ly ở TK đầu. 
4. Củng cố (1')
- Bài thơ cho em hiểu gì về tâm trạng của Tản Đà? Vì sao tác giả có tâm trạng đó?
- GV khái quát nội dung bài học
5. HD học bài (1')
 - Bài cũ: Học bài, làm bài tập SBT.
- Bài mới: Chuẩn bị Tiết 63+64+65: Chương trình địa phương (Phần văn)
(Sưu tầm tài liệu văn học về các tác giả ở địa phương Lào Cai)

Tài liệu đính kèm:

  • docmuon lam thang cuoi.doc