Giáo án Ngữ văn 8 tiết 52: Văn bản: Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ (Ngẫu hứng) Nguyễn Xuân Ôn

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 52: Văn bản: Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ (Ngẫu hứng) Nguyễn Xuân Ôn

Tuần 33 Chương trình địa phương

Tiết 52 VĂN BẢN: NGẪU NHIÊN CẢM HỨNG LÀM THƠ

(NGẪU HỨNG)

 NGUYỄN XUÂN ÔN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- GIÚP HỌC SINH CẢM NHẬN ĐƯỢC CHÍ LÀM TRAI CỦA NGUYỄN XUÂN ÔN: ĐÓ LÀ TẤM LÒNG YÊU NƯỚC, LÀ BỔN PHẬN CỦA NHÀ THƠ ĐỐI VỚI NON SÔNG ĐẤT NƯỚC.

- THẤY ĐƯỢC ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA BÀI THƠ: TẢ CẢNH NGỤ TÌNH

B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

- PHƯƠNG PHÁP: ĐỌC SÁNG TẠO VÀ DÙNG LỜI VĂN CÓ NGHỆ THUẬT

- PHƯƠNG TIỆN: TÀI LIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG, BÀI SOẠN

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 4008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 52: Văn bản: Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ (Ngẫu hứng) Nguyễn Xuân Ôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Chương trình địa phương
Tiết 52 Văn bản: Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ
(Ngẫu hứng)
 Nguyễn Xuân Ôn
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh cảm nhận được chí làm trai của Nguyễn Xuân Ôn: Đó là tấm lòng yêu nước, là bổn phận của nhà thơ đối với non sông đất nước.
Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Tả cảnh ngụ tình 
B. Phương pháp và phương tiện
- Phương pháp: Đọc sáng tạo và dùng lời văn có nghệ thuật 
- Phương tiện: Tài liệu chương trình địa phương, bài soạn 
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp 
2. Bài mới:
HS đọc sgk
? Nêu hiểu biết của em về tác giả
? Sự nghiệp sáng tác thơ văn của ông 
? Nội dung tư tưởng
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Tác giả
Nguyên Xuân Ôn (1825-1889) hiệu Ngọc Đường. Quê xã Lương Điền, huyện Đông Thành nay là xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Thi đậu tiến sỹ khoa Tân Mùi (1871) và thuộc phe chủ chiến, sau đó cáo quan về tham gia phong trào Cần Vương. 
Tác phẩm
Tập thơ “ Ngọc Đường thi văn tập”
Nội dung tư tưởng: 
+ Nêu cao lòng tự hào dân tộc
+ Tinh thần quyết tâm kháng chiến
+ Lên án nghiêm khắc quân giặc tàn bạo và bọn phong kiến hèn nhát đầu hàng.
? Xuất xứ bài thơ “Ngẫu hứng”
Bài thơ “Ngẫu hứng” rút ra từ tập “Ngọc đường thi văn tập” 
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó
Đọc hiểu văn bản
Đọc 
Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
+ Kết cấu: 4 phần: Đề, thực, luật, kết 
? Học sinh đọc 2 câu đề 
? Tác giả cảm hứng làm bài thơ trong khung cảnh thời gian và không gian như thế nào 
Tìm hiểu chi tiết 
+ Hai câu đề: 
Không gian thời gian: Thu phong
 Bính chẩm
 dạ thâm
? Tại sao tác giả lại chọn không gian và thời gian như vậy ?
Mùa thu vốn thường gợi nhớ, gợi buồn man mác trong lòng mỗi con người. thời điểm ở đây lại là nửa đêm thu – một không gian về khuya hết sức vắng lặng yên tĩnh càng tăng thêm nỗi lòng u uất của nhà thơ - Một con người đang có nhiều nổi niềm tâm sự 
? Trong khung cảnh thời gian và không gian ấy tác giả có tâm trạng như thế nào 
Tâm trạng: Bồi hồi => Tâm trạng thẫn thờ
 GV: 2 câu đầu tác giả giới thiệu thời gian và không gian nghệ thuật. Đó là một đêm thu lạnh lẽo vào lúc canh khuya. Trong khung cảnh như vậy đó là yếu tố ngoại cảnh tác động vào tâm cảnh khiến một người đa cảm như Nguyễn Xuân Ôn nẩy sinh tâm trạng: Một tâm trạng bồi hồi, thẵn thờ nhiều thao thức trăn trở khiến nhà thờ không ngủ được. Vậy đó là tâm trạng gì, chúng ta cùng tìm hiểu những câu thơ tiếp theo. 
* Hai câu thực: 
Học sinh đọc 2 câu thực 
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật ở câu 3 và 4 ?
- Sử dụng phép đối, hình ảnh ẩn dụ 
? Hình ảnh tùng bách ngợi cho em có suy nghĩ gì
Tùng bách là loại cây có sức sống dẻo dai chống chọi với thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt, luôn sống ngay thẳng vươn cao. Hình ảnh “tùng bách” để chỉ bậc anh hùng nam nhi quân tử xã hội p k
? Em hiểu gì về chí làm trai của Nguyễn Xuân Ôn
Chí làm trai là chí tang bồng để đi khắp Đông, Tây, Nam, Bắc cho phỉ sức vẫy vùng trong 4 bể. ở đây tác giả cảm thấy mình quá nhỏ bé thấp kém chưa đóng góp được gì lớn lao so với tiêu chí đã đặt ra của đấng nam nhi quân tử trong thời loạn. 
* Hai câu luận:
Học sinh đọc 2 câu luận
? 2 câu luận tác giả tiếp tục tả cảnh, đó là cảnh gì ? 
Thanh phong, minh nguyệt 
Lưu thuỷ sơn cao 
=> Đêm trăng mùa thu sáng vằng vặc. Trong đêm khuya yên tĩnh chỉ còn nghe thấy âm thanh của tiếng nước chảy trong khe vọng ra như tiếng đàn. 
? Cảnh thiên nhiên đẹp thơ mộng như vậy nhưng tâm hồn của nhà thơ như thế nào
 Hiềm vô tửu => lẽ ra trong khung cảnh đêm trăng thơ mộng với âm thanh của tiếng suối – tiếng đàn như vậy nếu có rượu sẽ tăng thêm cảm hứng để thưởng thức trăng. Vậy mà lúc này rượu cũng hết. “Vô tửu” ta còn có thể hiểu nổi lòng của nhà thơ: Đó là sự cô đơn thiếu vắng một người bạn tri âm cùng chí hướng để giải bày tâm sự về nhân thời thế thái.
 GV: Như vậy 6 câu đầu thiên về tả cảnh nhưng trong cảnh đã nhuốm phần tâm trạng. Đó là tâm trạng của một người nam nhi khi chưa thoả chí tam bồng, ý nguyện hoài bão thì lớn lao nhưng bản thân tác giả cảm thấy mình chưa làm được gì nhiều, chưa xứng với chí làm trai.
* 2 câu kết 
HS đọc 2 câu kết 
? Tâm sự cái tôi trữ tình được bộc lộ qua từ ngữ hình ảnh nào ? 
Quốc bộ vị bình nhân dĩ lão 
Bán sinh đồ tự kế phân âm
=> Nỗi trăm trở day dứt vì cảm thấy mình vì cảm thấy mình tuổi đã già sức đã yếu mà chưa đóng góp, chưa làm được gì lớn lao để có thể thay đổi được vận mệnh của đất nước. Đó chính là lòng yêu nước, là bổn phận trách nhiệm của chính mình đối với non sông đất nước
? Ta gặp những bài thơ, câu ca nào có chung cảm hứng này mà em biết ?
HS thảo luận
? Bài thơ để lại trong em ấn tượng gì về quan niệm ý nghĩ đời người ? Về tính cách con người Xứ Nghệ ? 
Đời người quá ngắn ngủi, hoài bão thì lớn lao nhưng thời gian thì hữu hạn nên khó đạt đựoc lòng mong muốn của mình.
Qua bài thơ ta hiểu được tính cách con người Xứ Nghệ: đó là một con người người sống chân chất, luôn trăn trở nặng tình với non sông đất nước, luôn hứơng về dân tộc với tấm lòng yêu nước thiết tha. Đó cũng là truyền thống bao đời nay của con người Xứ Nghệ.
III. Tổng kết
? Đặc sắc nghệ thuật
1. Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình 
? Giá trị nội dung
2. Nội dung: Bài thơ nói về chí làm trai
qua đó tác giả thể hiện lòng yêu nước, bổn phận của mình đối với non sông. 
 HS đọc ghi nhớ 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai ngau hung cua Nguyen xuan On.doc