Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 45: Câu ghép - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 45: Câu ghép - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức:

Nhận diện được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép

2/ Kĩ năng:

 Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu

3/ Thái độ

 Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.

II/ Đồ dùng dạy học

 1/ Giáo viên: Bảng phụ

 2/ Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 45: Câu ghép - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 01/11/2009
NTH: 04/11/2009
––––––––––––––––– Ngữ Văn – Bài 12 ––––––––––––––––––
Tiết 45, Câu ghép
I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
Nhận diện được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép 
2/ Kĩ năng:
 Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu
3/ Thái độ
	Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.
II/ Đồ dùng dạy học
 1/ Giáo viên: Bảng phụ
 2/ Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở 
IV/ Các bước lên lớp
 1/ ổn định. Sĩ số: 8a:	/32	8b: /29 8c: /30 
 2/ Kiểm tra đầu giờ (3’)
(?) Câu ghép là gì ? Nêu cách nối các vế trong câu ghép ? Cho ví dụ?
(?) Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
A. Không ai nói gì, người ta lặng dần đi.
B. Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim.
C. Hắn chửi trời và hắn chửi đời.
D. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi.
TL: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thanh. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
	 Nối bằng 1 quan hệ từ; nối bằng 1 cặp quan hệ từ; nối bằng 1 cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
 3/ Bài mới
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1 Khởi động
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để định hướng học sinh vào tiết học.
- Cách tiến hành: 
Gv dùng lời nói để dẫn vào nội dung tiết học .
Trong tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu về câu ghép, cách nối các vế trong câu ghép. Vậy giữa các vế của câu ghép có quan hệ ‏‎ý nghĩa ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
HĐ2.HDHS hình thành kiến thức
- Mục tiêu:
Trình bày được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
- Cách tiến hành:
Gv sử dụng bảng phụ
Học sinh đọc bài tập
H: Hãy xác định và gọi tên quan hệ giữa các vế trong câu ghép ?
H: Mỗi vế câu biểu thị ‏‎ý nghĩa gì?
- Vế A: biểu thị ‏‎ý nghĩa khẳng định.
- Vế B: biểu thị ‏‎ý nghĩa giải thích.
H: Hãy nêu thêm một số câu ghép trong đó các vế câu có quan hệ về ‏‎ý nghĩa khác với quan hệ trên ?
* Quan hệ nguyên nhân – kết quả:
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.”
* Quan hệ điều kiện – kết quả:
“Giá như nó nghe lời tôi thì nó không đến nỗi phải nghỉ học.”
“Nếu trời mưa to thì khu phố này chắc chắn sẽ bị ngập.”
* Quan hệ tương phản, nghịch đối:
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. “Mặc dù trời mưa to nhưng lan vẫn đi học đúng giờ” 
* Quan hệ mục đích:
“Để phong trào thi đua của lớp ngày một tiến bộ thì chúng ta phải cố gắng hơn.”
“Chúng em sẽ cố gắng học để thầy cô và cha mẹ vui lòng .”
* Quan hệ tăng tiến:
“Trời càng mưa to, đường càng ngập nước.”
“Bạn Hoa càng nói mọi người càng chú ‏‎ý.”
* Quan hệ lựa chọn:
“Mình đọc hay tôi đọc?”
* Quan hệ bổ sung:
“Nó không những học giỏi mà nó còn lao động giỏi.”
* Quan hệ nối tiếp:
“Thầy giáo vào, cả lớp đứng dậy chào.”
* Quan hệ đồng thời:
“Cô giáo giảng bài, chúng tôi ghi chép chăm chú.”
* Quan hệ giải thích:
“Mọi người bỗng im lặng: chủ tọa bắt đầu phát biểu.”
H: Mỗi ví dụ trên, quan hệ ý nghĩa được được nhận biết qua dấu hiệu gì ?
- Bằng quan hệ từ 
- Bằng cặp QH từ 
- Cặp từ hô ứng 
- Dựa vào văn cảnh 
H: Có thể tách được câu ghép thành 2 câu đơn được không? Vì sao ?
Tách được: 2 vế quan hệ lỏng, không tách được: 2 vế quan hệ chặt chẽ Tác dụng của việc dùng câu ghép
H: Có phải lúc nào trong câu ghép, các vế câu cũng tách bạch bằng các quan hệ từ không ?
Không, trong nhiều trường hợp phải dựa vào ngữ cảnh và hoàn cảnh giao tiếp để xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
H: Hãy lấy ví dụ để chứng minh ?
Lan: Cậu có muốn đi chơi không ?
Hoa: Tớ rất muốn đi chơi nhưng tớ đang học bài.
Quan hệ tương phản
Tôi rất vui: hôm nay tôi đã làm được một việc tốt.
“(Tôi nói mãi) nhưng (nó không nghe tôi) nên (nó thi trượt.)
“Tôi đi chợ, nó nấu cơm.”
HĐ3 HDHS rút ra ghi nhớ
- Mục tiêu: Rút ra được quan hệ ý nghĩa giữa các câu ghép.
- Cách tiến hành:
H: Có những mối quan hệ nào giữa các vế câu trong câu ghép? Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu đó, em dựa vào đâu ?
Hs đọc và khái quát ghi nhớ.
HĐ4 HDHSLuyện tập
- Mục tiêu: Xác định đúng yêu cầu bài tập và nhận biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép.
- Cách tiến hành:
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Hs hoạt động cá nhân
Hs trả lời
Hs khác nhận xét
Gv nhận xét, chốt
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
H: Tìm câu ghép trong đoạn trích ?
H: Xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép?
H: Có thể tách các vế của những câu ghép trên (ở cả 2 đoạn văn) thành các câu đơn được không? Vì sao?
Gv chia lớp làm 2 dãy, mỗi dãy thực hiện một đoạn văn
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Hs thảo luận nhóm 4(3’)
Đại diện các nhóm báo cáo
Gv nhận xét, chốt.
1’
20’
2’
16’
I/ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
1/ Bài tập
2/ Tìm hiểu
- Vế A: Có lẽ Tiếng việt của chúng ta đẹp.
- Vế B: ( bởi vì ) tâm hồn của người VN.
Vế A: kết quả.( biểu thị ‏‎ý nghĩa khẳng định.)
Vế B: nguyên nhân.( biểu thị ‏‎ý nghĩa giải thích.)
Quan hệ giải thích
II/ Ghi nhớ
- Các quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép
- Dấu hiệu nhận biết
III/ Luyện tập
Bài tập 1 (SGK Tr 124)
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. mỗi vế câu biểu thị ý trong mối quan hệ ấy.
a.Vế 1- vế 2: nguyên nhân-kết quả
Vế 2-3: quan hệ gthích
b. Quan hệ điều kiện-kết quả
c. Quan hệ tăng tiến
d. Quan hệ tương phản
e. Câu1: nối tiếp 
 Câu 2: nguyên nhân
Bài tập 2 (SGK Tr 124-125).
- Đoạn1: quan hệ điều kiện – kết quả (vế 2)
- Đoạn 2: quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Không nên tách vì ý nghĩa giữa các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Bài tập 3 (SGK Tr 125).
- Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày 1 việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép, 1 câu đơn thì không đảm bảo tính mạch lạc của lập luận vì ý nghĩa (.) các vế có quan hệ với nhau
- Xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của Lão HạcGiá trị biểu hiện của câu ghép.
4/ Củng cố (1’)
Gv hhệ thống kiến thức bài
5/ HDHT (2’)
Gv hướng Hs làm bài tập 4
Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra văn, TLV số 2
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 45.doc