Giáo án Ngữ văn 8 tiết 52 bài 13: Văn bản: Chương trình địa phương (phần văn)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 52 bài 13: Văn bản: Chương trình địa phương (phần văn)

TIẾT 52 VĂN BẢN

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN)

1. Mục tiêu: Giúp HS:

a) Về kiến thức: Bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học của địa phương.

b) Về kĩ năng: Qua việc chọn chép một bài thơ, bài văn viết về địa phương, bước đầu rèn luyện năng lực thẩm bình, tuyển chọn văn thơ.

c) Về thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức trân trọng, giữ gìn những giá trị của văn học điạ phương.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, sưu tầm tài liệu về các nhà văn, thơ, các sự kiện lịch sử, xã hội ở địa phương, soạn giáo án.

b) Chuẩn bị của HS: Đọc, tìm hiểu bài mới: Lập bảng thống kê về các nhà văn, thơ và sưu tầm một số bài văn, thơ viết về Sơn La.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 52 bài 13: Văn bản: Chương trình địa phương (phần văn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy:  Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8C
TIẾT 52 VĂN BẢN
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN)
1. Mục tiêu: Giúp HS:
a) Về kiến thức: Bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học của địa phương.
b) Về kĩ năng: Qua việc chọn chép một bài thơ, bài văn viết về địa phương, bước đầu rèn luyện năng lực thẩm bình, tuyển chọn văn thơ.
c) Về thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức trân trọng, giữ gìn những giá trị của văn học điạ phương.
2. Chuẩn bị của GV và HS 
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, sưu tầm tài liệu về các nhà văn, thơ, các sự kiện lịch sử, xã hội ở địa phương, soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của HS: Đọc, tìm hiểu bài mới: Lập bảng thống kê về các nhà văn, thơ và sưu tầm một số bài văn, thơ viết về Sơn La.
3. Tiến trình bài dạy
 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .
	 8C: .
a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
* Vào bài (1’): Mỗi một địa phương, vùng miền trên đất nước ta đều có các nhà văn, nhà thơ với những tác phẩm viết về miền quê yêu dấu của mình. Để giúp các em hiểu và nắm vững văn học địa phương Sơn La, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
b) Dạy nội dung bài mới:
I. ĐỊNH HƯỚNG (5’)
GV: Yêu cầu HS báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà sau đó tiến hành kiểm tra bài của một số em. Giáo viên định hướng nội dung của tiết học.
	Ghi: Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Sơn La.
	II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP (34’) 
1. Những sự kiện lịch sử và xã hội tác động đến văn học địa phương 
?KG: Em hãy nêu những sự kiện lịch sử và xã hội tác động đến văn học địa phương?
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã phá tan hai tầng xiềng xích của Thực dân Pháp và Phát xít Nhật, đồng thời lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót một ngàn năm. Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hoà, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người làm chủ.
Cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954: 7/5/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21/7/1954 được ký kết, Pháp buộc phải rút hết quân về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng đi lên XHCN.
Miền Bắc xây dựng xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mĩ. Năm 1973 Hiệp định Pa-ri được ký kết, Mĩ rút quân. Ngày 30.4.1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Các sự kiện lịch sử địa phương: Ngày 26/8/1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc Sơn La đã khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Chấm dứt gần 60 năm đô hộ của Pháp.
Ghi: - Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã đưa Việt Nam từ nước thuộc địa trở thành nước độc lập.
 - Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mĩ.
 - 30. 4. 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
 - Ở địa phương: Ngày 26/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc Sơn La đã khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, chấm dứt gần 60 năm đô hộ của thực dân Pháp.
GV: Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về một số tác giả tiêu biểu của văn học Sơn La.
2. Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu
a) Cầm Biêu
?TB: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Cầm Biêu? (cuộc đời và sự nghiệp của tác giả).
Ghi: * Tiểu sử:
- Cầm Biêu (1920 - 1998) Quê xã Mường Chanh, Huyện Mai Sơn, Tỉnh sơn La. Nguyên là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam; hội viên Hội Văn nghệ Dân tộc thiểu số; hội viên Hội Văn nghệ Sơn La.
- Ông được tặng danh hiệu "Chiến sĩ văn hoá".
	GV: Tác giả Cầm Biêu ( 1920- 1998) dân tộc Thái ông tham gia Uỷ ban nhân dân lâm thời xã Mường Chanh năm 1945, và tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Từ năm 1960 - 1973 ông là Phó giám đốc sở Văn hoá Thông tin Khu tự trị Tây Bắc. Từ 1977 đến năm 1980 là trưởng ty Văn hoá Thông tin Sơn La, ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân tộc thiểu số, Hội Văn nghệ Sơn La, ông được tặng danh hiệu "Chiến sĩ Văn hoá".
Trong sự nghiệp sáng tác con đường thơ của tác giả Cầm Biêu cũng bắt đầu từ những bài viết bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Thái) và xuất phát từ nhu cầu phục vụ trực tiếp những công việc hàng ngày của bà con trong bản.
 Năm 1945 cách mạng Tám thành công, không khí cách mạng như một dòng thác tràn lên vùng các dân tộc thiểu số. Cầm Biêu hăng hái tham gia công tác chính quyền và say sưa viết với mục đích chủ yếu là để bà con tiếp thu, chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ một cách dễ dàng. Thơ của ông ở thời kì này chỉ mang tính chất cổ động tuyên truyền nên tính nghệ thuật chưa cao, ông gọi đó là "diễn ca chính sách vần hoá khẩu hiệu chính trị, tả người thực việc thực mà thôi". Tuy vậy trong thời kì 1940 - 1950. ông cũng có một số bài thơ đáng chú ý đó là: “Vợ lính ngụy”, “ Mong chồng”, “ Gái thời giặc thà chết không trở lại đời nô lệ”... Những bài thơ này đã được in trong tập thơ song ngữ Việt Thái: "Ánh hồng Điện Biên" của Nhà xuất bản văn hoá Hà Nội năm 1984.
Năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dân từ các nơi tản cư trong hang cùng ngõ hẻm về lại bản cũ xây dựng lại cuộc sống. Trong niềm phấn khởi chung của nhân dân các dân tộc, nhà thơ Cầm Biêu lại đi vào quần chúng, từng bản vận động bà con các dân tộc đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, thực hiện cải cách dân chủ, vận động đổi công, xây dựng hợp tác xã, một loạt bài thơ liên tiếp ra đời trong thời kì này: Mường Muổi yên vui (1954), Có tổ đổi công (1955), Chọn người như chọn cây (1956), Cầu vào bản (1957), Muốn nhìn thấy Đảng (1958), trong số đó không ít những bài thơ được đánh giá cao trong nền thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam, có thể nói giai đoạn 1954 -1958 là giai đoạn thành công nhất của nhà thơ Cầm Biêu.
?TB:Em hãy cho biết những sáng tác của Cầm Biêu trước 1975 chủ yếu hướng vào đề tài nào?
Ghi:* Sự nghiệp văn chương:
- Các tác phẩm của ông chủ yếu ca ngợi cuộc sống mới, ca ngợi Đảng, Bác và tinh thần đoàn kết dân tộc: Mường Muổi yên vui (1954), Có tổ đổi công (1955), Chọn người như chọn cây (1956), Cầu vào bản (1957), Ánh hồng Điện Biên (1974),...
b) Lò Văn Cậy:
?TB:Nêu những hiểu biết về tiểu sử và sự nghiệp văn chương của tác giả Lò Văn Cậy?
GV: Nhà thơ Lò Văn Cậy (1928 - 1994) dân tộc Thái quê ở Sốp Cộp - Sơn La. Ông nguyên là Hội viên Hội nhà văn VN, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số, hội viên Hội Văn học dân gian VN, hội viên Hội Văn nghệ Sơn La.
* Tiểu sử:
Ghi: - Lò Văn Cậy (1928 - 1994) quê Sốp Cộp - Sơn La, dân tộc Thái.
 Ông nguyên là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; hội viên Hội Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam; Hội viên Hội Văn học Dân gian ViệtNam; Hội viên Hội Văn nghệ Sơn La. 
?TB:Cho biết những tác phẩm chính của ông và nội dung của những tác phẩm ấy?
Ghi: * Sự nghiệp văn chương:
- Tác phẩm chính: Hạt muối hạt tình; Tuyển tập thơ Lò Văn Cậy.
- Nội dung chính: ca ngợi cuộc sống mới, ca ngợi quê hương đất nước và ca ngợi lãnh tụ.
c) Cầm Hùng
?TB: Nêu những nét tiêu biểu, trong cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Cầm Hùng?
* Tiểu sử:
 	Ghi: - Cầm Hùng sinh 1945 quê Bản Panh, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn la. Ông là Hội viên Hội Nhà báo Việt nam, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số; nguyên là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sơn la. Ông được tặng huy chương "Vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam", Huy chương "Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam". 
?TB: Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông?
Ghi: * Sự nghiệp văn chương:
 Tác phẩm chính: Con thuyền lá (1995), Gửi (1998), Trường ca: Những người con của bản. Các tác phẩm của ông đều ca ngợi quê hương, đất nước, cuộc sống và con người vùng Tây Bắc, thể hiện lòng biết ơn của các dân tộc đối với Đảng và Bác Hồ.
 GV: Bên cạnh Cầm Hùng, tác giả Hoàng Nó cũng góp thêm tiếng nói của mình vào văn học địa phương. Các em tìm hiểu tiếp.
d) Hoàng Nó
?TB:Hãy nêu một số hiểu biết của em về tác giả Hoàng Nó?
*Tiểu sử:
Ghi:- Hoàng Nó (1925 - 2002) tên thật là Cầm Văn Lượng dân tộc Thái, quê xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La.
Hoàng Nó trước hết là một nhà cách mạng, ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Năm 1945 ông ở Đội Thanh niên Cứu Quốc. Năm 1948 ông được kết nạp Đảng. Từ 1954 cho đến khi nghỉ hưu, ông liên tục giữ các trách nhiệm về công tác tư tưởng văn hoá của khu Tây Bắc, Khu tự trị Thái Mèo. Ông là Uỷ viên ban chấp hành Trung ương Đảng khoá V (1982 – 1986) và là Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La. Đồng thời ông còn là Hội viên Hội Văn nghệ Sơn La. Ông được nhận Huy chương "Chiến sĩ Văn hoá" do Bộ Văn hoá Thông tin tặng năm 1985.
 	Ghi: - Nguyên là Uỷ viên trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ Sơn La.
- Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn nghệ Sơn La. Ông được Bộ Văn hoá Thông tin tặng huy chương “Chiến sĩ văn hoá” năm 1985.
?TB: Trong sự nghiệp văn chương, tác giả Hoàng Nó có những sáng tác nào?
HS: Trả lời theo sự tìm hiểu biên soạn của bản thân.
GV: Đối với Hoàng Nó thơ đến với ông một cách tự nhiên theo một thôi thúc đầu tiên là làm sao vận động giác ngộ được quần chúng nhân dân đi theo CM. Ông tâm sự "Từ khi tham gia cách mạng, do yêu cầu bức thiết trong công tác tôi đã sáng tác nhiều bài thơ để tuyên truyền giác ngộ họ". Bắt đầu từ 1945, phần lớn các sáng tác của ông trong thời kì này đều không có bản lưu trữ chỉ nhớ và hát miệng nên đến nay đã bị mất mát gần hết chỉ còn lại một số bài như: Tội ác giặc Pháp ở đồn Pom Nghệ (1948), Vận động binh lính địch những bài thơ này đã được tập hợp lại trong tập "Tiếng hát Mường Hoa Ban" in bằng chữ Thái và chữ Quốc ngữ xuất bản 1986.
Năm 1960 nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, tác giả Hoàng Nó đã làm một bài thơ dài lấy tên "Tuổi đảng , tuổi dân".
Một số bài thơ khác của Hoàng Nó như “Tây Bắc - Tây Nguyên” (1960) viết về cuộc sống hiện tại của các đồng bào dân tộc Tây bắc, cũng như mạch cảm hứng ca ngợi Đảng, ca ngợi chế độ, tình cảm tưởng nhớ, biết ơn, trách nhiệm đối với Tổ quốc với nhân dân thấm suốt trong thơ ông.
?TB: Theo em những nội dung nào thường được đề cập trong thơ Hoàng Nó?
Ghi: * Sự nghiệp văn chương:
- Các tác phẩm đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Một số tác phẩm chính: Tội ác giặc Pháp ở đồn Pom Nghệ (1948), Vận động binh lính địch (1948), Diễn ca thành lập khu Tự trị (1954), Mường mười tám châu của Khu tự trị (1954), Tiếng hát mường hoa ban (1986)... 
 GV: Trong các bài thơ của mình, Hoàng Nó tập trung thể hiện một ý lớn nổi bật: Đảng và nhân dân, mối quan hệ giữa hoạt động cách mạng với quần chúng lao khổ, vai trò dẫn đường chỉ lối đấu tranh của đảng cho đồng bào thiểu số. Nội dung ấy có thể là chung ở nhiều nhà thơ khác của dân tộc khác nhưng nó được nói lên theo cách nói riêng của ông. Một nhà thơ dân tộc Thái, tính chất Thái trong thơ Hoàng Nó được người đọc nhận biết ít nhiều qua cảnh sinh hoạt đời sống của đồng bào Thái. Hơn 45 năm cách mạng đã đi qua, nhà cách mạng Hoàng Nó đã trải bước trên con đường đấu tranh cách mạng và của một nhà thơ đã góp tiếng nói riêng của mình vào dàn đồng ca chung của các dân tộc anh em và hoà vào bản hợp xướng của nền âm nhạc cả nước.
 3. Luyện tập
GV: Gọi HS đọc một bài thơ (bài văn) viết về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hoá, truyền thống lịch sử... của quê hương Sơn La mà em thấy hay.
- Cho HS trao đổi ý kiến về tác phẩm mà bạn đã lựa chọn. Nếu không tán thành học sinh có thể lựa chọn tác phẩm khác.
- HS phát biểu ý kiến.
GV: Nêu ý kiến cá nhân, gợi những định hướng cần thiết và kết luận: Các tác phẩm của văn học Sơn La chủ yếu ca ngợi Đảng, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi tinh thần đoàn kết các dân tộc và cuộc sống mới; thể hiện lòng biết ơn sâu nặng của nhân dân các dân tộc với Đảng với Bác Hồ kính yêu. 
	III. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ (3’) 
GV: Có thể nói từ sau cách mạng tháng Tám, đi cùng những thăng trầm của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Văn học nghệ thuật Sơn La đã hoà nhịp theo nền văn học dân tộc, phản ánh kịp thời bước đi của thời đại trên quê hương mình. Đồng thời cũng thể hiện rõ bản sắc độc đáo rất riêng góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn học dân tộc.
Nhìn chung, các em đã có ý thức sưu tầm tài liệu chu đáo. Một số tài liệu đã chính xác về thông tin tác giả, phong phú về nội dung. Tuy nhiên, các em cần cẩn trọng trong quá trình tuyển chọn tác phẩm, tư liệu văn học bởi đây là việc làm mang tính nghiên cứu khoa học.
Nhận xét ý thức học tập của HS trong giờ học.
c) Củng cố, luyện tập (1’):
	GV khái quát lại nội dung tiết học. Tiết học này, các em cần nắm vững các sự kiện lịch sử tác động đến văn học địa phương Sơn La và các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Sơn La chúng ta.
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
- Tiếp tục sưu tầm những tác giả khác và các tác phẩm tiêu biểu viết về địa phương.
- Chuẩn bị bài Dấu ngoặc kép. Yêu cầu:
+ Đọc và tìm hiểu kĩ các ví dụ, các câu hỏi trong mục I.
+ Trả lời các câu hỏi trong mục I.
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 8 QUYỂN I
NĂM HỌC 2009 – 2010
Soạn từ tiết 1 đến tiết 52
DUYỆT XÁC NHẬN CỦA TỔ	 DUYỆT XÁC NHẬN CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 52 bai 13.doc