Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Phòng GD&ĐT Đak Pơ

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Phòng GD&ĐT Đak Pơ

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

 Đọc kĩ phần trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

 Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

 Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

 “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”

 Những con cá tươi ngon thân bạc trắng,

 Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

 (Trích Quê Hương- Tế Hanh; Ngữ văn 8 tập II)

Câu 1: Chủ thể trữ tình trong đoạn trích là ai?

 A. Tác giả B. Người dân chài C. Chiếc thuyền D. Tác giả và dân chài

Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả dùng phương thức biểu đạt chính nào?

 A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Lập luận

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì?

A. Thuyền cá nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả, gian lao

B. Dân làng chài nóng lòng chờ thuyền đánh cá trở về bến.

C. Niềm phấn khởi trước thành quả lao động của người dân làng chài khi thuyền về bến.

D. Sự biết ơn thần linh, biển cả của người dân làng chài.

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 239Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Phòng GD&ĐT Đak Pơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT ĐAK PƠ
Lớp:.............................................
Họ và tên:...................................
KIỂM TRA HỌC KỲ II , NĂM HỌC 2007-2008
Môn : NGỮ VĂN 8 Thời gian : 90 phút
 ( Không kể thời gian phát đề )
ĐỀ A
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
	Đọc kĩ phần trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
	Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
	Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
	“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
	Những con cá tươi ngon thân bạc trắng,
	Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
	Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
	Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
	Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
	 (Trích Quê Hương- Tế Hanh; Ngữ văn 8 tập II)
Câu 1: Chủ thể trữ tình trong đoạn trích là ai?	
	A. Tác giả	B. Người dân chài 	C. Chiếc thuyền	 D. Tác giả và dân chài
Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả dùng phương thức biểu đạt chính nào?
	A. Miêu tả	B. Biểu cảm 	C. Tự sự	 D. Lập luận
Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Thuyền cá nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả, gian lao
B. Dân làng chài nóng lòng chờ thuyền đánh cá trở về bến.
C. Niềm phấn khởi trước thành quả lao động của người dân làng chài khi thuyền về bến.
D. Sự biết ơn thần linh, biển cả của người dân làng chài.	
Câu 4: Hình ảnh người dân chài được thể hiện như thế nào?
	A. Chân thực hào hùng.	C. lãng mạn, hùng tráng	
	B. Hùng tráng kỳ vĩ.	D. Vừa chân thực vừa lãng mạn
Câu 5: Hai câu thơ: 	“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
	Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” sử dụng biện pháp tu từ nào? 
	A. Aån dụ	 B. So sánh	 C. Nhân hóa	D. Nói quá
Câu 6: Hai câu thơ: 	“ Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” thể hiện điều gì?
A. Sự gắn bó máu thịt giữa dân chài và biển khơi C. Người dân chài khỏe mạnh, kiên cường
B. Vị mặn mòi của biển khơi	D. Người dân chài đầy vị mặn
Câu 7: Đọc hai câu thơ sau:	“ Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
	Khắp dân làng tấp nập đón ghe về”, xét theo mục đích nói, hai câu thơ trên thuộc kiểu câu gì?
	A. Câu nghi vấn	C. Câu cầu khiến
	B. Câu trần thuật	D. Câu cảm thán
Câu 8 : Tại sao có thể nói rằng: Nói cũng là một hành động?
Vì nói cũng phải hoạt động cơ (cơ miệng)
Vì nói cũng tiêu hao năng lượng của cơ thể.
Vì nói là việc làm cụ thể, có mục đích nhất định.
Vì nói cũng gây ra phản ứng ở người tiếp nhận.
II. TỰ LUẬN : (6 điểm).
Văn bản “Nước Đại Việt ta” là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
PHÒNG GD & ĐT ĐAK PƠ
Lớp:.............................................
Họ và tên:...................................
KIỂM TRA HỌC KỲ II , NĂM HỌC 2007-2008
Môn : NGỮ VĂN 8 Thời gian : 90 phút
 ( Không kể thời gian phát đề )
ĐỀ B
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
	Đọc kĩ phần trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
	Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
	Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
	“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
	Những con cá tươi ngon thân bạc trắng,
	Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
	Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
	Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
	Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
	 (Trích Quê Hương- Tế Hanh; Ngữ văn 8 tập II)
Câu 1: Chủ thể trữ tình trong đoạn trích là ai?	
	A. Chiếc thuyền	B. Tác giả và dân chài	 C. Tác giả	D. Người dân chài 	
Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả dùng phương thức biểu đạt chính nào?
	A. Biểu cảm 	B. Tự sự	 C. Lập luận	D. Miêu tả
Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Niềm phấn khởi trước thành quả lao động của người dân làng chài khi thuyền về bến.
B. Sự biết ơn thần linh, biển cả của người dân làng chài.
C. Thuyền cá nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả, gian lao
D. Dân làng chài nóng lòng chờ thuyền đánh cá trở về bến.
Câu 4: Hình ảnh người dân chài được thể hiện như thế nào?
	A. Vừa chân thực vừa lãng mạn	C. Chân thực hào hùng.	
	B. lãng mạn, hùng tráng	D. Hùng tráng kỳ vĩ.	
Câu 5: Hai câu thơ: 	“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
	Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” sử dụng biện pháp tu từ nào? 
	A. Nhân hóa	B. Aån dụ	 	C. So sánh	D. Nói quá
Câu 6: Hai câu thơ: 	“ Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” thể hiện điều gì?
A. Người dân chài khỏe mạnh, kiên cường	C. Vị mặn mòi của biển khơi
B. Sự gắn bó máu thịt giữa dân chài và biển khơi 	D. Người dân chài đầy vị mặn
Câu 7: Đọc hai câu thơ sau:	“ Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
	Khắp dân làng tấp nập đón ghe về”, xét theo mục đích nói, hai câu thơ trên thuộc kiểu câu gì?
	A. Câu cầu khiến	C. Câu cảm thán
	B. Câu nghi vấn	D. Câu trần thuật	
Câu 8 : Tại sao có thể nói rằng: Nói cũng là một hành động?
A. Vì nói là việc làm cụ thể, có mục đích nhất định.
B. Vì nói cũng gây ra phản ứng ở người tiếp nhận.
C. Vì nói cũng phải hoạt động cơ (cơ miệng)
D. Vì nói cũng tiêu hao năng lượng của cơ thể.
II. TỰ LUẬN : (6 điểm).
Văn bản “Nước Đại Việt ta” là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
PHÒNG GD&ĐT ĐAK PƠ 	ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 8
HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2007 - 2008
I. TRẮC NGHIỆM : (4 điểm)
	Mỗi câu đúng được (0.5đ)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
C
D
C
A
B
C
II . TỰ LUẬN : (6 điểm)
1.Yêu cầu chung: Biết kết hợp văn giới thiệu và văn nghị luận chứng minh.
-Giới thiệu:Tác giả,hoàn cảnh ra đời văn bản.
-Chứng minh:Nước Đại Việt ta là lòng tự hào dân tộc.
2.Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài :
- Nêu tác giả Nguyễn Trãi.
-Nước Đại Việt ta trích trong tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi.
B.Thân bài:Chứng minh
-Tự hào dân tộc có nền văn hiến,truyền thống văn hoá lâu đời.
-Tự hào đất nước có lãnh thổ riêng,phong tục riêng.
-Tự hào dân tộc có truyền thống lịch sử vẻ vang(có nhiều anh hùng).
-Tự hào dân tộc có nhiều chiến công lưu danh sử sách,có nhiều người tài giỏi thao lược
C.Kết bài: 
-Khẳng định giá trị của bài Cáo.
-Nêu cảm nghĩ về lòng tự hào dân tộc.
3.Biểu điểm.
Mở bài :(1 điểm) Mở bài lôi cuốn, giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời và lòng tự hào dân tộc.
Thân bài: (4 điểm) Chứng minh thực tế có dẫn dắt lập luận chặt chẽ, mỗi ý đúng được 1 điểm.
Kết bài: (1 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_phong_gddt_dak_po.doc