Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 125 đến 128 - Tuần 33

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 125 đến 128 - Tuần 33

Tiết 125: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG: TƯỢNG MỒ

I/ MỤC TIEU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức

-Hiểu được ý nghĩa của những bức tượng nhà mồ trong đời sống tình cảm tâm linh của người Ba-na,Gia rai.

-Cách dùng từ ngữ ,hình ảnh giàu sức gợi,thể thơ lục bát có sự ngắt dòng linh hoạt,âm điệu trầm lắng du dương của bài thơ.thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước nỗi buồn sâu lắng và tình người sâu nặng của đồng bào Tây Nguyên.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng cảm nhận tác phẩm thơ.

- Kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ :

- Có thái độ tôn trọng về văn hóa,phong tục của một số dân tộc người Tây Nguyen.

II. Phương tiện dạy học

- Một số bài thơ của tác giả Gia Lai viết về địa phương.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 125 đến 128 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Tiết 125: Chương trình địa phương: Tượng mồ
Tiết 126+127: Viết bài Tập làm văn số 7
Tiết 128: Ôn tập Tiếng Việt học kỳ II
Ngày soạn:14/04/2012
Ngày dạy: 16/04/2012
Tiết 125: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG: TƯỢNG MỒ
I/ MỤC TIEU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức
-Hiểu được ý nghĩa của những bức tượng nhà mồ trong đời sống tình cảm tâm linh của người Ba-na,Gia rai.
-Cách dùng từ ngữ ,hình ảnh giàu sức gợi,thể thơ lục bát có sự ngắt dòng linh hoạt,âm điệu trầm lắng du dương của bài thơ...thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước nỗi buồn sâu lắng và tình người sâu nặng của đồng bào Tây Nguyên.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng cảm nhận tác phẩm thơ.
- Kĩ năng đọc diễn cảm.
3. Thái độ :
- Có thái độ tôn trọng về văn hóa,phong tục của một số dân tộc người Tây Nguyen.
II. Phương tiện dạy học
- Một số bài thơ của tác giả Gia Lai viết về địa phương.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở soạn của HS
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung
HS : Theo dõi chú thích SGK
? Hãy cho biết vài nét về tác giả, những tác phẩm tiêu biểu?
? Văn bản được trích từ tác phẩm nào?
HS : Trả lời, nhận xét
GV : Nhận xét, khái quát lại.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc, tìm hiểu văn bản.
Bước 1 : Hướng dẫn đọc
GV: Hướng dẫn đọc: đọc giọng nhẹ nhàng, diễn cảm ; chú ý ngắt nhịp, câu đúng.
GV : Đọc mẫu
HS : Đọc lại, nhận xét
? Văn bản được chia làm mấy phần? nêu nội dung từng phần?
Đoạn 1: Hai câu đầu: gợi mở thời gian,không gian và ấn tượng đầu tiên trước những pho tượng mồ.
Đoạn 2: Tiếp theo đến "một ngàn lời yêu": Nỗi buồn và ý nghĩa những bức tượng mồ trong việc thể hiện tình cảm của người sống với người đã khuất.
Đoạn 3: Sự đồng cảm sâu sắc của tác giả tình thương yêu lâu bền của con người.
Bước 2 : Tìm hiểu văn bản.
?Hình ảnh Chiều như đốt lửa lòng nhau và Tượng mồ run rẩy ở hai câu đầu gợi cho em điều gì?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả tâm trạng của mình? 
Hs: đọc đoạn 2
?Quan niệm về sự sống cái chết,nỗi buồn của con người khi phải giã biệt người thân và vai trò những bức tượng mồ trong đời sống tình cảm-tâm linh của họ thể hiện như thế nào?
Hs làm việc theo nhóm
Đại diện nhóm phát biểu.
Gv nhận xét bổ sung
?Bốn dòng thơ :"Hoang sơ...rượu cần"gợi lên những điều gì trong văn hóa,phong tục của người Tây Nguyên?
HS trả lời
Gv nhận xét,bổ sung
HS đọc lại 2 câu thơ cuối
?Cảm nhận của em về hai câu thơ cuối?
?Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Hs đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
GV : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm tại lớp
HS : Khoảng 2-3 em đọc trước lớp, nhận xét
GV : Nhận xét
GV : Hướng dẫn HS làm bài về nhà.
I/ Tìm hiểu chung
Tác giả: (sgk)
Tác phẩm:(sgk)
II/ Tìm hiểu chi tiết.
Đoạn 1
Chiều như đốt lửa lòng nhau
Tượng mồ run rẩy về đâu kiếp người
->Gợi ra những liên tưởng đầu tiên về mùa khô ở Tây Nguyên-mùa của lễ hội bỏ má.
=>Sử dụng câu hỏi tu từ: "Về đâu kiếp người" phán ánh nỗi băn khoăn của tác giả : linh hồn người chết phải rời xa cuộc sống trần thế để về với làng ma,nhưng làng ma biết ở chốn nào?
2. Đoạn 2
Đã đành hồn sẽ rong chơi
......
Mã còn đây nỗi nhớ thương một đời
->Điệp ngữ đã dành và mà còn đây nhấn mạnh vào điều phi lô gic: biết chết là được đến một thế giới tốt đẹp hơn nhưng ngời sống vẫn vấn vương,thương nhớ người chết không thôi.
=> Sống đã gắn bó yêu thương sâu nặng thì chết chẳng dễ gì quên nhau.
Nỗi đau khóc chẳng thành lời
Lặn vào thở gỗ ru người người ơi
->nỗi đau được gửi vào đường rìu nhát rựa,đẽo tạc thành các bức tượng mồ.
=> Lời người sống gọi người chết cũng là lời người sống gọi chính mình.
Hoang sơ
Chiều rót tràn vai
Ché và chiêng
Và đầy vơi rượu cần
->bức tranh sinh hoạt của người dân Tây Nguyên với những nét đặc trưng và quen thuộc nhất.
Nằm đây một nắm xương tàn
Dứng đây tượng hát một ngàn lời yêu
->các pho tượng trở thành thành viên trong lễ hội,là chứng nhân truyền tải hơi thở tình cảm và hơi thở cuộc sống cho người chết.
3. Đoạn 3
Chiều ơi chiều
Chiều ơi chiều
Cho tôi cùng hát tình yêu một đời.
->Câu lục bát chia làm hai dòng,ngắt nhịp lẻ,cấu trúc vòng tròn thể hiện sự quẩn quanh vấn vương không dứt ,con người chìm đắm miên man trong không gian chiều của lễ hội Tây Nguyên
* Tổng kết
Ghi nhớ sgk(490
III/ Luyện tập
4. Củng cố :
- Gía trị nội dung và nghệ thuật của văn bản ?
5. Hướng dẫn tự học :
- Học bài, học thuộc lòng bài thơ
- Làm bài tập về nhà : 2,3
- Chuẩn bị bài viết văn nghị luận tại lớp.
...........................˜&™.................
Ngày soạn:14/04/2012
Ngày dạy: 16/04/2012
Tiết 126+ 127: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: 
 - Kiểm tra đánh giá quá trình học và làm bài của học sinh với thể loại văn nghị luận
2. Kỹ năng 
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Vận dụng kỹ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh (giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi với các em.
 - Đánh khả năng tự lập trong làm bài tại lớp.
b. Kĩ năng sống:
 - Kỹ năng tư duy sáng tạo.
 - Kỹ năng giải quyết vấn đề.
 - Kỹ năng quản lý thời gian.
 - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
3. Thái độ : Ý thức tự giác, nghiêm túc làm bài.
 B. CHUẨN BỊ:
 GV: giáo án , đề, đáp án, biểu điểm.
 HS: chuẩn bị giấy làm bài.
 C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Phương pháp: Thực hành.
 - Kỹ thuật dạy học: Hoàn tất một nhiệm vụ; viết tích cực; kỹ thuật động não,...
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3.Bài mới: 
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
 -Biết cách lập luận trong một bài văn nghị luận.
- Biết viết đoạn văn trong bài văn nghị luận.
- Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận 
-Nắm được vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận 
- Nắm được bố cục và cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận. 
- Biết viết đoạn văn, viết bài văn nghị luận giải thích, chứng minh.
- Biết đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận về một vấn đề .
-
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %: 
Số câu 1
Só điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 8
Tỉ lệ: 80%
Số câu:2
Số điểm:10
Tỉ lệ 100%:
 ĐỀ
Câu 1: (2 điểm)Nêu vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận cần lưu ý điều gì?
Câu 2: (8 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma túy hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh
ĐÁP ÁN+ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (2 điểm)
-Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận rõ ràng,cụ thể,sinh động,có sức thuyết phục hơn.(1đ)
-Đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận làm rõ luận điểm nhưng không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn nghị luận.(1đ)
Câu 2: (điểm)
 1. Yêu cầu : 
- Đề bài yêu cầu viết một bì nghị luận. Như vậy, có thể kết hợp giải thích với chứng minh vấn đề.
- Giải thích và chứng minh cho người đọc hiểu tác hại của một tệ nạn cụ thể nào đó. Ví dụ : tệ nạn cờ bạc, tệ nạn ma túy hoặc sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy.
- Dẫn chứng lấy từ thực tế cuộc sống.
2. Gợi ý : 
- Cần tham khảo một số bài viết về các tệ nạn xã hội trên báo chí trong sách giáo khoa,. . . để lập luận có cơ sở chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể , chính xác.
- Nên chọn viết những tệ nạn mà mình hiểu kĩ tác hại của nó thì bài viết sẽ có sức thuyết phục.
- Cần giải thích cách hiểu về tệ nạn xã hội. Vì sao cờ bạc (ma túy . . .) lại là tệ nạn xã hội, nó gây tác hại thế nào với bản thân, gia đình, cộng đồng : nói « không » với ma túy. . . cụ thể là thế nào ?
- Dẫn chứng đưa ra phải chính xác, tiêu biểu, (chỉ cần nêu con số, sự việc, hậu quả, không cần kể tỉ mỉ như một câu chuyện về ma túy mà chỉ cần tóm tắt).
- Mục đích bài viết là làm người đọc hiểu tác hại của tệ nạn đó, có ý thức quyết tâm tránh xa tệ nạn, do đó cần sử dụng linh hoạt các yếu tố kết hợp với nghị luận như : tự sự, miêu ta, biểu cảm. . .
3. Lập dàn ý :
a) Mở bài :
- Một thực trạng đáng buồn hiện nay của xã hội : nhiều loại tệ nan xã hội không ngừng xuất hiện và gia tăng.
- Trong đó, ma túy là tệ nạn nguy hiểm.
(hoặc : có thể dẫn từ một mẫu tin về việc xã hội tăng cường phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội)
b) Thân bài :
Thế nào là tệ nạn xã hội ? (dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết trong sách vở, qua các phương tiện thông tin tuyên truyền).
Tác hại của tệ nạn xã hội.
- Với bản thân người tham gia vào tệ nạn.
+ Về sức khỏe.
+ Về thời gian.
+ Về nhân cách.
- Với gia đình những người bị lôi kéo vào tệ nạn.
+ Về kinh tế.
+ Về tinh thần.
- Với xã hội.
+ Về an ninh xã hội.
+ Về văn minh của xã hội.
+ Về sự phát triển kinh tế.
Hãy nói « không » với tệ nạn, thái độ và hành động cụ thể.
- Tự bảo vệ về mình khỏi hiểm họa ma túy và những tệ nạn xã hội.
- Với người đã trót lầm lỡ cần có nghị lực, quyết tâm từ bỏ.
- Với cộng đồng.
+ Giúp đỡ họ từ bỏ các tệ nạn.
+ Ngăn chặn tệ nạn.
c) Kết bài : Quyết tâm vì một xã hội an toàn, lành mạnh, không có tệ nạn..
+ Biểu điểm:
+ Điểm 7, 8: - Nắm phương pháp, biết đưa yếu tố biểu cảm, tự sự, có luận điểm phù hợp, lập luận chặt chẻ.
+ Điểm 5, 6: Như yêu cầu trên song vấp phải một số lỗi về diễn đạt
+ Điểm 4, 5: Chưa có luận điểm đầy đủ song biết đưa yếu tố biểu cảm, tự sự.
+ Điểm 3, 4: Chưa nắm được phương pháp làm bài, diễn đạt lũng củng.
+ Điểm 1,2: Hiểu sai yêu cầu của đề, bài làm yếu.
4 - Củng cố:
 GV thu bài và nhận xét giờ làm bài.
5. Dặn dò 
Ôn tập văn bản nghị luận 
Soạn bài: Soạn kĩ phần- Tổng kết phần Tiếng Việt
...........................˜&™.................
Ngày soạn:18/04/2012
Ngày dạy:20/04/2012
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT 
I. Mục tiêu:
1/. Kiến thức :
Cũng cố kiến thức tiếng việt đã học ở kì II về : các kiểu câu, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu.
2/. Kĩ năng :
Phát hiện kiểu câu, kĩ năng xác định hành động nói và phân tích tác dụng của sự lựa chọn trật tự từ.
3/. Thái độ : Giáo dục HS ý thức ôn tập
II. Chuẩn bị:
1/ GV:Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: chuẩn bị bài theo hệ thống sách giáo khoa.
III. Tiến trình lên lớp:
1, ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bài của hs c
 3, Bài mới : 
I. Kiểu câu : Câu nghi cvấn , câu cầu khiến , câu cảm thán , trần thuật , phủ định Gọi hs đọc bài tập 1 
(?) Bài tập 1,2 yêu cầu điều gì ? ( HSTLN)
(?) Hãy nêu yêu cầu của bài tập 3 ? 
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 4 
I. Kiểu câu : Câu nghi vấn , câu cầu khiến , câu cảm thán , trần thuật , phủ định 
Bài tập 1 : Nhận diện câu trần thuật 
Câu 1 : là câu trần thuật ghép , có moật vế là dạng câu phủ định 
Câu 2 : là câu trần thuật đơn 
Câu 3 : là câu trần thuật ghép , vế sau có một vị ngữ phủ định ( không nỡ giận)
Bài tập 2 : Tạo câu nghi vấn 
- Cái bản tình tốt của người ta có thể bị những gì che lập mật ? ( Hỏi theo kiểu câu bị động)
- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta? ( hỏi theo kiểu câu bị động)
- Cái bản tình tốt của người ta có thể bị những nỗi lo lắng , buồn đau ích kỉ che lấp mất không 
- Những nỗi lo lắng , buồn đau ích kỉ có thể che lấp mất bản tình tốt của người ta không ? 
Bài tập 3 : Tạo ra câu cảm thán 
- Chao ôi buồn ! ; ôi , buồn quá ! Buồn thật ! 
- Bộ phim này hay quá ! 
- Oâi , tớ vui quá ! 
- Bạn mặc chiếc áo này đẹp lắm ! 
Bài tập 4 
 a, câu 1,3,6 là câu trần thuật 
- câu 4 là câu cầu khiến 
- câu 2,5,7 là câu nghi vấn 
b, Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu 7 
c, Câu nghi vấn 2,5 là không dùng để hỏi 
- Câu 2 dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên về lạo Hạc 
- Câu 5 dùng để giải thích ( thuộc kiểu trình bày ) cho để nghị nêu ở câu 4 theo quan điểm của người nói 
2, Hành động nói 
Bài tập 1 : Xác định hành động nói củ các câu đã cho theo bảng sau : 
stt
Câu đã cho
Hành động nói
1 
 Tôi bật cười bảo lão:
Hành động kể ( kiểu câu trình bày )
2, 
 - Sao cụ lo xa quá thế ? 
Hành động bộc lộ cảm xúc 
3, 
Cụ còn khoẻ lắm , chưa chết đâu mà sợ !
Hành động nhận định ( kiểu trình bày)
4, 
Cụ cứ để tiền ấy mà ăn , lúc chết hãy hay !
Hành động đề nghị ( điều khiển)
5, 
Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? 
Giải thích thêm cho câu 4 
6, 
- Không , ông giáo a!
Hành động phủ định , bác bỏ 
7, 
Aên mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ? 
Thực hiện hành động hỏi 
Bài tập 2 
stt
Kiểu câu
Hành động nói được thực hiện
Cách dùng
1,
 Trình bày 
 Hành động kể 
 Trực tiếp 
2,
 Câu nghi vấn 
 Hành động bộc lộ cảm xúc 
 Gián tiếp 
3,
 Trình bày 
 Hành động nhận định 
 Trực tiếp 
4,
 Điều khiển 
 Hành động đề nghị
 Trực tiếp
5,
 Trình bày
 Giải thích
 Trực tiếp
6,
 Trình bày
 Hành động phủ định , bác bỏ
 Hành động hỏi
7,
 Trình bày
 Hành động hỏi
 Hành động hỏi
Bài tập 3 : 
a, Tôi xin cam kết từ nay không tham gia đua xe trái phép nữa 
- Tôi xin cam kết từ nay không tổ chức đánh bạc nữa 
b, Em xin hứa sẽ tích cực học tập rèn luyện để đạt kết quả tốt trong năm học tới 
3, Lựa chọn trật tự từ trong câu 
Bài tập 1 : Biểu thị thứ tự trước sau của hoạt động , trạng thái : Thoạt tiên là tâm trạng kinh ngạc , sau đó là mừng rỡ , cuối cùng là hoạt động về tâu vua 
Bài tập 2 : a, Nối kết câu ; b, Nhấn mạnh ( làm ổi bật) đề tài của câu nói 
Bài tập 3 : Cấu a có tình nhạc hơn 
4. Hướng dẫn về nhà: : Học thuộc những kiến thức đã ôn tập 
- Soạn bài Văn bản tường trình 
5.Dặn dò :
Nắm kĩ những nội dung về phần tiếng việt đã học.
Viết đoạn văn có sử dụng những kiểu câu đã học.
 Xem trước bài: “ Văn bản tường trình”.
...........................˜&™.................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 33Gia Lai.doc