Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ của chúng

2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực sử dụng các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong hoạt động giao tiếp; năng lực tư duy, nhận thức về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong cuộc sống.

3. Giáo dục học sinh có ý thức trong hoạt động giao tiếp.

B Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, xem thêm sách bài tập

2. Học sinh: Đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)

II. Bài cũ : (5p) GV gọi hs nhắc lại hai mối quan hệ về nghĩa của từ đã học ở lớp 7? ( Quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa)

III Bài mới:

Hoạt động 1:(3p) Khởi động

GV nhắc lại mối quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa của từ và giới thiệu bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 3133Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/9
Tiết 3:	CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ của chúng
2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực sử dụng các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong hoạt động giao tiếp; năng lực tư duy, nhận thức về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong cuộc sống.
3. Giáo dục học sinh có ý thức trong hoạt động giao tiếp.
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, xem thêm sách bài tập
2. Học sinh: Đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)
II. Bài cũ : (5p) GV gọi hs nhắc lại hai mối quan hệ về nghĩa của từ đã học ở lớp 7? ( Quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa)
III Bài mới:
Hoạt động 1:(3p) Khởi động
GV nhắc lại mối quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa của từ và giới thiệu bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2:(9 p) Tìm hiểu khái niệm
GV treo bảng phụ cho hs quan sát sơ đồ.
HS quan sát sơ đồ , thấy được mối quan hệ tầng bậc của các loại động vật và mối quan hệ về nghĩa của từ ngữ
GV lần lượt nêu các câu hỏi ở sgk
HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời, lớp nhận xét, gv bổ sung
Qua việc phân tích những ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng và thế nào là từ ngữ có nghĩa hẹp
HS trả lời, gv chốt lại và gọi hs đọc ghi nhớ ở sgk
Hoạt động 3:(20 p)Hướng dẫn học sinh luyện tập
Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập 1, gợi ý theo mẫu để hs làm việc độc lập, lên bảng trình bày, lớp nhận xét
HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày. Lớp nhận xét, Gv bổ sung.
GV cho hs đọc bài tập 3. Hs làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời, gv nhận xét, bổ sung.
GV cho hs làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời: gạch bỏ từ nào? Vì sao lại gạch bỏ?
( vì nghĩa của chúng không được bao hàm trong nghĩa của từ chỉ chung- nghĩa rộng, không phải là nghĩa hẹp nằm trong nghĩa rộng)
GV chia các nhóm làm bài tập, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, gv bổ sung.
Nội dung kiến thức
I. Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp
1. Quan sát sơ đồ sgk.
2. Nhận xét:
a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá
b. Nghĩa của các từ thú, chim, cá là rộng hơn nghĩa của các từ voi, tu hú, cá thu
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
Y phục
1. Sơ đồ cấp độ khái quát nghĩa các từ ngữ sau
 áo 
quần 
 quần đùi quần dài áo hoa áo dài
Bài tập 2:các nghĩa rộng là:
Chất đốt
B. Nghệ thuật.
thức ăn.
Nhìn
đ. Đánh
Bài tập 3:Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm .
xe cộ: xe đạp, xe ô tô, xe trâu
kim loại: sắt, thép
hoa quả: hoa hồng, quả na, quả bưởi
người họ hàng: cô, dì, chú, bác
đ. Mang: xách, khiêng, gánh
Bài tập 4: Gạch bỏ các từ không phù hợp
a. Thuốc lá; b. thủ quỹ
c. bút điện d. hoa tai.
Bài tập 5:
Khóc( nghĩa rộng); nức nở, sụt sùi(nghĩa hẹp)
D. Củng cố, dặn dò:(6p)
	* Củng cố:
- Khi nào một từ được coi là có nghĩa rộng và khi nào một từ được coi là có nghĩa hẹp?
Dặn dò:
viết đoạn văn có sử dụng ba danh từ( trong đó có một danh từ mang nghĩa rộng và hai danh từ mang nghĩa hẹp)
Chuẩn bị bài tiết sau: tính thống nhất chủ đề văn bản. Trả lời các câu hỏi ở sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3.doc