Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 47: Phương pháp thuyết minh - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 47: Phương pháp thuyết minh - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức:

Nhận biết phương pháp thuyết minh.

2/ Kĩ năng:

 Bước đầu tạo lập được văn bản có sử dụng các phương pháp thuyết minh

3/ Thái độ

 Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.

II/ Đồ dùng dạy học

 1/ Giáo viên: Bảng phụ

 2/ Học sinh: Tìm các văn bản thuyết minh mà em biết.

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở

IV/ Các bước lên lớp

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 8264Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 47: Phương pháp thuyết minh - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 03/ 11/ 2010
NTH: 04/ 11/ 2010
Tiết 47, phương pháp thuyết minh
I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
Nhận biết phương pháp thuyết minh.
2/ Kĩ năng:
 Bước đầu tạo lập được văn bản có sử dụng các phương pháp thuyết minh
3/ Thái độ
	Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.
II/ Đồ dùng dạy học
 1/ Giáo viên: Bảng phụ
 2/ Học sinh: Tìm các văn bản thuyết minh mà em biết.
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở 
IV/ Các bước lên lớp
 1/ ổn định
 2/ Kiểm tra đầu giờ 
 3/ Bài mới
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1 Khởi động
 ở tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu về văn thuyết minh, vai trò của nó trong đời sống như thế nào? Vậy làm thế nào để nội dung thuyết minh được rõ ràng có sức thuyết phục mọi người chúng ta cần sử dụng phương pháp nào? Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.
HĐ2.HDHS hình thành kiến thức
- Mục tiêu: 
Nhận biết các phương pháp thuyết minh có trong bài.
- Cách tiến hành
Hs đọc các bài tập trong SGK Tr 114, 115, 116).
H: Các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì?
Các tri thức về : sự vật ( cây dừa ), khoa học ( lá cây, con giun đất ), lịch sử (khởi nghĩa ), văn hóa ( Huế ).
H: Làm thế nào để có được các tri thức ấy ?
Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức
H: Quan sát, học tập, tích luỹ có vai trò ntn trong bài văn thuyết minh?
- Cần quan sát: tìm hiểu đối tượng về màu sắc, hình dáng, kích thước, tính chất.
- Học tập: tìm hiểu qua sách báo, tài liệu, từ điển.
- Tham quan: tìm hiểu trực tiếp, ghi nhớ qua các giác quan, các ấn tượng.
 Có vai trò quan trọng là cơ sở để viết văn bản thuyết minh.
H: Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh không? Vì sao ?
Tưởng tượng, suy luận sẽ không đúng với thực tế đã có do vậy tri thức đó không đảm bảo sự chính xác về đối tượng cần thuyết minh, mà phải quan sát thực tế.
Gv sử dụng bảng phụ
Hs đọc
H: Trong câu văn trên ta thường gặp từ gì, dùng trong những trường hợp nào?
Từ “Là” dùng trong cách nêu định nghĩa
H: Sau từ “là” người ta cung cấp những tri thức gì?
Cung cấp kiến thức về văn hóa, nghệ thuật, về nguồn gốc xuất thân ( nhân vật lịch sử ).
H: Dùng phương pháp nêu định nghĩa có tác dụng gì?
Giúp người đọc hiểu về đối tượng.
H: Qua đó em rút ra mô hình phương pháp này ntn ?
Hs đọc bài tập
H: Cho biết thuyết minh bằng cách nào và có tác dụng gì?
Hs đọc bài tập
H: Chỉ ra ví dụ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó đối với việc trình bày, cách xử phạt những người hút thuốc lá ở nơi công cộng.
Hs đọc bài tập
H: Đoạn văn đã cung cấp những số liệu nào? Nếu không có những số liệu đó có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không?
Hs đọc bài tập
H: Cho biết tác dụng của biện pháp so sánh ?
Hs đọc bài tập
H: Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm nào của thành phố Huế ?
+ Huế là sự kết hợp hài hoà của sông biển.
+ Huế đẹp với cảnh sắc sông núi
+ Huế còn là nơi những công trình kiến trúc nổi tiếng.
H: Vậy thế nào là phương pháp phân loại, phân tích? Tác dụng của phương pháp này?
H: Vậy khi thuyết minh chúng ta thường sử dụng phương pháp nào ?
Gv: Trong thực tế người viết văn bản thuyết minh thường kết hợp cả 6 phương pháp thuyết minh một cách hợp lí và có hiệu quả.
HĐ3. HDHS rút ra kết luận.
- Mục tiêu: Rút ra kết luận của bài học.
- Cách tiến hành:
H: Có những phương pháp nào thường gặp khi làm văn thuyết minh ?
HĐ4. HDHS làm bài tập.
- Mục tiêu: Xác định đúng yêu cầu bài tập và chỉ ra phương pháp thuyết minh có trong bài tập
- Cách tiến hành:
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập
Hs hoạt động cá nhân
Hs trả lời
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt.
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập
Hs hoạt động cá nhân
Hs trả lời
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt.
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập
Hs hoạt động cá nhân
Hs trả lời
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt.
1’
5’
20’
2’
15’
I/ Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
1/ Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh.
Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức có vai trò quan trọng là cơ sở để viết văn bản thuyết minh.
2/ Phương pháp thuyết minh
a/ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
Dùng phương pháp nêu định nghĩa
giúp người đọc hiểu về đối tượng.
A là B
A: đối tượng cần thuyết minh.
B: tri thức về đối tượng.
b/ Phương pháp liệt kê
- Cách làm: kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó.
- Tác dụng: giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về nội dung được thuyết minh.
c/ Phương pháp nêu ví dụ
- Cách làm: dẫn ra những ví dụ cụ thể .
- Tác dụng: tạo sự thuyết phục, khiến người đọc tin vào những điều mà người viết đã cung cấp.
d/ Phương pháp dùng số liệu (con số).
Cách làm: dùng số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy của các tri thứcđược ung cấp.
Tác dụng: nếu không có số liệu ấy người đọc chưa tin vào nội dung thuyết minh , cho rằng người viết suy diễn.
e/ Phương pháp so sánh.
- Cách làm : so sánh hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh.
- Tác dụng: làm tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cho nội dung được thuyết minh.
g/ Phương pháp phân loại, phân tích
- Cách làm: chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh, từng vấn đề để lần lượt thuyết minh.
- Tác dụng: giúp cho người đọc hiểu từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống.
II/ Ghi nhớ.
- Yêu cầu khi làm văn thuết minh
- Các phương pháp thuyết minh
III/ Luyện tập
Bài tập 1. (SGK Tr 128).
Phạm vi nghiên cứu trong văn bản Ôn dịch thuốc lá:
Kiến thức về khoa học: tác hại của khói thuốc lá đối với sức khoẻ và lối sống đạo đức của con người.
b) Kiến thức về xã hội: tâm lí lệch lạc của một số người coi hút thuốc lá là văn minh, sang trọng.
- Tỉ lệ người hút thuốc lá rất
cao.
Bài tập 2. (SGK Tr 128).
- Phương pháp so sánh: so sánh với AIDS , với giặc ngoại xâm.
- Phương pháp phân tích: tác hại của hắc ín, ni-cô-tin, ôxít các bon.
- Phương pháp nêu số liệu: số tiền phạt ở Bỉ, số tiền mua một bao thuốc 555.
Bài tập 3. (SGK Tr 129).
Văn bản: Ngã ba Đồng Lộc 
*/ Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức cụ thể, chính xác, khách quan, xác thực, khoa học
*/ Kiến thức:
- Về lịch sử, về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Về quân sự.
- Về cuộc sống của các nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ cứu nước.
*/ Phương pháp dùng số liệu, sự kiện cụ thể.
4/ Củng cố. (1’)
- Có những phương pháp nào thường được sử dụng trong văn bản thuyết minh ?
- Gv hệ thống kiến thức bài.
5/ HDHT. (1’)
Học bài và làm bài tập 4.
Chuẩn bị: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
 ––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 47.doc