Giáo án Ngữ văn 8 tiết 28 bài 7: Tập làm văn: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 28 bài 7: Tập làm văn: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm

TIẾT 28 TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

1. Mục tiêu : Giúp học sinh:

a) Về kiến thức: Thông qua thực hành học sinh biết vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự để đoạn văn thêm sinh động và hấp dẫn.

 b) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự đảm bảo cấu trúc có sự kết hợp các yếu tố miêu tả một cách hợp lí.

c) Về thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh ý thức trình bày trong viết văn.

2. Chuẩn bị của GV và HS :

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ, đọc tìm hiểu bài mới.

3. Tiến trình bài dạy

* ổn định tổ chức: Sĩ số: 8B .

 Sĩ số: 8C .

a) Kiểm tra bài cũ (3’): GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

* Vào bài (1’): Một văn bản tự sự thường phải sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm có như vậy câu chuyện được kể mới sinh động, sâu sắc và hấp dẫn. Tuy nhiên để viết được những đoạn văn tự sự có sự kết hợp các yếu tố trên không phải là dễ dàng. Để giúp các em làm được điều đó, tiết học này ta cùng đi luyện tập.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 28 bài 7: Tập làm văn: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .	 Ngày dạy: . Dạy lớp 8B
	 Ngày dạy:  Dạy lớp 8C
TIẾT 28 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
1. Mục tiêu : Giúp học sinh:
a) Về kiến thức: Thông qua thực hành học sinh biết vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự để đoạn văn thêm sinh động và hấp dẫn.
 	b) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự đảm bảo cấu trúc có sự kết hợp các yếu tố miêu tả một cách hợp lí.
c) Về thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh ý thức trình bày trong viết văn.
2. Chuẩn bị của GV và HS : 
 	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, soạn giáo án. 
 	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ, đọc tìm hiểu bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
* ổn định tổ chức: Sĩ số: 8B .............................................................
 	 Sĩ số: 8C ..............................................................
a) Kiểm tra bài cũ (3’): GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
* Vào bài (1’): Một văn bản tự sự thường phải sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm có như vậy câu chuyện được kể mới sinh động, sâu sắc và hấp dẫn. Tuy nhiên để viết được những đoạn văn tự sự có sự kết hợp các yếu tố trên không phải là dễ dàng. Để giúp các em làm được điều đó, tiết học này ta cùng đi luyện tập.
b) Dạy nội dung bài mới:
I. TỪ SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT ĐẾN ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM (18’) 
?TB: Hãy nhắc lại thế nào là tự sự, miêu tả, biểu cảm?
HS: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghiã. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
- Miêu tả là loại văn, nhằm giúp người đọc người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc người nghe.
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm để biểu đạt tình cảm cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc người nghe. Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình.
?KH: Nòng cốt của đoạn văn tự sự là gì? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm đóng vai trò gì trong đoạn văn tự sự?
HS: Là sự việc và nhân vật chính. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm, làm cho sự việc trở nên dễ hiểu, hấp dẫn và nhân vật chính trở nên gần gũi sinh động.
GV: Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ tập trung làm sáng tỏ cho sự việc cũng như nhân vật chính. Vì thế khi luyện tập viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm, trước hết phải tự xác định được sự việc, nhân vật chính sau đó mới xác lập các yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
? KH: Xây dựng đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm gồm mấy bước? Đó là những bước nào?
HS: Gồm 5 bước: + Lựa chọn sự việc chính. 
+ Lựa chọn ngôi kể.
+ Xác định thứ tự kể.
+ Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn.
+ Viết thành đoạn văn kể chuyện có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
GV: Trong SGK có 3 đề văn chúng ta giải quyết đề a.
*Đề bài: Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp. 
GV: Gọi HS đọc đề a.
?TB: Chỉ ra những từ ngữ quan trọng trong đề bài?
HS xác định, GV gạch chân những từ ngữ quan trọng.
?TB: Xác định sự việc chính của đề bài? 
Sự việc chính: Em đánh vỡ một lọ hoa.
1. Sự việc chính: Em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.
?TB: Để kể lại sự việc trên, em sẽ chọn ngôi kể nào?
2. Ngôi kể: Kể theo ngôi kể thứ nhất số ít, xưng hô tôi (em)
?KH: Câu chuyện bắt đầu từ đâu? Diễn ra như thế nào? Và kết thúc ra sao?
3. Xác định thứ tự kể
- Khởi đầu: Lời mở đầu có thể là cảm tưởng, nhận xét hoặc nêu hành động đánh vỡ lọ hoa.
- Diễn biến: Kể lại chi tiết sự việc đánh vỡ lọ hoa, có xen yếu tố miêu tả biểu cảm.
+ Lọ hoa vỡ tan tành thành từng mảnh.
+ Buồn bã ngắm nghía những mảnh vỡ có những hoa văn đẹp của lọ hoa.
+ Thái độ, tình cảm sau khi đánh vỡ lọ hoa( Lo sợ , ân hận, nuối tiếc,). 
- Kết thúc: + Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân sau khi sự việc xảy ra.
 + Bài học kinh nghiệm về tính cẩn thận.
	4. Yếu tố miêu tả biểu cảm
?KH: Em dự định sẽ kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm nào để viết đoạn văn tự sự này?
 + Miêu tả: Tả hình dáng, màu sắc, chất liệu hoặc vẻ đẹp của lọ hoa.
	+ Biểu cảm: những suy nghĩ và sự nuối tiếc, ân hận, khi làm vỡ lọ hoa.
GV: Các em đã xây dựng dàn ý cần thiết để viết một đoạn văn kể chuyện đánh vỡ lọ hoa đẹp có thể kết hợp với miêu tả biểu cảm; ở bài 3 các em đã được học cách xây dựng đoạn văn trong văn bản, chúng ta vận dụng những kiến thức đã học được vào những ý vừa tìm được để viết một đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm kể chuyện chẳng may đánh vỡ một lọ hoa đẹp.
	5. Viết đoạn văn
GV: Nêu yêu cầu về cấu trúc đoạn văn. Cho HS viết đoạn văn trong 10 phút. Gọi HS lên trình bày (đối tượng: Y, TB, KH). GV nhận xét cách trình bày dẫn dắt các sự việc khả năng kết hợp các phương thức biểu đạt.
	II. LUYỆN TẬP (20’) 
1. Bài 1 (T.84)
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
GV: Cho HS viết đoạn văn (7 phút ). Gọi HS trình bày trước lớp. Chú ý sự việc chính: Lão Hạc báo tin đã bán con chó vàng cho ông giáo biết. Chọn ngôi kể thứ nhất xưng tôi.
GV: Gọi HS trình bày. Nhận xét cách diễn đạt nội dung đoạn văn, sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Sau đó, GV cho HS tham khảo đoạn văn mẫu.
	Đoạn văn: Tôi đang ngồi thì thấy lão Hạc lững thững bước vào. Tôi vội kéo ghế cho lão ngồi, thông điếu và mời lão hút thuốc. Lão Hạc đưa tay cầm đóm nhưng không hút, ánh mắt xa thẳm. Thấy vậy tôi hỏi:
- Có chuyện gì thế cụ?
Lão Hạc buồn rầu đáp: 
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ. 
Lão cố tỏ ra vui vẻ, để che đậy nỗi lòng mình nên nụ cười của lão rất gượng gạo. Đôi mắt lão ngấn nước. Tôi lại hỏi:
- Thế nó cho bắt à?
Nào ngờ câu nói của tôi đã khơi dậy nỗi đau trong lòng lão Hạc. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những giọt nước mắt chảy tràn trên khuôn mặt nhăn nhúm. Cái miệng lão méo xệch, lão khóc hu hu như một đứa trẻ. Lần đầu thấy cảnh một người già mà lại khóc như thế, lòng tôi xúc động xót thương lão vô cùng. Lão Hạc ơi! Sao cái thân lão khổ đến thế ! 
2. Bài 2 (T. 84)
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm (6 phút). Sau đó gọi đại diện trình bày. Gọi các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét đánh giá.
	* Đoạn văn Nam Cao kể chuyện lão Hạc bán chó.
	“Hôm sau lão sang nhà tôi...hu hu khóc.”
	* Kết hợp các yếu tố:
- Chi tiết: cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, mặt ...co rúm lại, những nếp nhăn xô lại, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít. Lão hu hu khóc. Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc.
* Những yếu tố miêu tả, biểu cảm giúp Nam Cao:
- Khắc sâu vào lòng người đọc hình ảnh người nông dân khốn khổ, đặc biệt thể hiện sinh động sự đau đớn dằn vặt về tư tưởng của một con người đang trong giây phút ân hận xót xa: " Già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó ". 
GV: Qua việc luyện tập các em thấy được các yếu tố miêu tả và biểu cảm nếu được sử dụng hợp lí trong văn tự sự sẽ làm cho câu chuyện thêm sinh động và sâu sắc hơn.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
 - GV gọi HS đọc phần đọc thêm trong SGK.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ( 1’):
- Xem lại các đoạn văn viết trên lớp.
 - Viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm theo đề b (SGK T83) chú ý các sự việc có đối tượng là con người, kể theo ngôi thứ nhất số ít.
 - Soạn Chiếc lá cuối cùng. Yêu cầu: 
+ Đọc kĩ văn bản, phần chú thích *, phần chú thích từ khó, các câu hỏi phần đọc, hiểu văn bản.
+ Trả lời các câu hỏi phần đọc, hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 28 bai 7.doc