Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 31 đến 72

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 31 đến 72

Bài 8- Tiết 31:

 LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ

 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

I. Mục tiêu:

 1, Kiến thức:

 - Nhận diện bố cục của văn bản.

 - Nhiệm vụ các phần trong bố cục văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

 2, Kỹ năng:

 - Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn.

 - Lập dàn ý cho bài văn theo bố cục đã học.

 3, Thái độ:

 Lập dàn ý phù hợp với nhiệm vụ của từng phần.

II. Đồ dùng:

 - GV: Bảng phụ dàn ý của các bài tập.

 - HS : Bảng phụ

III. Phương pháp:

 Vấn đáp - phân tích - quy nạp - thực hành

IV. Tổ chức giờ học:

 1, Ổn định lớp : ( 1p )

 2, Kiểm tra bài cũ: ( 5p )

 ?/ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự có vai trò gì ?

 

doc 97 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 31 đến 72", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/09
Ngày giảng: 13/10/09 Bài 8- Tiết 31: 
 Lập dàn ý cho bàI văn tự sự 
 kết hợp với mIêu tả và bIểu cảm
I. Mục tiêu:
 1, Kiến thức:
 - Nhận diện bố cục của văn bản. 
 - Nhiệm vụ các phần trong bố cục văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 2, Kỹ năng:
 - Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn.
 - Lập dàn ý cho bài văn theo bố cục đã học.
 3, Thái độ:
 Lập dàn ý phù hợp với nhiệm vụ của từng phần.
II. Đồ dùng:
 - GV: Bảng phụ dàn ý của các bài tập.
 - HS : Bảng phụ 
III. Phương pháp:
 Vấn đáp - phân tích - quy nạp - thực hành
IV. Tổ chức giờ học:
 1, ổn định lớp : ( 1p )
 2, Kiểm tra bài cũ: ( 5p )
 ?/ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự có vai trò gì ?
 3, Bài mới: * Mở bài:
 * Thời gian: ( 1p )
 * Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu dàn ý
 * Mục tiêu: - Nêu bố cục 3 phần của bài văn tự sự.
 - Nhiệm vụ từng phần của bố cục.
 * Thời gian: ( 10p )
 *Đồ dùng:
 Bảng phụ bố cục bài văn món quà sinh nhật.
 * Cách tiến hành:
+ Bước 1: Hướng dẫn phân tích bài văn mẫu
 HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi
?/ Hãy chỉ ra bố cục 3 phần của bài văn và nêu khái quát nội dung của mỗi phần?
GV gợi ý cho HS tìm bố cục.
Trả lời: P1: từ đầu->la liệt trên bàn: Kể – tả quang 
 cảnh chung của buổi sinh nhật.
 P2: tiếp ->ko nói: Món quà độc đáo của bạn. 
 P3: còn lại: Cảm nghĩ của Trang về món quà 
?/ Truyện kể về việc gì? Ai là người kể truyện?
Trang là người kể chuyện, kể về món quà sinh nhật đặc biệt của Trinh dành cho mình trong ngày sinh nhật. 
?/ Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? 
 Ngôi kể thứ nhất vì người kể xưng tôi.
?/ Câu chuyện xảy ra ở đâu, vào lúc nào?
 Tại nhà của Trang vào buổi tổ chức simh nhật.
?/ Truyện xảy ra với ai, có những N/V nào tham gia
 Ai là N/V chính?
 Trả lời: Với Trang- Trinh. Trang là N/V chính.
?/ Câu chuyện xảy ra như thế nào?
Trả lời: Mở đầu - phát triển - đỉnh điểm - kết thúc.
?/ Hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn. Tác dụng của các yếu tố đó?
Kể : các sự việc xảy ra.
Miêu tả: cụ thể các sự việc.
Biểu cảm: bộc lộ tình cảm qua các sự việc.
?/ Nội dung truỵên được kể theo trình tự nào?
+ Bước 2 : Tìm hiểu dàn ý:
?/ Dàn ý bài văn tự sự gồm mấy phần, nội dung chính từng phần?
 Tiểu kết:Dàn ý một bài văn tự sự bao giờ cũng có 3 
 phần : Mở bài ,thân bài,kết bài. Các sự việc cần trình bày theo trình tự hợp lý. Miêu tả, biếu cảm cần phù hợp từng ý. 
Hoạt động2: Rút ra ghi nhớ.
* Mục tiêu: nêu các ý chính trong ghi nhớ.
*Thời gian: (5p )
*Cách tiến hành:
?/ Dàn ý bài văn tự gồm có mấy phần?
 GV gọi HS trả lời và đọc ghi nhớ 
GV:Chốt lại bằng các dẫn chứng trong bài văn mẫu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn giải các bài tập.
* Mục tiêu: - Vận dụng lý thuyết vào giải được BT
 - Phân tích các ý trong từng phần.
* Thời gian: ( 20p )
* Đồ dùng: Bảng phụ ghi dàn ý mẫu.
* Cách tiến hành:
HS đọc nội dung bài tập và tìm yêu cầu.
 GV gợi ý để HS tìm ra bố cục và lập dàn ý
 HS làm ra giấy nháp
 GV gọi học sinh trình bày từng phần và ghi lên bảng. Sau đó treo bảng ghi dàn ý mẫu cho học sinh nhận xét bổ sung cho dàn ý của mình hoàn thiện.
=>Tiểu kết:Trước khi làm bài hoàn chỉnh cần lập 
 dàn ý có 3 phần.
I, Dàn ý bài văn tự sự:
1,Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự.
 a, bài tập:
 Văn bản món quà sinh nhật.
b, Nhận xét:
 - Bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
 - Có N/V chính.
 - Có mở đầu- diễn biến – kết thúc
 - Các yếu tố kể tả biểu cảm đan xen với nhau làm nổi bật cảm xúc của người kể chuyện.
 - Các sự việc được kể theo trình tự thời gian.( từ đầu -> cuối buổi sinh nhật)
2, Dàn ý một bài văn tự sự.
 a, Mở bài:
 Giới thiệu sự việc nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
 b, Thân bài: 
 Kể lại diễn biến câu chuyện.
 c Kết bài: 
 Nêu kết cục – cảm nghĩ .
II. Ghi nhớ:
 SGK- 95
III. Luyện tập.
1, Bài tập 1
Lập dàn ý cho văn bản “cô bé bán diêm’’ theo gợi ý .
A, Mở bài
 Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa, em bé, gia cảnh em bé.
B, Thân bài:
 - Không bán được diêm-> em nép lại khe giữa hai nhà để tránh rét.
 + Lần quẹt diêm 1
 + Lần quẹt diêm 2.
 + Lần quẹt diêm 3.
 + Lần quẹt diêm 4.
 + Lần quẹt diêm 5.
 - Kết quả: Em mơ cùng bà bay về trời.
C, Kết bài:
 Em đã bị chết đói và rét ở giữa 2 khe nhà. 
 - Cảm nghĩ của người viết về số phận của em bé.
 4, Tổng kết – hướng dẫn học bài ở nhà : ( 3p )
 - Tổng kết: + Dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm gồm 3 phần.
 + Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho bài văn tự sự hấp dẫn có tình.
 - Dặn dò: + Học thuộc ghi nhớ.
 + Làm bài tập còn lại.
 + Soạn : ôn tập truyện ký Việt Nam.
 ..
Ngày soạn: 11/10/09
Ngày giảng: 13/10/09 Bài 10 – Tiết 32 
 ôn tập truyện ký việt nam 
I. Mục tiêu: 
 1, Kiến thức : 
 Củng cố và khắc sâu kiến thức cơ bản về truyện ký Việt Nam hiện đại tiêu biểu 
 ở kỳ I lớp 8.
 2, Kỹ năng:
 Hệ thống tác phẩm và nội dung nghệ thuật cơ bản .
 3, Thái độ: 
 Chuẩn bị bài ôn tập chu đáo.
II. Đồ dùng: 
 Bảng phụ thống kê tác phẩm. Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.
 Tranh ảnh minh hoạ.
III. Phương pháp:
 Vấn đáp - tổng hợp – thực hành
IV. Tổ chức giờ học:
 1, ổn định lớp: (1p) 
 2, Kiểm tra bài cũ: ( 5p)
 ?/ Cụ Bơ Men đã làm gì và làm như thế nào để cứu sống được Giôn Xi?
 3, Bài mới: * Mở bài:
 * Thời gian: (1p)
 * cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1:
*Mục tiêu: Hệ thống tên các tác phẩm và nội dung nghệ thuật cơ bản.
* Đồ dùng:
 Bảng hệ thống
* Thời gian: (15p)
* Cách tiến hành:
+ Bước1: GV kiểm tra việc chuẩn bị lập bảng hệ thống của HS.
 GV chia lớp thành 4 nhóm rồi phát phiếu bài tập cho HS . Mỗi nhóm làm 1 bài
+ Bước 2: Các nhóm treo bài tập lên bảng.
 GVtreo bảng hệ thống của GV cho học sinh so sánh và nhận xét chốt ý đúng.
I. Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện ký Việt Nam.
Tên văn
bản
Thể loại
Phương
thức
biểu đạt
Nội dung 
chủ yếu
đặc sắc NT
Tôi đi học
ThanhTịnh
1911 - 1988
Truyện ngắn
Tự sự, miêu tả và biểu cảm
 Những cảm giác bồi hồi, bỡ ngỡ, sung sướng của tác giả trong ngày đầu tiên đến trường
Văn xuôi giàu
chất thơ.kết hợp các hình ảnh so so sánh.
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng
1918 - 1982
Hồi ký
Tự sự xen trữ tình
Nỗi đau của một chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng.
Văn hồiký chân thành, trữ tình .
Tức nước vỡ bờ
Ngô Tất Tố
1893 -1954
Tiểu thuyết
Tự sự
Phê phán chế độ cũ tàn ác,bất nhân
Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân Việt Nam
Bút pháp hiện thực.
Xây dựng tình huống truyện bất ngờ có cao trào và giải quyết hợp lý.
Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ và hành động
Lão Hạc
1915 - 1951
Truyện ngắn
Tự sự xen trữ tình
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và phẩm chất cao quý của họ trong XHPKVN trước CM/ 8. Thái độ trân trọng của tác giả đối với họ
Nhân vật được đào sâu tâm lí. Cách kể chuyện
Tự nhiên, linh hoạt, vừa chân thực vừa đậm chất triết lí và trữ tình
=> Tiểu kết: các em vừa hệ thống về nội dung – nghệ thuật các tác phẩm.Để thấy được sự giống và khác nhau chuyển phần 2.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh so sánh
* Mục tiêu: - Chỉ ra và phân tích sự giống và khác nhau về ND , NT của các tác phẩm.
 - Vận dụng làm bài tập trắc nghiệm .
* Thời gian: ( 20p)
* Đồ dùng: Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm và bảng hệ thống.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: So sánh sự giống và khác nhau
?/ Hãy chỉ ra sự giống nhau của các tác phẩm?
 GV gợi ý thời gian sáng tác, đề tài.
+ Bước 2: Chỉ ra sự khác nhau:
GV treo bảng hệ thống cho HS chỉ ra sự khác nhau và phân tích sự khác nhau đó.
+ Bước 3: Làm bài tập trắc nghiệm:
 GV treo bảng phụ bài tập yêu cầu HS khoanh vào đáp án đúng.
+ Bước 4: Trong mỗi văn bản của các bài 2,3,4 kể trên em thích nhất nhân vật hoặc đoạn nào? Vì sao?
 Học sinh thảo luận và nêu ý kiến.
 GV ghi nhận các ý kiến của HS và hướng cho HS phát biểu ý đúng.
=>Tiểu kết: GV ; Chính sự khác nhau đó của các tác phẩm tạo nên tính chất đa dạng hấp dẫn của văn học Việt nam giai đoạn 1930 -1945.
II. So sánh các tác phẩm.
1, Giống nhau:
- Đều là tự sự hiện đại viết vào thời kỳ 1930 1945 năm trong trào lưu hiện thực.
- Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã hội đương thời. Đều đi sâu miêu tả số phận tình cảm của con người.
- Đều chứa chan tinh thần nhân đạo( Yêu thương trân trọng những tình cảm phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Đều có lối viết chân thực gần với đời sống
 (Bút pháp hiện thực)
2, Khác nhau:
 - Phương thức biểu đạt.
 - Đối tượng của đề tài.
 - Nội dung chủ yếu.
 - Đặc sắc nghệ thuật.
3, Bài tập.
a, Hãy cho biết nhận định sau nói về văn bản nào?
“ Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn.’’
A, Tôi đi học. B, Trong lòng mẹ.
C, Tức nước vỡ bờ. D, Lão Hạc.
B , Nhận xét “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình, thiết tha” nói về đặc điểm nghệ thuật củavăn bản nào?
A,Tôi đi học . B, Trong lòng mẹ.
C, Tức nước vỡ bờ. D, Lão Hạc.
4, Thảo luận:
- Lí do yêu thích đoạn văn 
 + Nội dung..
 + Hình thức nghệ thuật..
 + các lí do khác
- Nếu là thích nhân vật:
 + Việc làm
 + Phẩm chất..
 4, Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà: (3p)
Tổng kết: Văn xuôi hiện đại với những phương thức biểu đạt đa dạng, biện pháp nghệ thuật đặc sắc.
Hướng dẫn học bài ở nhà: + Học bài 
 + Soạn bài hai cây phong
Ngày soạn: 12/10/09
Ngày giảng: 14/10/09 Bài 9 – Tiết 33
 Văn bản: hai cây phong
 (Trích Người thầy đầu tiên)
I. Mục tiêu: 
 1, Kiến thức:
 - Đọc toàn bộ văn bản, phát hiện hai mạch kể phân biệt lồng ghép vào nhau, phân 
 tích hai mạch kể đó.
 - Nêu những điều cơ bản về cuộc đời , sự nghiệp của tác giả Ai Ma Tốp.
 - Giải nghĩa các từ khó. Tìm hiểu bố cục văn bản.
 2, Kỹ năng:
 - Đọc đúng -> diễn cảm , tóm tắt văn bản.
 - Xác dịnh bố cục , phân tích hai mạch kể.
 3, Thái độ:
 Tình yêu quê hương , gắn bó với quê hương. ý thức học tập để sau này phục vụ cho quê hương.
II. Đồ dùng:
 GV : Tranh ảnh, Giấy A0 làm khăn trải bàn, bút viết bảng
 HS : Tranh ảnh phục vụ cho bài học.
III. Phương pháp:
 Phân tích – Vấn đáp – Thực hành – Quan sát
IV. Tổ chức giờ học:
 1, ổn định lớp: ( 1p )
 2, Kiểm tra bài cũ: ( 5p )
 ?/ Nêu sự khác nhau trong nội dung chủ yếu của văn bản Trong lòng mẹ và văn bản 
 Tức nước vỡ bờ?
 3, Bài mới: * Mở bài:
 * Thời gian: (1p )
 * Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động1: Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chú thích
* Mục tiêu: - Đọc văn bản và giải nghĩa từ khó
 - Nêu hiểu biết về tác giả.
* Thời gian : (15p)
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV hướng dẫn cách đọc-> gọi HS đọc từng phần cho đến hết => Nhậ ... ắc.
 4, Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà: 3’
	- Tổng kết: - Thể loại truyện ngắn. Nhân vật chính được kể ở ngôi thứ 3.
	- Truyện kể về một em bé ngoan ,giàu tình cảm , yêu LĐ.
	- Dặn dò: - Về nhà học bài , chuẩn bị nội dung còn lại.
	 - Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị thi học kỳ I.
 Ngày soạn: 13/12/09
 Ngày giảng: 15/12/09 Chương trình ngữ văn địa phương 
 Tiết 69: Văn bản :
 Thằng bé củ mài ( Tiếp theo)
 I. Mục tiêu:
	1, Kiến thức:
	- Phân tích hình ảnh thằng bé củ mài qua ngôn ngữ ,việc làm  của nó.
	- Phân tích giá trị nhân bản cùng nội dung tư tưởng của tác phẩm.
	- Bước đầu có những kiến thức cơ bản về nghệ thuật viết truyện ngắn và xây 
	 dựng nhân vật trẻ thơ của Mã A Lềnh.
	2, Kỹ năng:
	Phân tích nội dung và nghệ thuật văn bản.
	3, Thái độ:
	 Học tập lối viết văn của tác giả. Yêu quý em bé trong truyện.
 II. Đồ dùng:
	- Giáo viên: Tài liệu ngữ văn địa phương.
	- Học sinh: Tài liệu ngữ văn địa phương.
 III. Phương pháp:
	Vấn đáp – phân tích
 IV. Tổ chức giờ học:
	1, ổn định lớp: 1’
	2, Kiểm tra bài cũ: 5’
	?/ Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Mã A Lềnh
	3, Bài mới:	* Mở bài.
	* Thời gian: 1’
	* Cách tiến hành: 
	Giáo viên nhắc lại nội dung của tiết trước để liên kết với tiết học này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản.
* Mục tiêu:- Phân tích hình ảnh thằng bé củ mài qua lời nói ,việc làm của nó.
 - Yêu quý trẻ thơ.
* Đồ dùng: Tài liệu văn học địa phương
* Thời gian: 30’
* Cách tiến hành:
+ Bước 1
?/ Khi mẹ còn sống em bé có việc làm lời nói như thế nào? Điều đó thể hiện em là một em bé như thế nào?
?/ Sau khi mẹ mất em bé có những việc làm,lời nói nào?
 13 tuổi lên núi ngắm cảnh, đến mộ mẹ
?/ Khi lên núi cậu bé đã làm gì?
?/ Theo em việc cậu bé gặp may khi đi đào củ mài và sau này trở thành một người sáng tác văn học có phải đơn thuần chỉ là sự may mắn không?
+ Bước 2: Nhận xét về em bé.
?/ Vì sao cậu bé lại có tên là thằng bé củ mài?
 Vì gặp may khi đi đào củ mài.
 ?/ Qua phân tích em thấy thằng bé củ mài là một em bé như thế nào?
?/ Em có nhận xét gì về cách kể chuyện và xây dựng nhân vật trẻ thơ của tác giả
 ( Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ và hành động làm nổi bật tính cách )
?/ Em hoc tập được gì ở em bé trong truyện ngắn này?( HS trả lời)
Tiểu kết: Qua phân tích ta thấy nhân vật em bé trong truyện là một em bé ngoan hồn nhiên đáng yêu.
Hoạt động 2: Rút ra ghi nhớ:
* Mục tiêu: Nêu và phân tích các ý chính của ghi nhớ.
* Đồ dùng:
* Thời gian:5’
* Cách tiến hành:
?/ Qua tìm hiểu hãy nêu nội dung chính và biện pháp nghệ thuật cơ bản của tác phẩm?
 ( Kể về cuộc sống tâm hồn của một em bé và sự lớn lên trong tình yêu thương của gia đình. Nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm.)
Tiểu kết: Giáo viên khắc sâu lại nội dung ghi nhớ.
II. Tìm hiểu văn bản:
1, Hệ thống nhân vật.
2. Hình ảnh thằng bé củ mài.
* Khi mẹ còn sống:
 - Lời nói rất hồn nhiên khi hỏi mẹ “ Sao không bị mẹ đánh”.
- Hành động : chui vào nách mẹ ngủ.
* Sau khi mẹ chết: 
- Nó mới 13 tuổi.
- Thương mẹ , buồn , lên núi ngắm cảnh, đến bên mộ mẹ xin phép mẹ lên núi đào củ mài cùng các bạn.
* Khi lên núi đào củ mài
 - Nó rất dũng cảm
 - Giúp mọi người mặc dù nó chưa đào được củ nào
 - Sáng hôm sau nó gặp may.
 - Hiếu thảo với bạn bè.
* Ngoài sự may mắn còn là sự cố gắng vươn lên của bản thân và sự quan tâm của gia đình. => Yếu tố gia đình có ảnh hưởng tới phẩm chất của con người.
* Thằng bé củ mài là một em bé ngoan, hồn nhiên giàu tình cảm , rất đáng yêu.
III. Ghi nhớ.
 - Sống trong tình yêu thương của gia đình.
 - Sống có tâm hồn đẹp..
 => Đó là hạnh phúc.
 4, Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà: 3’
	- Tổng kết: + Nghệ thuật viết truyện của tác giả.
	+ Hình ảnh thằng bé củ mài.
	- Dặn dò: +Về nhà học thuộc bài. Đọc tài liệu.
	 + Tự ôn tập chuẩn bị thi học kỳ I.
 Ngày soạn:13/ 12/ 09
 Ngày giảng: 15/ 12/09 
 Tiết 70 
Trả bài kiểm tra tiếng việt
 I Mục tiêu:
	1, Kiến thức: 
	- Chữa những đáp án sai trong bài làm của học sinh. 
	- Nâng cao kiến thức cho học sinh để làm bài kiểm tra học kỳ I được tốt hơn.
	2, Kỹ năng:
	- Nhận ra những đáp án sai và sửa lại cho đúng 
	- Kỹ năng trình bày ,củng cố kiến thực qua việc trả bài.
	3, Thái độ:
	-Tự kiểm tra đánh giá bài làm của mình.
 II. Đồ dùng:
	1, Giáo viên: Đáp án, bài kiểm tra của học sinh.
	2, Học sinh: Ôn kiến thức tiếng Việt.
 III. Phương pháp:
	Vấn đáp - thực hành.
 IV. Tổ chức giờ học:
	1, ổn định lớp: 1’
	2, Kiểm tra bài cũ:
	3, Bài mới: * Mở bài : 
	 * Thời gian: 1’
	 * Cách tiến hành: GV giới thiệu mục đích giờ trả bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1:
* Mục tiêu:Học sinh tự nhận ra lỗi sai trong bài kiểm tra tự chữa .
* Thời gian: 10’
* Đồ dùng: Bài kiểm tra của học sinh.
* Cách tiến hành: 
+ Bước 1: Giáo viên trả bài kiểm tra cho học sinh
+ Bước 2: Học sinh tự kiểm tra lại bài của mình xem lại kiến thức và các đáp án trả lời ,tự chữa những đáp án sai.
- Cũng có thể đổi bài cho nhau để kiểm tra những đáp án sai và sửa.
Tiểu kết: Việc tự kiểm tra đánh giá lại bài kiểm tra cũng là cách củng cố kiểm tra ,nâng cao kiến thức cho mình.
Hoạt động 2: Giáo viên chữa:
* Mục tiêu: Chỉ ra những chỗ sai và đúng trong bài kiểm tra cho học sinh. 
Hướng dẫn các em sửa lại cho đúng.
* Đồ dùng: Đáp án
* Thời gian: 30’
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Chữa phần trắc nghiệm:
- Nhận xét đánh giá cách trình bày.
+ Một số em khoanh 2 đáp án.
- Chữa từng câu
- Hướng dẫn học sinh chữa những đáp án sai.
+ Bước 2: Chữa phần tự luận:
- Nhận xét đánh giá cách trình bày. Trình bày bẩn, viết không thẳng hàng. Chữ viết sai lỗi chính tả.
- Chữa từng câu.
+ Chưa viết lại câu văn ,sử dụng dấu ngoặc đơn chưa đúng.
 + Đặt câu không đúng cặp quan hệ từ cho trước. Các vế câu Ko đủ CN - VN 
+Viết đoạn văn không đúng chủ đề đã cho. Câu văn lộn xộn. không có các từ loại theo yêu cầu.
- Hướng dẫn học sinh chữa những đáp án sai.
Tiểu kết: Trắc nghiệm chỉ khoanh một đáp án. Đọc kỹ câu hỏi để làm bài. 
1.Học sinh tự đánh giá nhận xét và tự chữa 
- Học sinh kiểm tra lại bài kiểm tra và chỉ ra những chỗ sai .
- Tập sửa lỗi.
2. Giáo viên nhận xét và chữa
Phần trắc nghiệm:
- Đáp án.
Câu 1: A , Câu 2: A , Câu3: A , Câu 4: B
Câu 5: C , Câu 6: A , Câu7: C , Câu 8: A
Câu 9: A , Câu 10: A ,Câu 11: D, Câu 12:C
 - Chữa ý sai.
Phần tự luận:
* Nhận xét:
- Câu 13: Vận dụng kiến thức về dấu ngoặc đơn chưa đúng.
- Câu 14: Đặt câu chưa phù hợp với quan hệ từ đã cho.
- Câu 15: Chưa biết cách chuyển đổi câu.
- Câu 16; Chưa vận dụng từ loại đúng. Câu văn không rõ.Trình bày bẩn.
* Chữa lỗi sai:
 4, Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà: 3’
	- Tổng kết: Bài kiểm tra là đánh giá cả một quá trình lĩnh hội kiến thức 
	 của học sinh. Cần trình bày chính xác, khoa học, sạch sẽ.
 	- Dặn dò: + Quan sát lại những bài thơ bảy chữ. Tập sáng tác thơ 7 chữ.
	 + Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
Tiết 71 : Trả bài kiểm tra học kỳ ( chưa kiểm tra )
 .
 Ngày soạn: 13/ 12/ 09
 Ngày giảng: 16/ 12/ 09 Tiết 72 - Hoạt động ngữ văn
LàM THƠ BảY CHữ
 I .Mục tiêu:
	1, Kiến thức:
	Nhận diện thể thơ bảy chữ, đặc điểm thơ bảy chữ.
	2, Kỹ năng:
	 Làm được bài thơ bảy chữ có gieo vần phù hợp, có đối, niêm, đúng luật, có chủ đề.
	3, Thái độ: 
 Sôi nổi làm thơ , sáng tạo, vui vẻ, 
 II. Đồ dùng:
	1, Giáo viên: Bảng phụ, một số bài thơ bảy chữ.
	2, Học sinh: Bảng nhóm.
 III. Phương Pháp: Vấn đáp, thực hành.
 IV. Tổ chức giờ học:
	1, ổn định lớp: 1’
	2, Kiểm tra bài cũ: 5’
	?/ Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có đặc điểm như thế nào?
	3, Bài mới:	* Mở bài.
	* Thời gian: 1’
	* Cách tiến hành:
	Tiết học này các em thi sáng tác thơ : Thơ bảy chữ. Củng cố về đặc điểm thơ bảy chữ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: nhận diện luật thơ.
* Mục tiêu- Nhận diện được luật thơ bảy chữ. – Chỉ ra chỗ sai luật.
* Đồ dùng: Bảng phụ
* Thời gian: 15’
* Cách tiến hành:
+ Bước 1:
 Giáo viên treo bảng phụ ghi bài thơ 
“ chiều”
?/ Hãy quan sát bài thơ và cho biết bài thơ có bao nhiêu chữ và bao nhiêu câu?
? Nhịp bài thơ như thế nào? cách gieo vần và quan hệ bằng trắc..?
( Nhất tam ngũ bất luật nhị tứ lục phân minh)
+ Bước 2: 
Giáo viên treo bảng phụ có ghi bài thơ sai luật
?/ Hãy quan sát và chỉ ra những chỗ sai và tự sửa lại cho đúng.
 => Học sinh đọc bài thơ vừa sửa 
 Tiểu kết:Các em vừa nhận diện thể thơ bảy chữ và thấy được cái sai trong luật làm thơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm thơ.
* Mục tiêu: - Làm tiếp bài thơ đã có vần cho trước.
* Đồ dùng: Bảng phụ.
* Thời gian: 20’
* Cách tiến hành:
 + Bước 1: Giáo viên treo bảng phụ.
?/ Hãy chỉ ra các tiếng có vần ở hai câu thơ ?
 ( Vần ăng ở hai chữ cuối)
 Giáo viên gợi ý: hai câu thơ đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Hai câu tiếp theo phát triển đề tài đó.
+ Bước 2:
?/ Chỉ ra chữ có vần của hai câu thơ đầu?
 Vần của hai câu thơ Hè , Ve, 
 Học sinh làm bài rồi đọc bài thơ mình đã phóng tác. 
 Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung,
+ Bước 3: Học sinh đọc bài thơ đã chuẩn bị ở nhà. Học sinh khác lắng nghe và nhận xét.
 Giáo viên cho điểm bài thơ hay.
+ Bước 4, Gọi học sinh đọc những bài thơ bảy chữ hay trong SGK
Tiểu kết: Qua tiết học các em vừa làm quen vừa tập sáng tác.
I. Nhận diện luật thơ.
a, Nhận diện: 
 Chiều hôm/ thằng bé /cưỡi trâu về.
 Nó ngẩng đầu lên/ hớn hở nghe.
 Tiếng sáo diều cao/ vòi vọi rót.
 Vòm trời trong vắt/ ánh pha lê.
- Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt.
- Các tiếng gieo vần: Về ,nghe,lê.
- Nhịp chẵn lẻ.
* Quan hệ bằng trắc:
 B B B T T B B.
 T T B B T T B
 T T B B B T T.
 B B B T T B B.
b, Chỉ ra chỗ sai: 
- Đánh dấu phảy sai ở câu 2=> Làm đọc sai nhịp.
- Vần chưa có.
+ Câu hai chưa có vần : ánh xanh xanh.
Chữa thành( ánh xanh lè)
*Trong túp lều tranh cánh liếp che.
 Ngọn đèn mờ toả ánh xanh lè.
 Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng
 Như bước thời gian đếm quãng khuya
II. Tập làm thơ.
1, Làm tiếp bài thơ còn dở dang.
 Tôi thấy người ta có bảo rằng.
 Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng.
 Ngày đêm rèn giũa cho bền chí.
 Để được cùng chơi với chị Hằng.
Hoặc: Đáng cho cái tội quân lừa dối. 
 Già khắc nhân gian vẫn gọi thằng
2, Phóng tác bài thơ.
 Vui sao ngày đã chuyển sang hè.
 Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
 Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi.
 Mà lòng tôi bỗng nhớ bạn bè.
Hoặc: Nắng đấy rồi mưa như trút nước.
 Bao người vẫn vội vã đi về.
3, Đọc bài thơ đã làm ở nhà.
4, Đọc thêm.
 4, Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà: 3’
	- Tổng kết: Thơ bảy chữ còn gọi là thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt. 
	 Thường có vần ở cuối câu 1,2,4,6,8 và vần bằng. Có hai cặp câu đối 
	 nhau( 3 - 4 + 5 – 6 ). Có niêm luật chặt chẽ. 
	- Dặn dò: Về nhà tiếp tục sáng tác thơ bảy chữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan8.doc