Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 20- Trường THCS Trực Đại

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 20- Trường THCS Trực Đại

Tiết 73: Nhớ rừng

(Thế Lữ )

 ( Lời con hổ ở vườn bách thú)

I. Mục đích yêu cầu.

- Giúp học sinh hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mãn truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng tầm thường giả dối, tâm trạng đầy bi phấn của nhân vật trữ tình con hổ bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú.

- Tích hợp với một số tác phẩm văn học, với tập làm văn. Tích hợp với xã hội Việt Nam những năm 1930-1945.

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, thể thơ 8 chữ vần liền, phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng

II. Chuẩn bị:

 Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.

 Đọc tham khảo một số bài viết về bài thơ nhớ rừng.

Học sinh :Đọc và soạn bài, trả lời câu hỏi SGK.

III. Tiến trình lên lớp.Hoạt động 1

1. Ổn định lớp(1 ).

2. Kiểm tra.(4 )

? Tuần 16,17 các em đã học những tác phẩm nào thuộc thể thơ Đường Luật . Em hãy nêu đặc điểm của thể thơ ấy.

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 20- Trường THCS Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn;2-1-009
Ngày soạn 6-1
 Tiết 73: Nhớ rừng
(Thế Lữ )
 ( Lời con hổ ở vườn bách thú)
I. Mục đích yêu cầu.
- Giúp học sinh hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mãn truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng tầm thường giả dối, tâm trạng đầy bi phấn của nhân vật trữ tình con hổ bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú.
- Tích hợp với một số tác phẩm văn học, với tập làm văn. Tích hợp với xã hội Việt Nam những năm 1930-1945.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, thể thơ 8 chữ vần liền, phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng 
II. Chuẩn bị:
 Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.
 Đọc tham khảo một số bài viết về bài thơ nhớ rừng.
Học sinh :Đọc và soạn bài, trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình lên lớp.Hoạt động 1
1. ổn định lớp(1’ ).
2. Kiểm tra.(4’ )
? Tuần 16,17 các em đã học những tác phẩm nào thuộc thể thơ Đường Luật . Em hãy nêu đặc điểm của thể thơ ấy.
3.Bài mới:Hoạt động 2
- Giới thiệu bài: Nếu thơ cũ là gò bó khắt khe thì : Thơ mới là tự do, phóng khoáng, nếu thơ cũ là tâm sự, cảm xúc của một lớp người, một thời đại thì thơ mới lại là cái "tôi" cá nhân đầy kiêu hãnh, luôn khát khao một thế giới phi thường. Và nói tới" thơ mới" thì không thể nhắc đến " Nhớ rừng " của Thế Lữ. Tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ đến được với tác phẩm này
 Hoạt động 3
H? Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu những nhận xét chính về nhà thơ Thế Lữ ?
GV: Bút danh Thế Lữ là cách nói lái tên thật của ông Nguyễn Thế Lễ ngoài ra còn có hàm ý ông tự nhận mình là người lữ khách trên trần thế ở đời chỉ đi săn tìm cái đẹp để vui chơi.
Thế Lữ từng học Cao đẳng mỹ thuật trung ương nên có nhiều ảnh hưởng tới sáng tác thơ. Thơ ông không chỉ dạt dào cảm xúc lãng mạn mà còn rất giầu mầu sắc nhạc điệu .
Về " thơ mới" đây là tên gọi để phân biệt với thơ cũ. " Thơ mới" không quy định chặt chẽ về số câu, số từ, về niêm, luật, " thơ mới có cảm hứng lãng mạn là chủ đạo thơ mới bắc đầu suất hiện từ năm 1932 phát triển rực rỡ cho đến năm 1945 thì dần đi vào vế tắc và khép lại.
Đây là thời kỳ mà cả dân tộc ta đàng trìm đắm dưới ách áp bức của thực dân phong kiến, các nhà trí thức Tiểu tư sản ý được điều đó nhưng lại bế tắc trong đường đi. Vì thế một số người đã tìm đến vần thơ để gửi gắm vào đó tâm sự kín đáo của mình.
- Đây là bài thơ hay nhất, nổi tiếng nhất của Thế Lữ và được vào tốp 10 bài thơ tiêu biểu nhất của "thơ mới".
- Bài thơ là tiêu biểu cho cảm súc lãng mạn, cho cái "tôi " cá nhân khát khao đòi tự do, đòi giải phóng khỏi những tầm thường tù túng.
	Hoạt động 4
GV: Yêu cầu học sinh đọc.
Khổ 1 + 4 giọng buồn ngao ngán, u uất.
Khổ 2 + 3 + 5 giọng vừa hào hứng vừa tiếc nuối.
- Bên cạnh đó cần đọc nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả, những từ ngữ bộc lộ tâm trạng, chú ý đọc liền mạch những câu thơ vắt dòng.
+ Gọi 2 - 3 học sinh đọc bài thơ.
Giải thích nghĩa của từ " sa cơ, oanh liệt"
H? Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? 
GV: Nhà thơ đã dùng phương pháp miêu tả và nhân hoá để biểu cảm.
H? Bài thơ có 5 đoạn, theo em sẽ gồm mấy ý?
- Tâm trạng con hổ trong cũi sắt ( khổ 1 )
Nỗi nhớ tiếc quá khứ ( Khổ 2+3)
- Căm ghét thực tại ( khổ 4 )
- Khát khao tự do ( khổ 5 ).
GV: Bài thơ là tâm sự của con hổ ở vườn Bách thú, Theo dòng mạch cảm xúc đó cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết bài thơ.
 Hoạt động 5
H?Hình ảnh con hổ bị nhốt trong cũi sắt ở vườn Bách thú được đặc tả qua những câu thơ nào? Em hãy đọc những câu thơ đó?
" Gậm một khối ... dần qua"
H?Trong hoàn cảnh bị giam cầm như vậy hổ có hành động gì?
Hổ có hai hành đông:
+ Gậm một khối căm hờn
+ Nằm dài trông ngày tháng.
H? ở hình ảnh" Gậm một khối căm hờn" tác giả dùng nghệ thuật nào và nhằm diễn đạt điều gì? 
Gợi ý: ở đoạn trích: Trong lòng mẹ " của Nguyên Hồng có chi tiết " Giá những cổ tục ... mới thôi "
H? Vậy ở đây tác giả dùng hình ảnh: Gậm một khối căm hờn" có ý gì, giống như thế không?
- Có. ở đây tác giả cũng dùng nghệ thuật ẩn dụ để cụ thể hoá nỗi căm hờn như một khối vật chất có thể nhìn thấy được và hổ có thể ngậm được.
GV: " Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt " câu thơ gần như toàn là vần trắc rắn đanh lại, nỗi căm hờn bị dồn nén, chồng chất như muốn bâth tung lên trong từng chữ, từng từ. Sự thật nghiệt ngã đau đớn, con vật vốn là chúa tể của rừng xanh mà nay bị bắt về đây chịu cảnh tù hãm.
H? Vậy vì sao mà con hổ phải : Gậm một khối căm hờn " như vậy? Có phải vì lý do nào nữa?
GV: bật máy chiếu cả khổ thơ.
H? Không chỉ mất tự do mà còn biến thành đồ chơi, bị coi ngang với những kẻ hèn kém, như vậy tâm trạng của hổ sẽ thế nào?
Nó cảm thấy như bị súc phạm ghê gớm, nên trong lòng vô cùng uất hận.
GV: Đã mất tự do, lại bị coi thường, bị làm nhục như vật hỏi làm sao không căm hờn cho được? Nỗi uất hận ấy lớn dần theo ngày tháng, nó đọng thành khối nó kết thành hình.
H? Vậy hổ có làm gì để giải toả nỗi căm hờn ấy không?
Không. Nó chỉ nằm dài trông ngày tháng dần qua thôi.
hình ảnh con hổ nằm dài ấy nói lên thái độ gì của hổ?:
- Bất lực, buông xuôi.
H? Như vậy khi miêu tả giữa bề ngoài và thế giới nội tâm bên trong của hổ tác giả đã dùng nghệ thuật gì?
-Nghệ thuật đối lập bề ngoài tưởng như nó đã thuần hoá, cam chịu nhưng trong lòng thì ngùn ngụt lửa căm hờn.
GV: Đúng là sự đối lập gay gắt, trong lòng thì như muốn nổ tung, muốn phát tung hết thảy nhưng bên ngoài thì lại không làm gì cả. Đó chính là sự phức tạp, mẫu thuẫn của những tâm hồn dạt dào cảm hứng lãng mạn nhưng bế tắc.
Chuyển: Thật đúng là " Anh hùng thất thế sa cơ cũng hèn" và càng thấm thía hơn " Trên đời ngàn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do"
Trước thực tại bế tắc không nối thoát ấy con hổ chỉ có hướng: một là quay trở lại quá khứ, hai là ngưỡng vọng, tương lai. nó chỉ có quá khứ. Đối lập giữa hai vùng không gian ấy cảm hứng lãng mạn trào dâng những giai điệu say mê khi nó nhớ về quá khứ của mình.
H?Khi nhớ về quá khứ của mình, hình ảnh nào hiện lên trước nhất trong đầu hổ? 
H? Em hãy đọc những câu thơ ấy và cho biết rừng đại ngàn hiện lên qua những từ ngữ nào?
- Hình ảnh rừng đại ngàn: " Nhớ cảnh sơn lâm ... dữ dội " 
H? Em có nhận xét gì về những từ ngữ mà tác giả dùng ở đây đối với việc gợi tả rừng đại ngàn?
- Những từ ngữ : cả, già, gào, hét, thét.
- Dùng tính từ và động từ mạnh.
- Làm hiện lên cảnh rừng hùng vỹ bí hiểm.
GV: Núi rừng đại ngàn vốn đã linh thiêng, hùng vĩ, trong nỗi nhớ của kẻ sa cơ, chịu tù đầy lại càng trở lên hùng vĩ, linh thiêng hơn bao giờ hết. Thế Lữ đã miêu tả về một thế giới phi thường bằng bút pháp khoa trương lãng mạn và trí tưởng tượng bay bổng kỳ diệu.
H? Và trong cái thế giới kỳ vĩ ấy tác giả đã để cho chúa sơn lâm xuất hiện ntn? Em hãy đọc những câu thơ đó .
" Ta ... không tên không tuổi "
H? Tác giả đã miêu tả sự xuất hiện của chúa sơn lâm theo trình tự nào?
- Bước chân - tấm thân - ánh mắt thần, quắc.
GV: Thuyết minh bức tranh.
H? Dựa vào đoạn thơ và bức ký hoạ này em hãy tưởng tượng và miêu tả lại hình ảnh chúa sơn lâm lúc này?
H? Vậy từ đó em cảm nhận được vẻ đẹp nào của chúa sơn lâm?
- Vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh
H? Theo em khi nhớ lại hình ảnh của mình trong quá khứ vậy tâm trạng của hổ sẽ ntn?
-Thoả mãn, tự hào.
GV: Vậy cũi sắt kia sao có thể giam hãm được tâm hồn mãnh hổ ? Chúa sơn lâm ở tù mà tâm hồn ở giang sơn cũ. Bởi ở đó nó không chỉ là " chúa tể muôn loài " mà nó còn thoả sức tắm mình trong thế giới thiên nhiên kỳ thú.
Khổ thơ thứ 3 được coi được coi như một bộ tứ hình đẹp lộng lẫy
H?Em hãy đọc khổ thơ này?
H?Bộ tứ bình gồm 4 bức tranh. Em hãy chỉ ra 4 bốn bức tranh ấy trong khổ thơ này?
- Đêm vàng.
- Ngày mưa.
- Bình minh.
- Chiều lênh láng.
ở bốn bức tranh ấy tác giả đã tập trung làm nổi bật những mặt nào ( thời gian, không gian, mầu sắc và ánh sáng, âm thanh )
- Không gian rộng lớn có ngày và đêm, sáng chiều, những ngày mưa, những ngày nắng.
Mầu sắc tười tắn rực rỡ: mầu vàng của trăng, hồng của bình minh, mầu xanh của cây và đặc biệt là mầu đỏ gay gắt của máu và mặt trời.
GV: Không chỉ có thiên nhiên mà ở bốn bức tranh ấy còn một đối tượng khác, được đưa vào miêu tả đó là chúa sơn lâm. 
H?Chúa sơn lâm hiện lên qua những từ ngữ nào trong mỗi bức tranh?
- Say uống ánh trăng tàn - đợi - chết mảnh mặt trời, chiếm.
Lặng ngắm.
Giấc ngủ tưng bừng.
GV: ở mỗi bức tranh đó đều có sự gắn kết, hoà quyện giữa thiên nhiên và chúa rừng.
H? Bức tranh thứ nhất - cảnh những đêm trăng vàng. Em cảm nhận được vẻ đẹp nào ở bức tranh này?
GV: Thật kỳ diệu một mãnh thú mà ngờ đâu lại có những giây phút trở thành thi sĩ, đầy hào hoa phong nhã. H? Thế còn bức tranh thứ hai rừng đại ngàn trong những ngày mưa?
- Học sinh trình bầy cảm nhận.
GV: Bức tranh thứ ba rừng đại ngàn trong những sớm bình minh. Cả không gian choáng ngợp một màu sắc tươi sáng rự rỡ có mầu vàng của nắng, sắc hồng của bình minh, mầu xanh của cây tất cả hoà quyện đan cài vào nhau, lại có âm thanh tưng bừng, rộn rã cả những đàn chim Chúa sơn lâm lúc này hệt như một bậc đế vương, đang say nồng trong giấc ngủ.
H? Bức tranh thứ tư là kỳ lạ nhất. Em hãy theo dõi vào những câu thơ miêu tả những bức tranh này?
H/ Cách sử dụng từ ngữ, miêu tả ở đây có gì đặc sắc?
- Dùng những từ ngữ mạnh.
H? Vì thế làm cho em thất miêu tả cảnh hoàng hôn mà giống cảnh tượng gì? Cuộc giao chiến giữa những đối tượng nào?
- Cảnh một cuộc chiến - giữa mãnh thú và mặt trời.
GV: Mặt trời vốn không có đối thủ bởi vì nó là vĩnh hằng la bất diệt, là vĩ đại nhất.
Thế nhưng trong cuộc chiến này mặt trời còn giữ nguyên được sức mạnh ấy không.
- Không: Nó chỉ còn là một" mảnh nhỏ bé yếu ớt"
GV: Mặt trời như bị xé vụn dưới sức mạnh của chúa sơn lâm. Nó như muốn dẫm nát cả vầng thái dương vĩ đại kia, để giành lấy tất cả cho riêng mình. Điểu đó có nghĩa là mãnh hổ không muốn dừng lại ở địa vị chúa tể của muôn loài mà nó muốn trở thành chúa tể của vũ trụ rộng lớn này cơ.
Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng vô cùng táo bạo, bằng cảm xúc lãng mạn mãnh liệt mới có thể vẽ được bức tranh tuyệt vời đến thế. Đoạn thơ là khúc ca của mãnh thú và rừng đại ngàn.
Đọc thầm cả đoạn thơ.
H? Khi miêu tả bốn bức tranh tác giả dùng loại câu gì?
Câu hỏi tu từ.
Những câu hỏi ấy bắt đầu bằng những từ nào?
Từ nào đâu, đâu.
H? Với điệp từ " đâu " với những câu hỏi tu từ liên tiếp, đặc biệt là câu thơ cuối cùng đã diễn tả tâm trạng gì của hổ?
H? Như vậy qua 3 khổ thơ trên em cảm nhận được gì về hình ảnh hổ?
- Hổ uất hận vì bị mất tự do, bị hạ nhục.
- Không chấp nhận thực tại, nó tìm về quá khứ, càng huy hoàng nó lại càng tiếc nuối, đau đớn.
GV: Lời đề từ của bài thơ là " lời con hổ trong vườn bách thú " đây chính là tiếng nói của một tâm hồn lãng mạn, tiếng nói đòi giải phóng, đòi được tự do
? Tâm sự của con hổ có gì đồng điệu với tâm hồn của người Vi ...  
C.Thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt
D.Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo tù túng 
Gv? : Em chọn đáp án nào ?
Đáp án B 
3.Tâm trạng của con hổ trước cảnh vườn bách thú và lời nhắn gửi thống thiết .(25’)
Nỗi bực dọc khinh thường chán ghét cao độ của con hổ với thực tại xung quanh 
Hổ gửi nỗi lòng quặn đau ,ngao ngán, căm thù, u uất vì đang bị cầm tù mất tự do mất chủ quyền 
Nỗi lòng của con hổ là nỗi lòng của con người Việt Nam đang căm ghét ,u uất trong cảnh đời nô lệ luôn sắt son thuỷ chung với giống nòi nước non ,khát khao cuộc sống tự do mà nuối tiếc quá khứ oai hùng của dân tộc 
IV .Tổng kết (10phút)
1.Nghệ thuật 
Bài thơ hoàn toàn đổi mới về nghệ thuật số câu trong bài số ,số tiếng trong câu ,cách vần không gò bó .
Ngôn ngữ giàu nhạc điệu tiết tấu cực kỳ phong phú gợi cảm phóng khoáng linh hoạt cảm xúc của nhà thơ
Sử dụng triệt để hình ảnh nhân hoá 
2 .Nội dung 
Nhớ rừng là áng thơ yêu nước thầm kín mãnh liệt thiết tha .Nhà thơ mượn lời con hổ để thể hiện lòng căm thù chế độ phong kiến đương thời .Chế độ mà đất nước mất độc lập ,dân ta mất tự do .Cõi lòng luôn hướng về cuộc sống tự do ,gắn bó thuỷ chung với lịch sử oai hùng của đất nước 
*Luyện tập (3phút)
 5 .Hướng dẫn về nhà(1’)
-Học thuộc lòng bài thơ 
-Phân tích khổ thơ '' Nào đâu .......còn đâu"
Rút kinh nghiệm 
Tiết 75
Ngày soạn: 5/1/2009
Ngày dạy :9-1-09
Câu nghi vấn
I.Mục tiêu 
-Giúp học sinh nắm được câu nghi vấn về cấu tạo và phân biệt câu nghi vấn với các câu khác 
-Tích hợp với phần văn ở hai văn ở hai văn bản ''Nhớ rừng ","Ông đồ'' với phần làm văn qua bài "Viết đoạn văn cho văn bản thuyết minh ''
-Rèn kỹ năng nhận diện và sử dụng câu nghi vấn 
-Giáo dục học sinh sử dụng câu nghi vấn khi giao tiếp 
II.Chuẩn bị
Gv: Nghiên cứu soạn bài 
Học sinh : Đọc trước bài 
III Tiến trình lên lớp 
Hoạt động 1
1ổn định lớp (1’)
2 .Kiểm tra :Xen trong giờ 
3. Bài mới 
Hoạt động 2 :Giới thiệu bài:
ở dươí tiểu học ta đã học về các kiểu câu: Câu miêu tả, câu trần thuật , câu hỏi, câu bộc lộ cảm xúc . Nhưng chúng ta chưa tìm hiểu kĩ về bản chất của các kiểu câu này . Để giúp ta hiểu rõ hơn nữa về đặc điểm chức năng của các kiểu câu đó thì hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu nghi vấn
 Hoạt động 3
Gv?:Gọi học sinh đọc ví dụ ? 
Gv ?:Dựa vào kiến thức ở bậc tiểu học em hãy tìm các câu nghi vấn ?
Sáng ngày người ta đấm u có đau không ? 
Thế làm sao u cứ khóc mái không ăn? 
Hay là u thương chúng con quá ?
Gv?: Đặc điểm hình thức nào cho em biết 3câu trên là câu nghi vấn ?
Các câu trên đều có dấu chấm hỏi 
Gv?: Trong các câu trên từ nào chỉ ý nghi vấn ?
Câu 1 từ "không " 
Câu2cụm từ "thế làm sao "
Câu 3từ" hay là "
Gv: Các từ trên gọi là từ nghi vấn 
Gv?: Qua phân tích em hiểu thế nào là câu nghi vấn ?
Khi viết câu nghi vấn thương kết thúc bằng dấu gì ? 
Gv?: Em hãy đạt 1câu nghi vấn ? 
Chiều nay lớp bạn có đi lao động không ? 
Gv?: Chỉ ra từ nghi vấn trong câu trên ? 
Gv?: Qua bài học hôm nay em cần ghi nhớ điều gì ? 
Gvgọi học sinh đọc phần ghi nhớ 
 Hoạt động 4
 Gv?:Đọc xác định yêu cầu bài tập 1? 
+Xác định yeu cầu bài tập1? 
+Những đặc điểm hình thức nàocho biết là câu nghi vấn ?
Chị khất tiền sưu có phải không ?
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
Văn là gì ?
Chương là gì ?
Chú mình muốn cùng tớ dùa vui không ? 
Đùa trò gì ?
Hừ ...cái gì thế ?
Chị Cốc béo xù trước cửa nhà ta đấy hả ?
Gv:Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 2
? Để thực hiện được yêu càu của bài tập thì em phải căn cứ vào đâu?
Học sinh thực hiện yêu cầu
Gv yêu cầu học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập 
Gv yêu cầu học sinh đọc xác định yêu cầu bài tập 5
Hãy cho biết sự khác nhau về mặt hình thức và ý nghĩa của 2câu thơ sau .
a.Bao giờ anh đi Hà Nội ?
b .Anh đi Hà Nội bao giờ ?
I . Đặc điểm hình thức và chức năng (27phút )
1Ví dụ
2.Kết luận : 
 +Câu nghi vấn là câu có từ nghi vấn :ai ,gì, nào, đâu 
 +Khi viết câu nghi vấn thương kết thúc bằng dấu chấm hỏi 
 +Chức năng :Dùng để hỏi 
*Ghi nhớ sgk
II Luyện tập (15’)
1.Bài tập 1
+ Hình thức :Có từ nghi vấn gì ,tại sao , hả 
2.Bài tập 2
+Xét về mặt hình thức các câu đều có từ nghi vấn 
Câu a, b ,c từ hay 
+ Chức năng dùng để hỏi 
+ Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi 
+Từ hay không thể thay thế bằng từ hoặc .Nếu thay thế từ hay trong câu nghi vấn bằng từ hoặc thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc hiểu theo thành 1câu khác theo kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn
3.Bài tập 4
Khác nhau về mặt hình thức :có ...không ;đã...không 
Khác nhau về ý nghĩa câu thứ 2giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ ,nếu giả định này không đúng thật thì câu hỏi trở nên vô lý ,còn câu hỏi thứ nhất không có giả định đó 
4.Bài tập 5
Khác nhau về mặt hình thức giữa 2câu thể hiện ở trật tự từ .Trong câu (a ) từ "bao giờ" đứng đầu câu còn câub từ 'bao giờ "đứng cuối câu 
Khác biệt về mặt ý nghĩa của câu( a ) hỏi về thời điểm của một hành động diễn ra trong tương lai .Câu (b)hỏi về một thời điểm diễn ra trong quá khứ 
5, hướng dẫn về nhà (2phút)
Học thuộc lòng phần ghi nhớ 
Làm tiếp các bài tập còn lại 
.Rút kinh nghiệm 
TUầN 21
Tiết 76 
Ngày soạn : 5/1/2008
 Ngày dạy: 12/1/09 
Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
I.Mục tiêu 
-Giúp học sinh biết nhận dạng, sắp xếp các ý và viết 1đoạn văn thuyết minh ngắn 
-Tích hợp với phần văn ở văn bản "Nhớ rừng ",và "Ông đồ " Tiếng việt qua bài" Câu nghi vấn"
-Rèn kỹ năng xác định chủ đề sắp xếp và phát triển các ý khi viết đoạn văn thuyết minh 
-Giáo dục học sinh viết đoạn văn thuyết minh có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề 
II.Chuẩn bị 
GV: Nghiên cứu soạn bài 
HS: Đọc trước bài 
III Tiến trình lên lớp 
Hoạt động 1
1 ổn định lớp (1phút)
2.Kiểm tra (4phút)
 GV?:Thế nào là đoạn văn ?Vai trò của đoạn văn trong bài văn ?Cấu tạo của đoạn văn ? 
GV?: Thế nào là chủ đề của đoạn văn ,câu chủ đề của đoạn văn ?
3.Bài mới 
 Hoạt động 2: giới thiệu bài mới
	Hoạt động 3
Gv?:Gọi học sinh đọc đoạn văn 
Gv? : Nêu nội dung chính của đoạn văn ?
GV?: Đoạn văn trên có mấy câu ?
Đoạn văn trên có 5 câu 
Gv? Tìm từ ngữ chủ đề trong đoạn văn trên ? 
Gv?: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn trên ? 
Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch 
GV?: Các câu sau dùng để làm gì ?
Câu 2 :Cung cấp thông tin về nước ngọt 
Câu3: Cho biết lượng nước ngọt đang bị ô nhiễm 
Câu 4: Sự thiếu nước ở các nước trên thế giới 
Câu 5 :Nêu dự báo đến năm 2005 2/3đân số sẽ thiếu nước ngọt 
Gv ?: Các câu văn trong đoạn văn viết ra nhằm muc đích gì ?
Giới thiệu về vấn đè thiếu nước sạch trên thế giới
hiện nay 
GV?: Đoạn văn dùng để giới thiệu 1sự vật hiện tượng tự nhiên gọi là đoạn văn gì ?
Đoạn văn thuyết minh 
GV?: Gọi học sinh đọc ví dụ 2? 
Gv?: Nêu nội dung của đoạn văn ?
Giới thiệu về ông Phạm Văn Đồng
Gv?: Tìm từ ngữ chủ đề của đoạnvăn ?Câu chủ đề của đoạn văn ?
Gv?: Câu chủ đề và từ ngữ chủ đề có vai trò gì trong đoạn văn ?
 Làm rõ nội dung cửa đoạn văn 
Gv?: Các câu sau dùng để làm gì ?
Câu 2 : Giới thiệu quá trình hoạt động cách mạng và những cương vị lãnh đạo Đảng và nhà nước mà đồng chí Phạm Văn Đồng từng trải qua 
Câu3:Nói về quan hệ của ông với Chủ Tịch Hồ Chí Minh 
 Gv?: Đoạn văn viết ra nhằm mục đích gì ?
Giới thiệu một danh nhân( một con người nổi tiếng )
GV :Đoạn văn giới thiệu giới thiệu một danh nhân một con người nổi tiếng theo kiểu cung cấp tri thức gọi là đoạn văn thuyết minh 
 Gv?: Qua phân tích ví dụ em thấy khi viết đoạn văn thuyết minh em cần phải lưu ý điều gì ?
 Gv?: Gọi học sinh đọc ví dụ ?
Gv?: Đoạn văn trên là đoạn văn miêu tả hay thuyết minh ?
Gv?: Đoạn văn trên thuyết minh về đồ vật gì ?
Thuyết minh về chiếc bút bi 
Thuyết minh về chiếc đèn bàn 
GV?: Trước hết muốn viết đoạn văn thuýêt minh về chiếc bút bi em cần làm gì ?
-Xác định chủ đề của đoạn 
-Xác định nội dung của đoạn văn thuyết minh 
+Cấu tạo của chiếc bút bi 
+Cách sử dụng 
Gv?: Đối chiếu với các ý trên đoạn văn trong sgk mắc những lỗi gì ?
Không rõ câu chủ đề ,chưa có ý công dụng ,câu văn lộn xộn thiếu mạch lạc 
GV?: Khi viết đoạn văn thuyết minh cần tách thành 3ý nhỏ :cấu tạo, công dụng, cách sử dụng 
GV: Em hãy sửa lại đoạn văn ?
Hiện nay bút bi là loại bút thông dụng trên toàn thế giới .Bút bi khác bút mực ở chỗ là đầu bút bi có hòn bi nhỏ .Ngoài ống nhựa có vỏ bút .Đầu bút có nắp đậy ,có móc thẳng để cài vào túi áo .Loại bút không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm .Khi viết hòn bi lănlàm mực trong ống nhựa chảy ra ghi thành chữ .Khi viết người ta ấn đầu bút cho ngòi bút tròi ra ,khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bút thụt vào bên trong vỏ bút .Dùng bút bi rất nhẹ nhàng tiện lợi nhưng học sinh các lớp tiểu học không nên sử dụng vì đầu bút bi tròn cứng và trơn nên khó có thể luyện viết chữ nét thanh nét đậm .
 Gv?: Gọi học sinh đọc đoạn văn (2b)
Gv?: Đoạn văn trên giới thiệu với các em đồ vật gì ?
GV?: Muốn viết đoạn văn giới thiệu chiếc đèn bàn em cần làm gì ?
+Xác định chủ đề của đoạn văn 
+Xác định nội dung của đoạn văn :cấu tạo,công dụng cách sử dụng. 
GV?: Đối chiếu với các ý trên ,đoạn văn mắc lỗi gì ?
Gv cho sinh viết đoạn văn 
GV :Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
GV nhận xét và sửa lỗi
GV?: Qua phân tích các ví dụ em thấy các ý trong đoạn văn được sắp sếp theo thứ tự nào ?
GV?: Qua bài học hôm nay em cần ghi nhớ điều gì ?
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ 
 Hoạt động 4
GV?: Đọc xác định yêu cầu của bài tập ?
Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn "Giới thiệu trường em "
Gv?:Khi viết đoạn mở bài em cần đảm bảo yêu cầu gì 
Giới thiệu đối tượng thuyết minh 
GV?: Phần kết bài nêu nên nội dung gì ?
Cảm nghĩ của em về ngôi trường 
GVcho học sinh viết bài -Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
I Đoạn văn trong văn trong văn bản thuyết minh 
1.Nhận dạng đoạn văn thuyết minh (10phút)
*Ví dụ 
*Kết luận 
Khi viết đoạn văn thuyết minh cần trình bày ró chủ đề của đoạn tránh lẫn ý của đoạnvăn khác
2.Sửa lại đoạn văn thuyết minh (15phút)
*Ví dụ 
*Kết luận 
Các ý trong đoạn văn được sắp xếp theo cấu tạo ,thứ tự nhận nhận thức ,thứ tự diễn biến của sự vật trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ 
*Ghi nhớ 
II .Luyện tập (14phút)
1.Bài tập 1
Mở bài :Một dòng sông uốn lượn ,dịu dàng và mèm mại như dải lụa .Một khuôn viên rộng rãi với những ngôi nhà mới khang trang xen lẫn cây cổ thụ đã mấy mươi năm tuổi .Một mái nhà chung với những khuôn mặt ngây thơ ngộ nghĩnh ,hài hước thông minh ...Tất cả ,tất cả làm nên vẻ đẹp của trường tôi .ở nơi ấy tôi đẫ lớn nên bằng những hành trang quý nhất của cuộc đời .Tôi yêu quý và tự hào về nó .Và thật tuyệt vời nếu tôi được giới thiệu về nó đến tất cả các bạn 
4, Củng cố:
5.Hướngdẫn về nhà (1phút )
Khi viết đoạn văn huyết minh em cần làm gì ?
Làm hoàn chỉnh bài tập 
* Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • doc19-20.doc