Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 42: Câu ghép - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 42: Câu ghép - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức:

Nhận diện được đặc điểm câu ghép và hai cách nối các vế trong câu ghép

2/ Kĩ năng:

 Tạo lập được câu ghép

3/ Thái độ

 Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.

II/ Đồ dùng dạy học

 1/ Giáo viên: Bảng phụ

 2/ Học sinh: Tìm các kiểu câu mà em biết

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở

IV/ Các bước lên lớp

 1/ Ổn định. Sĩ số: 8a: /32 8b: /29

 2/ Kiểm tra đầu giờ (3)

(?) Nói giảm nói tránh là gì ? Cho ví dụ ?

(?) Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh ?

A. Thôi để mẹ cầm cũng được ( Thanh Tịnh ) .

B. Mợ mày phát tài lắm , có như dạo trước đâu . ( Nguyên Hồng )

 

doc 7 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2189Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 42: Câu ghép - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 26/10/2009
NTH: 29/10/2009
––––––––––––––––– Ngữ Văn – Bài 11 ––––––––––––––––––
Tiết 42, Câu ghép
I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
Nhận diện được đặc điểm câu ghép và hai cách nối các vế trong câu ghép 
2/ Kĩ năng:
 Tạo lập được câu ghép
3/ Thái độ
	Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.
II/ Đồ dùng dạy học
 1/ Giáo viên: Bảng phụ
 2/ Học sinh: Tìm các kiểu câu mà em biết
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở 
IV/ Các bước lên lớp
 1/ ổn định. Sĩ số: 8a:	/32	8b: /29 
 2/ Kiểm tra đầu giờ (3’)
(?) Nói giảm nói tránh là gì ? Cho ví dụ ?
(?) Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh ?
A. Thôi để mẹ cầm cũng được ( Thanh Tịnh ) .
B. Mợ mày phát tài lắm , có như dạo trước đâu . ( Nguyên Hồng )
C. Bác trai đã khá rồi chứ ? ( Ngô Tất Tố )
D. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt . ( Nam Cao ) 
 3/ Các hoạt động dạy và học
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1 Khởi động
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để định hướng học sinh vào tiết học.
- Cách tiến hành: 
Gv dùng lời nói để dẫn vào nội dung tiết học .
ở bậc tiểu học các em đã được làm quen với câu ghép. Vậy câu ghép là gì ? Có cấu tạo ra sao ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu .
HĐ2.HDHS hình thành kiến thức
- Mục tiêu:
Trình bày được câu ghép và cách nối các vế câu ghép.
- Cách tiến hành:
Gv sử dụng bảng phụ
Hs đọc
(?) Tìm các cụm C-V trong những câu viết phấn màu ? Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C-V ?
Hs trả lời
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt
1’
10’
I/ Đặc điểm của câu ghép.
1/ Tìm hiểu bài tập
 - Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi 
C1 V1 C2 V2
 Bổ ngữ ĐT
như mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng . 
 C3 V3
Sơ đồ : ĐT ĐT
 c1 v1 
 c2 v2 c3 v3
- Buổi sáng hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi/dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp 
 C V
- Cảnh vật chung quanh tôi /đều thay đổi, vì chính lòng tôi /đang có sự thay đổi lớn: 
 C1 V1 C2 V2 
 Hôm nay tôi/ đi học . 
 C3 V3
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
? Trình bày kết qủa phân tích vào bảng theo mẫu ? 
(Gv sử dụng bảng phụ)
(?) Em có nhận xét gì về các cụm C-V ở câu 3 với các cụm C-V ở câu 1?
- Các cụm C-V ở câu 1: Có sự bao chứa nhau.
- Còn các cụm C-V ở câu 3: Nằm ngoài nhau, không bao chứa nhau, mỗi cụm C-V là một vế câu.
- Mỗi vế câu nói một sự vật, sự việc:
+ Vế 1: Sự thay đổi của cảnh vật.
+ Vế 2: Sự thay đổi của lòng tôi.
+ Vế 3: Nói tới việc hôm nay tôi đi học.
(?) Dựa vào kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy cho biết câu nào là câu đơn, câu ghép, câu phức ?
GV: Như vậy, các cụm C-V trong câu 3 không bao chứa nhau, mỗi cụm C-V là một vế câu nói về một vật, một việc, có thể tách ra thành các câu đơn. Đó chính là đặc điểm của câu ghép.
(?) Em hiểu thế nào là câu ghép ?
Hs đọc và khái quát ghi nhớ 
- Câu có 1 cụm C-V : '' Buổi mai hôm ấy .... và hẹp '' 
- Cụm C-V nhỏ trong cụm C-V lớn: '' Tôi quên thế nào được ... quang đãng'' .
- Cụm C-V không bao chứa nhau : '' Cảnh vật chung quanh tôi  đi học '' 
- Câu 1: Câu phức .
- Câu 2: Câu đơn .
- Câu 3: Câu ghép .
2/ Ghi nhớ
Đặc điểm câu ghép
Kiểu cấu tạo câu
Câu cụ thể
Kiểu câu
Câu có 1 cụm C-V
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Câu đơn
Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Câu phức thành phần bổ ngữ
Các cụm C-V không bao chứa nhau
Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học
Câu ghép
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hs đọc lại bài tập mục I
(?) Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích trên ?
1. Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trượng
2. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ầy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.
3. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
+ 4. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(?) Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
(?) Trong 4 câu trên, những từ: “và, vì, nhưng” nối kết các vế câu, ta xếp chúng vào loại từ nào?
Gv sử dụng bảng phụ
BT 2: Vì (bạn Mai / chăm học) nên (cuối năm bạn / được thầy khen).
(?) Câu trên có phải là câu ghép không? Tìm các cụm C-V của 2 vế câu? Người ta dùng phương tiện nào để nối 2 vế câu?
(?) Nêu các cặp quan hệ từ thường dùng để nối các vế câu ghép kiểu như câu trên?
Các cặp quan hệ từ: vì nên; nếu thì; tuy nhưng; không những mà còn;
BT 3: 
(Tôi / chưa đi đón) (nó / đã về rồi).
(?) Câu 3 có phải là câu ghép không? Vì sao?
Ví dụ 3 là câu ghép vì nó liên kết với nhau bằng 1 cặp phó từ “chưa đã”.
(?) Tìm ví dụ về các cặp phó từ thường dùng để tạo kiểu câu ghép trên?
Mới đã; càng càng; chẳng những mà còn
 (Ai / làm) (người ấy / chịu).
(?) Từ dùng để nối mà có gạch chân có gì đặc biệt?
Gồm đại từ “ai” đứng trước và chỉ từ “ấy” đứng sau.
GV: Như vậy, các cặp đại từ, chỉ từ thường đi đôi với nhau trong khi nối các vế câu ghép tạo thành cặp từ hô ứng.
(?) Tìm những cặp đại từ, chỉ từ thường dùng để nối trong kiểu câu ghép trên?
ai ấy; nào nấy; đâu đấy; sao vậy.
(?) Từ việc phân tích bài tập trên, hãy rút ra kết luận tiếp theo là gì?
GV: Như vậy, ở cách nối thứ nhất chúng ta có 3 phương tiện dùng để nối các vế câu của câu ghép. Nối bằng 1 quan hệ từ; nối bằng 1 cặp quan hệ từ; nối bằng 1 cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
(?) Câu ghép “Cảnh vật  đi học” còn được nối với nhau bằng cách nào ?
Dấu hai chấm
GV: Trong câu ghép khi vế trước nối với vế sau bằng dấu 2 chấm thường là vế sau có tác dụng bổ sung giải thích cho vế trước.
Bài tập
Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau tôi đuổi kịp. (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng).
(?) Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
Bằng dấu phẩy.
Gv giảng
(?) Có mấy cách để nối các vế câu của câu ghép ?
Hs đọc và khái quát ghi nhớ
HĐ3. HDHS làm bài tập
- Mục tiêu: Xác định đúng yêu cầu bài tập và tìm đúng đặc điểm, cách nối các vế câu của câu ghép.
- Cách tiến hành:
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập
Hs hoạt động cá nhân
Hs trả lời
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập
Hs hoạt động cá nhân
Hs trả lời
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt
15’
13’
II/ Cách nối các vế câu.
1/ Tìm hiểu bài tập
*/ Bài tập (SGK Tr 111)
- Câu 1: Các vế câu được nối với nhau bằng từ “và”.
- Câu 2: Các vế câu được nối với nhau bằng từ “và”.
- Câu 3: Các vế câu được nối với nhau bằng từ “nhưng”.
- Câu 4: Các vế câu được nối với nhau bằng từ “vì”. Dấu hai chấm.
 Nối bằng quan hệ từ
*/ Bài tập 2. 
Nối bằng 1 cặp quan hệ từ.
*/ Bài tập 3.
Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
Bài tập 4
Nối bằng dấu hai chấm, bằng dấu phẩy.
2/ Ghi nhớ
Hai cách nối các vế câu của câu ghép
III/ Luyện tập
Bài tập 1(SGK Tr 113).
Câu ghép và cách nối
a/
- U van Dần, u lạy Dần! (nối bằng dấu phẩy)
- Dần hãy để chị đi với u... (nối bằng dấu phẩy)
- Chị con có đi ....chứ! (không dùng từ nối).
 - Sáng ngày .....không (nối bằng dấu phẩy)
 - Nếu Dần ... nữa đấy(nối bằng dấu phẩy)
b/ Cô tôi ... tiếng (không dùng từ nối, nối bằng dấu phẩy)
 - Giá ....thôi (nối bằng dấu phẩy)
c/ Tôi lại im .....cay cay (không dùng từ nối, bằng dấu:)
d/ Hắn làm ..... quá (dùng từ nối) 
Bài tập 2. (SGK Tr 113)
Đặt câu ghép
a. Vì trời mưa to nên đường rất trơn 
 Trời mưa to nên đường rất trơn . Đường rất trơn vì trời mưa to .
b. Nếu Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ 
 c. Tuy nhà khá xa nhưng Lan vẫn đi hoc đúng giờ .
d. Không những Vân học giỏi mà còn khéo tay 
4/ Củng cố (2’)
Câu ghép có đặc điểm gì ?
Gv hệ thống kiến thức bài
5/ HDHT (2’)
- GV HD làm bt4: - Nó vừa được điểm khá đã huyênh hoang .
 - Nó lấy cái gì ở đâu là cất vào đấy rất nghiêm chỉnh .
- Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
 ––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 42.doc