Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 111: Tiếng việt: Hội thoại (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 111: Tiếng việt: Hội thoại (tiếp theo)

Tiết 111– Tiếng Việt:

HỘI THOẠI (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Khái niệm lượt lời.

- Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.

2. Kĩ năng:

- Xác định các lượt lời trong hội thoại.

- Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp.

3. Thái độ: - Biết sử dụng đúng lượt lời trong khi giao tiếp.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

1. Ra quyết định: - Lựa chọn cách sử dụng sự luân phiên lượt lời để giao tiếp đạt hiệu quả.

2. Giao tiếp: - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về sự luân phiên lượt lời trong hội thoại.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

+ Phân tích các tình huống mẫu để hiểu sự phiên lượt lời trong hội thoại.

+ Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra bài học thiết thực về cách sử dụng lượt lời trong giao tiếp.

+ Thực hành có hướng dẫn: Tạo lập các hội thoại theo lượt lời theo tình huống giao tiếp.

2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 111: Tiếng việt: Hội thoại (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:................................
Lớp 8A	Tiết (theo TKB):	Ngày dạy:  Sĩ số:	Vắng: 
Tiết 111– Tiếng Việt:
Hội thoại (Tiếp theo)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Khái niệm lượt lời.
- Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.
2. Kĩ năng: 
- Xác định các lượt lời trong hội thoại.
- Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp.
3. Thái độ: - Biết sử dụng đúng lượt lời trong khi giao tiếp.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
1. Ra quyết định: - Lựa chọn cách sử dụng sự luân phiên lượt lời để giao tiếp đạt hiệu quả.
2. Giao tiếp: - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về sự luân phiên lượt lời trong hội thoại.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
+ Phân tích các tình huống mẫu để hiểu sự phiên lượt lời trong hội thoại.
+ Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra bài học thiết thực về cách sử dụng lượt lời trong giao tiếp.
+ Thực hành có hướng dẫn: Tạo lập các hội thoại theo lượt lời theo tình huống giao tiếp.
2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 – Lượt lời trong hội thoại.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô (đã dẫn ở tr. 92-93 về hội thoại).
? Trong cuộc hội thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt lời?
? Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với người cô như thế nào?
? Vì sao Hồng không muốn cắt lời người cô khi mà bà nói những điều Hồng không muốn nghe?
- Yêu cầu HS đọc to, rõ ràng nội dung Ghi nhớ. (SGK, tr. 102).
- Đọc diễn cảm.
- Trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Đọc Ghi nhớ.
I. Lượt lời trong hội thoại.
1. Lượt lời là gì? 
- Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
* Các lượt lời của người cô:
(1). Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
(2). Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
(3). Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu
(4). Vậy mày hỏi cô Thông
(5). Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ cậu mày
* Các lượt lời của Hồng:
(1). Không! Cháu không muốn vào
(2). Sao cô biết mợ con có con?
- Hai lần.
+ Lần 1: Sau lượt lời (1) của người cô.
+ Lần 2: Sau lượt lời (3) của người cô.
- Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình trước những lời lẽ thiếu thiện chí của người cô.
=> Có những lượt lời, người nói bỏ lượt lời như một cách tỏ thái độ.
- Hồng không cắt lời bà cô bởi vì luôn phải kiềm chế để giữ thái độ lễ phép của người dưới đối với người trên.
* Ghi nhớ. (SGK, tr. 102).
* Hoạt động 2 – Luyện tập.
- Hướng dẫn HS sinh làm các Bài tập trong SGK.
- Làm các Bài tập theo hướng dẫn.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
2. Bài tập 2.
3. Bài tập 3.
3. Củng cố.
- Giáo viên nhắc lại nội dung bài học.
4. Dặn dò.
- Học sinh về nhà học bài, hoàn thiện Bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 111.doc