Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 43: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 43: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức:

Nhận diện được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người.

2/ Kĩ năng:

 Bước đầu tạo lập được văn bản thuyết minh

3/ Thái độ

 Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.

II/ Đồ dùng dạy học

 1/ Giáo viên: Bảng phụ

 2/ Học sinh: Tìm các văn bản thuyết minh mà em biết.

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở

IV/ Các bước lên lớp

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 43: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 29/10/2009
NTH: 02/11/2009
––––––––––––––––– Ngữ Văn – Bài 11 ––––––––––––––––––
Tiết 43, Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
Nhận diện được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
2/ Kĩ năng:
 Bước đầu tạo lập được văn bản thuyết minh
3/ Thái độ
	Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.
II/ Đồ dùng dạy học
 1/ Giáo viên: Bảng phụ
 2/ Học sinh: Tìm các văn bản thuyết minh mà em biết.
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở 
IV/ Các bước lên lớp
 1/ ổn định. Sĩ số: 8a:	/32	8b: /29 8c: /30
 2/ Kiểm tra đầu giờ (3’)
(?) Nói giảm nói tránh là gì ? Cho ví dụ ?
(?) Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh ?
A. Thôi để mẹ cầm cũng được ( Thanh Tịnh ) .
B. Mợ mày phát tài lắm , có như dạo trước đâu . ( Nguyên Hồng )
C. Bác trai đã khá rồi chứ ? ( Ngô Tất Tố )
D. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt . ( Nam Cao ) 
Trả lời: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
 3/ Bài mới
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1 Khởi động
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để định hướng học sinh vào tiết học.
- Cách tiến hành: 
Gv dùng lời nói để dẫn vào nội dung tiết học . 
ở lớp 6,7 chúng ta đã được làm quen với một số kiểu bài tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một kiểu văn bản khác đó là văn bản thuyết minh. Vậy văn bản thuyết minh là kiểu văn bản ntn ? Đặc điểm của nó ntn , chúng ta cùng tìm hiểu bài .
HĐ2.HDHS hình thành kiến thức
- Mục tiêu 
Trình bày được vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
- Cách tiến hành:
Hs đọc 3 văn bản trong SGK
(?) Ba văn bản trình bày, giới thiệu, giải thích về điều gì ?
 (?) Nhận xét cách cung cấp tri thức của ba văn bản trên ?
Mỗi văn bản cung cấp theo một kiểu khác nhau.
(?) Hãy chỉ ra các chi tiết cụ thể về trình bày, giải thích, giới thiệu về từng vấn đề trong ba văn bản trên ?
Lợi ích cây dừa gắn với đặc điểm của cây dừa. ở đây là giới thiệu về cây dừa Bình Định, gắn với người dân Bình Định 
.
(?) Em thường gặp các loại vắn bản đó ở đâu ?
Trong sách báo, phim ảnh,  trong đời sống hành ngày 
(?) Trong thực tế khi nào người ta dùng các văn bản đó ? 
Người ta dùng văn bản thuyết minh khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng (sự vật, sự việc, sự kiện )
(?) Từ đó, em hiểu thế nào là văn bản thuyết minh ?
(?) Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại mà em biết ?
VD: Cầu Long Biên chứng nhân lich sử 
Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
(?) Nếu vẫn những nội dung trên ta sử dụng phương thức tự sự, miêu tả, nghị luận có được không ? Vì sao ?
- Văn bản tự sự phải có sự việc và nhân vật .
- Văn bản miêu tả phải có cảnh sắc, con người, cảm xúc .
- Văn bản nghị luận phải có luận điểm, luận cứ, luận chứng .
(?) Các văn bản có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng ?
VD: Cây dừa : thân , lá , nước , cùi .
- Lá cây : tế bào , ánh sáng , sự hấp thụ
- Huế : cảnh sắc , các công trình kiến trúc ntn ?
GV : Mỗi bài thuyết minh ở đây đều nhằm trả lời câu hỏi: sự vật, hiện tượng ấy là gì ? có đặc điểm gì ? vì sao như vậy? nó có lợi ích gì? nó gắn bó với đời sống con người như thế nào?
(?) Cách trình bày về các đối tượng của ba văn bản trên có gì đáng lưu ‏‎ý ?
(?) Mục đích của văn bản thuyết minh là gì ?
Giúp người đọc nhận thức về đối tượng như nó vốn có trong thực tế chứ không phải giúp cho người đọc có cảm hứng thưởng thức một hiện tượng NT được xây dựng bằng hư cấu, tưởng tượng .
(?) Qua đó, em thấy ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì ?
GV: Loại văn bản như vậy thì gọi là văn bản thuyết minh.
(?) Vậy văn bản thuyết minh có những đặc điểm gì ?
HĐ3. HDHS rút ra ghi nhớ.
- Mục tiêu: Rút ra được văn thuyết minh và đặc điểm của văn thuyết minh.
- Cách tiến hành:
(?) Em hiểu thế nào là văn thuyết minh? Văn thuyết minh có đặc điểm gì ?
Hs đọc và khái quát ghi nhớ.
HĐ4. HDHS luyện tập
- Mục tiêu: Xác định đúng yêu cầu bài tập và nhận diện yếu tố thuyết minh trong văn bản.
- Cách tiến hành:
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Hs hoạt động độc lập
Hs trả lời
Hs khác nnhận xét, bổ sung
Gv chốt
(?) Các văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có yếu tố thuyết minh không ? Vì sao ?
1’
22’
2’
13’
I/ Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
1/ Văn bản thuyết minh trong đời sống con người .
- Văn bản a: trình bày lợi ích của cây dừa . 
- Văn bản b: giải thích tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh .
- Văn bản c: Giới thiệu Huế là một trung tâm văn hóa với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế .
- Văn bản thuyết minh là loại văn bản cung cấp những tri thức khách quan về đối tượng (S ự vật, sự việc, sự kiện).
2/ Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng .
+ Cung cấp một cách khách quan về đối tượng
+ Không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng và tránh bộc lộ cảm xúc chủ quan .
+ Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, hấp dẫn.
II/ Ghi nhớ
Khái niệm.
Đặc điểm văn thuyết minh.
III/ Luyện tập.
Bài tập 1.
Văn bản thuyết minh
Cả 2 văn bản đều là văn bản thuyết minh
VB a: Cung cấp kiến thức lịch sử
VB b: Cung cấp kiến thức sinh vật
Bài tập 3.
Các văn bản khác cũng cần phải sử dụng yếu tố thuyết minh,Vì : 
+ Tự sự : giới thiệu sự việc, sự vật .
+ Miêu tả : giới thiệu cảnh vật, con người, thời gian, không gian .
+ Biểu cảm: giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật .
+ Nghị luận : giới thiệu luận điểm, luận cứ .
4/ Củng cố (3’)
(?) So sánh văn thuyết minh với văn miêu tả ?
Giống: 
+ Đều tập trung làm nổi bật đặc điểm của đối tượng.
+ Đều nêu giá trị và công dụng
+ Chú ý, quan sát, thu thập số liệu.
Khác:
Miêu tả
Thuyết minh
+ Có hư cấu, tưởng tượng không nhất thiết phải trung thành với sự vật
+ Không đảm bảo tính khách quan, khoa học.
+ Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
+ ít số liệu chính xác, cụ thể.
+ Phải trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.
+ Đảm bảo tính khách quan, khoa học
+ ứng dụng nhiều trong cuộc sống
+ Số liệu cụ thể, chi tiết
+ Theo một yêu cầu giống nhau.
- Gv hệ thống kiến thức bài.
GV lưu ý:
+ Không nên tuyệt đối hóa các đặc điểm của văn TM một cách cực đoan.
+ Văn thuyết minh có tính chất thực dung, cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay, cái đẹp như tác phẩm văn học. Tuy nhiên, nếu viết có cảm xúc, biết gây hứng thú cho người đọc được thì vẫn tốt. Ví dụ: Nếu giới thiệu về một loài hoa, có thể bắt đầu bằng việc miêu tả vẻ đẹp của hoa, gợi cảm xúc chung về loài hoa ấy.
+ Mỗi bài thuyết minh ở đây đều nhằm trả lời câu hỏi: sự vật, hiện tượng ấy là gì? có đặc điểm gì ? vì sao như vậy ? nó có lợi ích gì ? nó gắn bó với đời sống con người như thế nào? 
+ Khi làm văn thuyết minh, người viết phải biết tôn trọng sự thật. Vì vậy, ngôn ngữ của văn bản thuyết minh phải trong sáng, chính xác, cô đọng và sinh động để giúp người đọc hiểu được một cách nhanh chóng và đầy đủ về sự vật, đối tượng được đề cập đến.
5/ HDHT. (1’)
Học bài và hoàn thiện bài tập 2.
Chuẩn bị: Ôn dịch, thuốc lá.
	Tìm các tác hại của ôn dịch, thuốc lá ? Lấy các dần chứng trong thực tế ?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 43.doc