Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 32 Tập làm văn: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 32 Tập làm văn: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Tiết 32

 Tập làm văn:

Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với

miêu tả và biểu cảm

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận diện được bố cục các phần Mở bài, thân bài, kết bài của 1 văn bản tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

 - Biết cách tìm và lựa chọn các ý trong 1 bài văn.

2. Kĩ năng:

 - Sắp xếp các ý trong văn bản tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

 * KNS :

 + Giao tiếp : trình bày ý tưởng ; trao đổi để xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm ; sự kết hợp mục đích, ý nghĩa của hai yếu tố đó trong văn tự sự

 + Ra quyết định : sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để nâng cao hiệu quả bài văn tự sự

 3.Thái độ:

 - Giáo dục HS có ý thức xây dựng dàn ý trước khi bước vào viết bài.

II. Chuẩn bị:

1.GV: TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, SGV Ngữ văn 8

2. HS: Học bài cũ, xem trước bài mới

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1028Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 32 Tập làm văn: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2011
Ngày giảng: 8A:
 8B: Tiết 32
	Tập làm văn:	
Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với 
miêu tả và biểu cảm
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận diện được bố cục các phần Mở bài, thân bài, kết bài của 1 văn bản tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
 - Biết cách tìm và lựa chọn các ý trong 1 bài văn.
2. Kĩ năng:
 - Sắp xếp các ý trong văn bản tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
 * KNS : 
 + Giao tiếp : trình bày ý tưởng ; trao đổi để xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm ; sự kết hợp mục đích, ý nghĩa của hai yếu tố đó trong văn tự sự
 + Ra quyết định : sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để nâng cao hiệu quả bài văn tự sự
 3.Thái độ:
 - Giáo dục HS có ý thức xây dựng dàn ý trước khi bước vào viết bài. 
II. Chuẩn bị:
1.GV: TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, SGV Ngữ văn 8
2. HS: Học bài cũ, xem trước bài mới
III. Phương pháp: 
 - P.P: TH có hướng dẫn, vấn đáp,TL
 - KT: Động não
IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục
1. Ổn định tổ chức: ( 1’) 8Â: 8B: 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’) Kiểm tra việc viết đoạn văn của HS
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Từ việc viết một đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm 
đến việc tạo lập một văn bản tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm hoàn chỉnh chúng ta cần lập dàn ý để viết đúng thể loại, yêu cầu nhằm hướng tới một bài viết hoàn chỉnh.
Hoạt động 1
P.P: Vấn đáp, thuyết trình
KT: Động não
Giáo viên cho HS đọc bài văn ở SGK T94
 Văn bản : «  Món quà sinh nhật »
 ? Văn bản đó chia làm mấy phần? khái quát của mỗi phần?
- Mở bài: “ Từ dầu cho đến bày la liệt trên bàn” Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
- Thân bài: “ Tiếp...Gật đầu không nói” Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
- Kết bài: “ Còn lại” Cảm nghĩ về món quà sinh nhật.
? Truyện kể về việc gì? - Diễn biến của buổi sinh nhật.
? Ai là người kể chuyện? ở ngôi thứ mấy.
? Thời gian, không gian, hoàn cảnh của câu chuyện? 
- Buổi sáng, trong nhà Trang, ngày SN của Trang các bạn đến chúc mừng.
? Sự việc xoay quanh nhân vật nào? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính ? ? Tính cách của mỗi nhân vật?
? Em hãy nêu diễn biến của câu chuyện 
 - Mở đầu, đỉnh điểm, kết thúc.
? Điều gì tạo nên sự bất ngờ? 
- Tình huống truyện: Tâm trạng chờ đợi, có ý chê trách của Trang về sự chậm trể của bạn, sau đó mới vỡ lẽ: Sự chậm trể đầy thông cảm, tấm lòng thơm thảo thật đáng trân trọng.
? Em hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả, biểu cảm và tác dụng của chúng?
- HSTL trình bày, nhận xét
- MT : Suốt cả buổi sáng nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào... các bạn ngồi chật cả nhà...nhìn thấy Trinh đang tươi cười...Trinh dãn tôi ra vườn...Trinh lom khom...Trinh vẫn lặng lẽ cười, gật đầu không nói=> Giúp người đọc hình dung không khí của buổi SN và cảm nhận tình bạn thắm thiết giữa Trang và Trinh.
-BC : Tôi vãn cứ bồn chồn không yên...bắt đầu lo...tủi thân và giận Trinh...giận mình quá...tôi run run...cảm ơn Trinh quá quí giá làm sao...=> Bộc lộ tình cảm bạn bè chân thànhvà sâu sắc giúp người đọc hiểu rằng tặng cái gì không quan trọng bằng tặng như thế nào.
? Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào?
- Kể theo tình tự thời gian, đôi chổ dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra.
A. Lý thuyết : Dàn ý của bài văn tự sự. ( 20’)
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự:
* Khảo sát và phân tích ngữ liệu
Văn bản : «  Món quà sinh nhật »
+Bố cục của bài văn: 3 phần
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
* Xác định các yếu tố trong bài văn tự sự 
- Sự việc chính:
+ Diễn biến của buổi sinh nhật.
- Ngôi kể: Thứ nhất ( Trang = tôi ).
- Nhân vật : Trang
+ Tình huống bất ngờ.
-Yếu tố miêu tả :
- Trình tự kể : 
Hoạt động 2
 P.P: Vấn đáp, thuyết trình
KT: Động não
? Từ ví dụ trên hãy cho biết dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm thường gồm mấy phần? 
?Là những phần nào?
? Nhiệm vụ của mỗi phần là gì?
* HS trình bày, GV chốt nội dung 
-Lứu ý : Trong khi kể người viết thường kết hợp miêu tả sự việc con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc con người được miêu tả
 *HS đọc to, rõ ghi nhớ SGK T89
2. Dàn ý của một bài văn tự sự: 
 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu
 - 3 phần.
a. Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
b. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định.
 - Trong khi kể người viết thường kết hợp miêu tả sự việc con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc con người được miêu tả
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể hay nhân vật nào đó)
2. Ghi nhớ: SGK T89
Hoạt động 3 
P.P: TH có hướng dẫn, vấn đáp
KT: Động não, TH viết tích cực 
? Bài tập 1T95
* Giáo viên gợi ý HS lập dàn ý cho văn bản
“ Cô bé bán diêm” từ những gợi ý ở SGK?
- HS TL nhóm trình bày 
- GV chấm chữa
GV cho HS đọc kĩ đề bài đã cho ở SGK. Sau đó cho HS suy nghĩ và lập dàn ý.
- Gọi 2 HS trình bày dàn ý. 
* Mở bài
* Thân bài
* Kết bài
- Miêu tả: Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần biến đi, trắng ra rực hồng lên quấn quanh que gỗ, sáng chói...Khi gió bấc thổi kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút...tay cầm que diêm đã tàn hẳn... Diêm cháy và sáng rực lên....Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá tươi và rất nhiều bức tranh mau sắc rực rỡ...Diêm nôí nhau chiếu sáng như giữa ban ngày...
? bài tập2: T95
? Hãy lập dàn bài: “ Kể về kỉ niệm với một người bạn tuổi thơ khiến em xúc động va nhớ mãi”
GV cho HS đọc kĩ đề bài đã cho ở SGK. Sau đó cho HS suy nghĩ và lập dàn ý.
- Gọi 2 HS trình bày dàn ý. 
 * Mở bài: 
- Giới thiệu người bạn và kỉ niệm.
 * Thân bài: 
a, Thời gian, không gian, hoàn cảnh kỉ niệm.
b. Nhân vật chính và các nhân vật .
c. Sự việc chính và chi tiết( mở đầu , diễn biến, kết quả)
d. Điều gì khiến em xúc động, xúc động như thế nào?
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ về kỉ niệm đó.
B. Luyện tập: (20’)
Bài tập 1/95:
Mở bài:
- Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa
- Giới thiệu NV chính: em bé bán diêm
- Giới thiệu gia cảnh của em bé bán diêm
b. Thân bài: 
* Lúc đầu do không bán được diêm nên sợ không dám về nhà, tìm chỗ tránh rét, vẫn bị gió rét hành hạ đến khi bàn tay cứng đờ ra. 
* Sau đó bật từng que diêm sưởi ấm cho mình: bật 5 năm lần...
- Miêu tả: 
- BC: Chà chà quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét nhỉ...trông đến vui mắt.Chà ánh sáng kì dị làm sao...toả ra hơi ấm dịu dàng...thật là dễ chịu...thì khoái biết bao...Em bần thần cả người người và chợt nghĩ rằng...chưa bao giờ em thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này...
c. Kết bài: Cô bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa
- Ngày đầu năm mới mọi người thấy thi thể em bé nằm giữa những bao diêm trong đó một bao hết nhẵn....nhưng chẳng ai biết điều kì diệu em đã trông thấy
Bài tập 2/95:
Hãy lập dàn bài: “ Kể về kỉ niệm với một người bạn tuổi thơ khiến em xúc động va nhớ mãi
 Mở bài: 
- Giới thiệu người bạn và kỉ niệm.
* Thân bài: 
a, Thời gian, không gian, hoàn cảnh kỉ niệm.
b. Nhân vật chính và các nhân vật .
c. Sự việc chính và chi tiết( mở đầu , diễn biến, kết quả)
d. Điều gì khiến em xúc động, xúc động như thế nào?
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ về kỉ niệm đó.
 4. Củng cố: (3’)
- Nêu bố cục của một bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm? 
- Nội dung của những phần?
 5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: (2’)
* Bài cũ: - Nắm kĩ nội dung bài học.
	 - Viết lại dàn ý cho bài tập 2 ( SGK).	 
 * Bài mới: 
+ Đọc kỹ văn bản: "Hai cây phong" và soạn bài theo hướng dẫn SG
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Thời gian toàn bài...................................................................................................................
Thời gian từng phần.......................................................................................................
Nội dung kiến thức........................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Phương pháp..................................................................................................................
........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docnguvan8T32.doc