Tiết 65, 66
Hướng dẫn làm bài kiểm tra học kì I
I.Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức về chương trình Ngữ văn 8 kì I:
- Tiếng Việt: Từ vựng, ngữ pháp
- Văn học: truyện kí Việt nam giai đoạn 1930- 1945; văn học nước ngoài; thơ ca Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước cách mạng tháng Tam năm 1945
- Tập làm văn: tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học vào việc vào việc hiểu nội dung ý nghĩa văn bản, tạo lập văn bản
- Rèn kĩ năng phân tích cảm thụ một văn bản, nhân vật, những đặc sắc về nghệ thuật, nội dung tác phẩm
- Vận dụng kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 8 trong giao tiếp
Ngày soạn: 06/12/2011 Ngày giảng: 8A: 8B: Tiết 65, 66 Hướng dẫn làm bài kiểm tra học kì I I.Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức về chương trình Ngữ văn 8 kì I: - Tiếng Việt: Từ vựng, ngữ pháp - Văn học: truyện kí Việt nam giai đoạn 1930- 1945; văn học nước ngoài; thơ ca Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước cách mạng tháng Tam năm 1945 - Tập làm văn: tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức đã học vào việc vào việc hiểu nội dung ý nghĩa văn bản, tạo lập văn bản - Rèn kĩ năng phân tích cảm thụ một văn bản, nhân vật, những đặc sắc về nghệ thuật, nội dung tác phẩm - Vận dụng kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 8 trong giao tiếp 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu quí trân trọng tiếng Việt; độc lập suy nghĩ sáng tạo trong học tập bộ môn II. Chuẩn bị: Thầy: TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, SGV Ngữ văn 8 Trò: ôn lại kiến thức Ngữ văn 8 kì I III. Phương pháp: P.P: Vấn đáp, thuyết trình KT: Động não IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục 1.Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Kể tên các tác phẩm truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 đã học trong chương trình Ngữ văn 8? ? Đọc thuộc diễn cảm bài thơ: “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” của Phan Bội Châu? Bài mới: * Giới thiệu bài: Để làm tốt bài kiểm tra học kì I chúng ta cần nắm vững các kiến thức đã học trong chương trình theo một hệ thống kết hợp tích hợp các kiến thức giữa các phân môn và kiến thức đã học ở các lớp dưới với việc vận dụng kĩ năng để thực hiện tôt bài kiểm tra học kì Hoạt động 1: P.P: Vấn đáp, thuyết trình KT: Động não ? Phần văn học chúng ta đã tìm hiểu những phần kiến thức nào? ? Tác phẩm, tác giả truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 đã học? - Tôi đi học- Thanh Tịnh - Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng - Tức nước vỡ bờ Trích- Ngô Tất Tố - Lão Hạc – Nam Cao ? Nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của những tác phẩm này? ? Những tác phẩm văn học nước ngoài dẫ học? - Cô bé bán diêm –An-đec-xen - Chiếc lá cuối cùng – Ô-hen-ri - Đánh nhau với cối xay gió – Xec-van- tec - Hai cây phong- Ai-ma-tốp ? Những bài thơ giai đoạn 1900 – trước 1945? Tác giả? - Muốn làm thằng cuội - Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông - Đập đá ? Nội dung và nghệ thuật đặc sắc của những bài thơ trên? ? Những văn bản nhật dụng và những vấn đề đề cập đến qua những văn bản đó? - Ôn dịch, thuốc lá - Thông tin ngày trái đất năm 2000 - Bài toán dân số Hoạt động 2: P.P: Vấn đáp, thuyết trình KT: Động não ? Những kiến thức Tiếng việt đã học trong chương trình kì I? - HS thống kê trên cơ sở đã ôn tập qua đề cương và tiết ôn tập tiếng Việt( tiết 63) - HS nhắc lại những khái niệm, đặc điểm công dụng của từng phần kiến thức - Gv chốt Hoạt động 3: P.P: Vấn đáp, thuyết trình KT: Động não ? Những kiến thức tập làm văn đã học trong chương trình kì I? - HS trình bày - GV chốt ? Tác dụng của yếu tố miểu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự? - Sinh động, hấp dẫn ? Thế nào là văn bản thuyết minh ? Đặc điểm vai trò của văn thuyết minh? ? Bố cục của bài văn thuyết minh? ? Các phương pháp thuyết minh? ? Lời văn thuyết minh? Hoạt động 4: P.P: Vấn đáp, TH có HD, KT: Động não * Gv hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo hướng câu hỏi tự luận khi làm bài kiểm tra * Đề bài kiểm tra theo tỉ lệ 3/7: Văn hoc, tiếng việt/ tập làm văn * Gv cho học sinh luyện tập dưới dạng câu hỏi trong đề kiểm tra tự luận theo ma trận đề ? Bài 1: Tìm trường từ vựng chỉ - Tính nết của người - Đồ dùng học tập của học sinh - Bộ phận của cây ? Bài 2: Phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu thơ sau: - Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm - Ông mất năm nao ngày độc lập - Bà về năm đói làng treo lưới Biển động hòn mê giặc bắn vào ? Bài 3: Đặt 2 câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ nối các vế trong câu ghép? - HS trình bày - GV nhận xét đánh giá, chấm chữa - Mặc dù mẹ tôi vất vả nhưng mẹ vẫn giữ được vẻ thanh xuân. ? Bài 4: Cho thông tin “ Phước An lau nhà”. Hãy thêm tình thái từ để tạo câu cầu khiến, câu nghi vấn - Phước An lau nhà à? - Phước An lau nhà đi! ? Bài 5: Viết đọan văn giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng (6 - 8 câu) HS trình bày theo gợi ý: + Tên thật, năm sinh, mất, quê quán + Những nét riếng về cuộc đời + Sự nghiệp sáng tác và phong cách sáng tác + Những tác phẩm chính về các thể loại + Những cống hiến và giải thưởng -Hành văn lưu loát, không sai lỗi chính tả, không viết tắt. * Bài 7: GV hướng dẫn hS lập dàn bài đề văn ( câu 7) - Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Nội dung: kể lại chuyện lão Hạc bán chó Vàng theo lời kể của nhân vật ông giáo - Ngội kể: thứ nhất A. Lý thuyết: (30’) I. Văn học: 1. Truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 * Kỉ niệm tuổi thơ trong sáng đẹp đẽ không phai mờ trong kí ức về ngày dầu tiên đi học * Sự cảm thông sâu sắc về thân phận đau khổ cùng quẫn của người nông dân lương thiện, giàu tình cảm * Nghệ thuật miêu tả tâm trạng, ngôn ngưc giàu chất trữ tình * Nghệ thuật xây dựng nhân vật với, diễn biến tâm trạng phức tạp sinh động 2. Truyện nước ngoài: * Hiện thực đời sống xã hội và những tình cảm nhân văn cao đẹp * Nghệ thuật miêu tả kể chuyện và xây dựng tình huống truyện hấp dẫn sinh động 3.Thơ Việt Nam (1900- 1945) * Lòng yêu nước tha thiết, khí phách hiên ngang, bất khuất và ý chí kiên định, sắt son với lí tưởng cách mạng của các chí sĩ cách mạng * Bất hòa với thực tại tầm thườn xấu xa của xã hội đương thời * Là gạch nối giữa thơ ca cổ điển và thơ ca hiện đại việt Nam 4. Văn bản nhật dụng: *Vấn đề môi trường trái đất * Dân số * Tệ nạn xã hội và tương lại của đất nước của dân tộc II. Tiếng việt 1.Từ vựng: - Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ - Trường từ vựng - Từ địa phương, biệt ngữ xã hội - Từ tượng hình, từ tượng thanh - Các phép tu từ; nói quá, nói giảm nói tránh 2. Ngữ pháp: - Trợ từ, thán từ, tình thái từ - Câu ghép III. Tập làm văn 1. Tóm tắt văn bản tự sự 2. Các bước tóm tắt văn bản tự sự - 4 bước 3. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Nhận biết và hiểu tác dụng của yếu tố miểu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự - Viết đoạn văn, bài văn kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm 4. Thuyết minh - Khái niệm văn bản thuyết minh - Đặc điểm vai trò của văn thuyết minh - Bố cục và cách xây dựng đoạn văn và lời văn thuyết minh - Các phương pháp thuyết minh - Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh về đồ vật B. Luyện tập: (50’) 1. Tìm trường từ vựng chỉ - Tính nết của người - Đồ dùng học tập của học sinh - Bộ phận của cây 2. Phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu thơ sau: - Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm - Ông mất năm nao ngày độc lập - Bà về năm đói làng treo lưới Biển động hòn mê giặc bắn vào * Nói giảm nói tránh: nhằm tránh cảm giác quá buồn khi hai người cha mẹ nuôi giấu mình đã mất của nhà thơ chiến sĩ cách mạng Tố Hữu * Nói quá: nhấn mạnh vai trò của lao động và thành quả của lao động 3.Đặt 2 câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ nối các vế trong câu ghép - Vì nhà nghèo nên Hồng sớm tự lập - Mặc dù mẹ tôi vất vả nhưng mẹ vẫn giữ được vẻ thanh xuân. 4. Cho thông tin “ Phước An lau nhà”. Hãy thêm tình thái từ để tạo câu cầu khiến, câu nghi vấn - Phước An lau nhà à? - Phước An lau nhà đi! 5. Viết đọan văn giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng (6- 8 câu) 6. Đặt một đoạn hội thoại có sử dụng tình thái từ, trợ từ, thán từ (6 - 8 câu) 7. Đóng vai ông giáo kể lại chuyện lão Hạc tâm sự với mình về việc bán chó Vàng. a. Mở bài: - Chứng kiến cái chết dữ dội và thảm khốc của lão Hạc, tôi ( ông giáo) đau xót nghĩ về số phận bất hạnh và câu chuyện lão Hạc tâm sự với mình về việc bán chó Vàng. b. Thân bài: - Tôi ân hận tự vấn mình vì đã chót hiểu lầm lão Hạc - Tôi nhớ lại chuyện lão Hạc kể chuyện bán chó Vàng + Thời gian, không gian + Nét mặt thái độ, cử chỉ của lão + Tâm trạng tình cảm của lão Hạc lúc đó + Lời nói tiếng khóc của lão Những suy nghĩ của tôi về câu chuyện của lão Hạc c. Kết bài: - Suy nghĩ của tôi về cuộc đời và phẩm chất cao quý của lão Hạc - Lời nhắn nhủ của tôi đối với con trai lão Hạc về người cha của anh 4.Củng cố: (3’) - Hệ thống hóa kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kì I? + Văn học + Tiếng Việt + Tập làm văn 5.Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: (2’) - Tiếp tục ôn luyện các bài tập còn lại - Tiếp tục làm đáp án theo đề cương ôn tập - Lưu ý nội dung các bài tập làm văn, hành văn, chữ viết và cách trình bày V. Rút kinh nghiệm giờ dạy: Thời gian toàn bài. Thời gian từng phần. Nội dung kiến thức ...... Phương pháp. .. ****************************
Tài liệu đính kèm: