Giáo án Ngữ văn 8 tiết 29, 30: Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-Ri)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 29, 30: Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-Ri)

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

(O. Hen-ri)

A. Mục tiêu:

- HS hiểu rõ sức mạnh của tình yêu thương con người,yêu thương những người nghèo khổ, sức mạnh của cái đẹp của tình yêu cuộc sống đã kết thành một tác phẩm hội hoạ kiệt tác. Tư tưởng chủ đề sâu sắc ấy được thể hiện bằng nghệ thuật độc đáo.

- Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện diễn cảm

B. Đồ dùng:

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định tổ chức.

II. Kiểm tra bài cũ: Trình bày nội dung bài tập 1Sgk

IV. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Văn học Mĩ là một nền văn học trẻ nhưng không ít những tên tuổi khá nổi tiếng. Nói đến nền văn học ấy không thể không nhắc đến tên cây viết truyện ngắn O. Hen-ri. “Chiếc lá cuối cùng” là câu chuyện tràn đầy tình cảm. Truyện thể hiện sức mạnh lớn lao của nghệ thuật chân chính.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 29, 30: Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-Ri)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Tiết 29-30
 Ngày soạn././ 2005
 Ngày giảng././ 2005
Chiếc lá cuối cùng
(O. Hen-ri)
A. Mục tiêu:
- HS hiểu rõ sức mạnh của tình yêu thương con người,yêu thương những người nghèo khổ, sức mạnh của cái đẹp của tình yêu cuộc sống đã kết thành một tác phẩm hội hoạ kiệt tác. Tư tưởng chủ đề sâu sắc ấy được thể hiện bằng nghệ thuật độc đáo.
- Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện diễn cảm
B. Đồ dùng:
C. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ: Trình bày nội dung bài tập 1Sgk
IV. Bài mới:
Giới thiệu bài: Văn học Mĩ là một nền văn học trẻ nhưng không ít những tên tuổi khá nổi tiếng. Nói đến nền văn học ấy không thể không nhắc đến tên cây viết truyện ngắn O. Hen-ri. “Chiếc lá cuối cùng” là câu chuyện tràn đầy tình cảm. Truyện thể hiện sức mạnh lớn lao của nghệ thuật chân chính.
Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
- Giáo viên cho HS đọc truyện.
- Yêu cầu HS tóm tắt
- Cho đọc phần chú thích 
H: Nêu những hiểu biết của em về O.Hen.ri ?
- HS đọc truyện lưu ý độc đoạn cuối truyện.
- HS tóm tắt truyện
- HS đọc chú thích, tìm hiểu từ khó. 
- HS trình bày những hiểu biết:
+ Là nhà văn Mĩ (1862-1910). 
+ Cây viết truyện đặc sắc. 
+ 15 tuổi đã phảI đi lao động kiếm sống. 
I. Đọc, chú thích
1. Đọc
2.Chú thích
*
*Tác giả
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
H: Nhân vật Giôn-xi được giới thiệu như thế nào?
H: Tình trạng đó khiến cô hoạ trẻ có tân trạng như thế nào? Suy nghĩ của Giôn-xi khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cô sẽ chết nói lên điều gì?
H: Qua những chi tiết đó em thấy Giôn-xi là một cô gáI như thế nào?
H:Khi trời hửng sáng Giôn-xi đã làm gì? Hành động này thể hiện tâm trạng gì của Giôn-xi?
H: Tìm và phân tích các chi tiết?
H: Theo em nguyên nhân nào giúp Giôn-xi khỏi bệnh?
H: Việc Giôn-xi khỏi bệnh cho ta hiểu điều gì?
H: Tại sao khi nghe Xiu kể về cái chết của cụ Bơ-men tác giả không để Giôn-xi nói gì?
H: Xiu và Giôn-xi có mạch nghĩ như thế nào?
H: Khi Giôn-xi bị bệnh Xiu có thái độ gì?
H: Vì sao khi cùng cụ Bơ-men lên gác Xiu cũng sợ sệt khi nhìn ra cây thường xuân?
H: Sáng hôm sau, Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là giả không? Vì sao? Nếu để Xiu biết thì câu chuyện có gì thay đổi?
Chuyển tiết 30
H:Vậy Xiu biết rõ sự thật vào lúc nào?
H: Tại sao tác giả lại để cho Xiu kể về cái chết của cụ Bơ-men? Qua đó người đọc có thể thấy rõ phẩm chất gì của cô?
H: Khi cụ Bơ-men sợ sệt khi nhìn ra cửa sổ thì em hãy dự đoán xem lúc đó cụ nghĩ gì?
H: Tại sao tác giả không tả trực tiếp cụ Bơ-men vẽ tranh trong đêm mưa tuyết? Cảnh cụ ở trong bệnh viện? Tính cách hay chế nhạo người khác; hình dáng bé nhỏ suốt ngày nghiện rượu có trái ngược với b/c của cụ?
H: Tại sao có thể nói bức tranh của cụ Bơ-men là một kiệt tác?
- Là một nữ hoạ sĩ trẻ nghèo đang bị bệnh viêm phổi. 
- Bệnh tật và nghèo túng đã khiến cô chán nản thẫn thờ mở to cặp mắt nhìn chiếc mành đã kéo xuống.
đ Cô gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên cây thường xuân chứng tỏ cô đã chán nản sự sống.
- Yếu đuối, ít nghị lực, thật ngớ ngẩn và đáng thương.
-Y/cầu kéo mành lên đ Giôn-xi thờ ơ, tàn nhẫn với chính bản thân mình. Cô không chú ý đến sự chăm lo của Xiuđ Đây không phải là bản tính của cô mà do nghèo đói bệnh tật gây lên.
- Khi thấy chiếc lá vẫn còn trên cây Giôn-xi ngạc nhiên. Cô gọi Xiu lấy đồ ăn cho mình và lại mơ ước được vẽ vịnh Na-plơ.
đĐến hôm sau cô qua cơn nguy kịch.
- Giôn-xi khỏi bệnh chủ yếu là từ tâm trạng hồi sinh, ý muốn sống mạnh dần khi cô gặp chiếc là trên cây. Chiếc lá bé nhỏ lầm lì bám riết trên cây mặc cho mưa bão thật kiên cường đã đêm lại cho cô nhiệt tình tuổi trẻ.
- Cần phải có nghị lực để chiến thắng mọi bệnh tật.
- Đó là một chủ ý của tác giảđ để câu truyện gợi mở trong lòng người đọc. Người đọc sẽ có những dự đoán.
- Là hai hoạ sĩ nghèo kết nghĩa với nhau. Họ thân thiết như hai chị em.
- Quan tâm, lo lắng. Dành tất cả thời gian để chăm sóc Giôn-xi.
- Vì lo cho bệnh tật và tinh mạng của Giôn-xi, nhớ đến ý định điên dồ của Giôn-xi.
- Sáng hôm sau, Xiu chưa hề biết chiếc lá đó là chiếc lá giả, lá vẽ vì khi Giô-xi ra lệnh kéo mành lên thì Xiu làm theo một cách chán nản. Xiu ra sức động viên an ủi Giôn-xi. Nhưng trong lòng Xiu rất lo lắng.
đ Chính việc cụ Bơ-men giữ bí mật làm tăng kịch tính cho câu chuyện. Nếu để Xiu biết sẽ làm cho Giôn-xi biết đ Câu chuyện sẽ thiếu sự hấp dẫn.
Có thể Xiu biết chiếc lá được vẽ ngay trong ngày hôm sau vì có rất nhiều chi tiết tác giả viết: mưa gió vẫn dai dẳng cùng với tuyết mà chiếc lá cuối cùng vẫn không rung.
- Tác giả không tả trực tiếp cái chết của cụ Bơ-men trong bệnh viện mà tả qua lời kể của Xiuđ câu chuyện tự nhiên.
đ Tình cảm yêu cảm phục của cô hoạ sĩ trẻ .
- Lúc đó cụ Bơ-men đã nảy ra ý định vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi.
- Cụ Bơ-men suốt đời không thành đạt, mượn rượu giải khuây tính tình nóng nảy nhưng lại lá người tốt bụng, bản tính mạnh mẽ, nghị lực phi thường. Cụ lẳng lặng vẽ bức tranh chỉ nhằm mục đích duy nhất là cứu Giôn-xi. Khi vẽ cụ không nghĩ đã để lại một kiệt tác cho đời.
- Kiệt tác nghệ thuật là một tác phẩm nghệ thuật. ở đây là một bức tranh đem lại cảm xúc thẩm mĩ cho người đọc, người xem.
+ Bức tranh này rất đẹp vì nó giống chiếc lá thật từ cuống đ rìa
+ Là một kiệt tác vì nó có giá trị nhân sinh rất cao. Nó góp phần cứu sống một mạng người. Nó hoàn thành trong một đêm mưa gió khắc nghiệt.
+ Là kiệt tác vì nó được đổi bằng một mạng sống của con người.
đ Là một kiệt tác nước ngoài.
- Tình yêu thương của những con người nghèo khổ.
- Sức mạnh của tình yêu cuộc sống chiến thắng.
- Sức mạnh và giá trị nhân sinh của nghệ thuật. 
- Học sinh đọc ghi nhớ
II. Hiểu văn bản
1. Tâm trạng của Giôn-xi.
* Cô hoạ sĩ nghèo bị bệnh viêm phổi.
*Gắn sự sống với cây thường xuân. 
đYếu đuối ít nghị lực
* Thấy lá vẫn còn
- Ngạc nhiên hết sức.
đ Gọi Xiu chuẩn bị đồ ăn.
- Lại mơ ước vẽ vịnh Na-plơ
đ Qua cơn nguy kịch.
2. Nhân vật Xiu hay tấm lòng của người bạn.
- Là chị em kết nghĩa có tấm lòng yêu thương cao cả.
3. Cụ Bơ-men với kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”
* Hình ảnh cụ Bơ-men.
- Hoạ sĩ già, nghèo.
- Chuyên làm mẫu.
- Mơ ước vẽ kiệt tác
* Kiệt tác chiếc lá cuối cùng.
- Rất đẹp: giống như thật.
đ Cứu người
đ Vẽ bằng mạng sống của cụ Bơ-men.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập.
H: Trình bày những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm ?
H: Vậy có thể khái quát chủ đề tư tưởng ở những khía cạnh nào?
H: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản?
- Nghệ thuật đảo ngược tình thế.
+ Lần 1: Đối với Giôn-xi. Ai cũng nghĩ cô sẽ chết vì chắc chắn chiếc lá cuối cùng sẽ rụng đ Không chết.
+ Lần 2: Với vụ Bơ-men: Tuy nghiện rượu song còn khoẻ mạnh.
đ Bị viêm phổi chết.
ị Đặc sắc riêng của O.Hen-ri.
- Tình yêu thương của những con người nghèo khổ – sức mạnh của tình yêu cuộc sống – sức mạnh và giá trị nhân sinh của nghệ thuật
III. Luyện tập
IV. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Đọc bài đọc thêm.
- Tóm tắt truyện + học thuộc ghi nhớ.
- Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong văn bản.
- Đọc tiết 31.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8(14).doc