Giáo án Ngữ văn 8 tiết 81: Văn bản: Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 81: Văn bản: Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh

Tuần 22 - Tiết 81

Ngày soạn:

VĂN BẢN:

TỨC CẢNH PÁC BÓ.

 Hồ Chí Minh.

I. YÊU CẦU:

- Giúp HS cảm nhận được niềm vui của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó được diễn tả bằng những vần thơ Tứ tuyệt bình dị, qua đó thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của Bác vừa là một chiến sĩ cách mạng, vừa là một thi sĩ gắn bó với thiên nhiên.

- Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.

- Giáo dục cho HS lòng kính yêu Bác Hồ, từ đó yêu quê hương đất nước.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích bố cục thơ Tứ tuyệt Đường luật.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Sgk + Sgv + Tranh ảnh minh họa (Nếu có ).

- HS: Sgk + Tập soạn .

III. LÊN LỚP:

1/ Ổn định:

2/ Bài cũ:

- Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS và nhắc nhở HS việc chuẩn bị cho bộ môn.

3/ Bài mới:

- GV giới thiệu bài: Người xưa thường tìm đến chốn lâm tuyền như một cứu cánh để xa rời cuộc sống đua chen danh lợi, với riêng Hồ Chí Minh, giữa cảnh núi rừng người đã tìm ra đường di cho cả 1 dân tộc

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 906Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 81: Văn bản: Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 - Tiết 81
Ngày soạn: 
VĂN BẢN:
TỨC CẢNH PÁC BÓ.
	Hồ Chí Minh. 
I. YÊU CẦU:
- Giúp HS cảm nhận được niềm vui của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó được diễn tả bằng những vần thơ Tứ tuyệt bình dị, qua đó thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của Bác vừa là một chiến sĩ cách mạng, vừa là một thi sĩ gắn bó với thiên nhiên.
- Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ. 
- Giáo dục cho HS lòng kính yêu Bác Hồ, từ đó yêu quê hương đất nước.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích bố cục thơ Tứ tuyệt Đường luật.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sgk + Sgv + Tranh ảnh minh họa (Nếu có ). 
- HS: Sgk + Tập soạn .	
III. LÊN LỚP:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ:
- Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS và nhắc nhở HS việc chuẩn bị cho bộ môn.
3/ Bài mới:
- GV giới thiệu bài: Người xưa thường tìm đến chốn lâm tuyền như một cứu cánh để xa rời cuộc sống đua chen danh lợi, với riêng Hồ Chí Minh, giữa cảnh núi rừng người đã tìm ra đường di cho cả 1 dân tộc
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
HOẠT ĐỘNG 1: HD đọc và hiểu chú thích
- GV gọi HS đọc chú thích * trang 28 Sgk để tìm hiểu về tác giả, xuất xứ bài thơ, hoàn cảnh sống và làm việc của Bác Hồ ở Pác Pó.
-H: Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử cuộc đời tác giả?
* Trả lời: Hồ Chí Minh (Bác Hồ) là người yêu thiên nhiên. Người đã mở ra lối đi mớ cho cả dân tộc Việt Nam 
-H: Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ? Từ đó em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống và nơi làm việc của Bác Hồ?
* Trả lời: Bài thơ ra đời khi Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó ( 2 – 1941).
- Bác sống và làm việc trong hoàn cảnh gian khổ ( trong hang).
-H: Bài thơ thuộc thể thơ gì? 
* Trả lời: Thất ngôn tứ tuyệt.
* Giáo viên: Nhắc lại và củng cố thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
-H: Kể tên một số bài thơ của Bác có cùng thể thơ nói trên mà em đã được học?
* Trả lời: Cảnh khuya, nguyên tiêu 
* Giáo viên: Hai bài thơ: Ngắm trăng, đi đường sắp được học.
- GV đọc mẫu bài thơ và gọi HS đọc văn bản. Hướng dẫn đọc với giọng vui tươi, nhẹ nhàng, chú ý nhịp thơ.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
- GV HD HS tìm hiểu các từ khó trong bài thơ: 
+ Bẹ: Ngô
+ Sử Đảng: Lịch sử ĐCS Liên Xô
+ Chông Chênh: Không vững chắc, dễ nghiêng đổ ( từ láy).
+ “Thú lâm tuyền”: Niềm vui thú được sống với rừng, suối.
+ Pác Bó: Nơi đầu nguồn
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu chi tiết.
-H: Em hãy phát biểu cảm nhận của mình về tinh thần chung của bài thơ?
-H: Em có nhận xét gì về giọng điệu chung của bài thơ?
* Trả lời: Tự nhiên, bình dị, vui đùa, hóm hỉnh.
-H: Những yếu tố nào trong bài thơ giúp em cảm nhận được như vậy?
-H: Câu thơ đầu được ngắt nhịp như thế nào?
* Trả lời: Nhịp 4/3.
-H: Em hãy xác định hai vế sóng đôi của câu thơ đầu?
* Trả lời: Sáng ra bờ suối >< tối vào hang
-H: Tìm trong câu thơ các từ ngữ chỉ thời gian, không gian và hoạt động diễn đạt nếp sống của Bác?
* Trả lời: Thời gian: Sáng – tối
+ Không gian: Suối – hang
+ Hoạt động: Ra – vào.
* Giáo viên phân tích và chốt ý.
*Giáo viên chuyển ý: Câu thơ đầu gợi ra cảnh sống của Bác. Câu thơ nói lên việc ở trong nếp sinh hoạt thường ngày của Bác. Vậy việc ăn của Bác thể hiện ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu qua câu thơ tiếp theo.
-H: Câu thơ nói thứ hai nói về việc gì? 
* Trả lời: Việc ăn uống của Bác Hồ.
-H: Em hiểu như thế nào về cụm từ “cháo bẹ rau măng”?
- HS thảo luận nhanh theo cặp: Món ăn của Bác hằng ngày là cháo ngô và thay cho rau là măng rừng.
-H: Em có nhận xét gì về các món ăn hàng ngày của Bác Hồ?
* Trả lời: Món ăn giản dị, đơn sơ.
-H: Tinh thần lạc quan có pha chút vui đùa của Bác Hồ thể hiện qua từ ngữ nào?
* Trả lời: “ sẵn sàng”
* Giáo viên giảng bài và chốt ý.
- GV liên hệ nếp sống giản dị của Bác Hồ qua bài Đức tính giản dị của Bác Hồ ở lớp 7.
* Giáo viên tổ chức cho HS hoạt động nhóm. GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu tìm hiểu câu hỏi sau trong thời gian 3 phút.
-H: Theo em, giữa niềm vui được sống hòa với thiên nhiên của Hồ Chí Minh và “ thú lâm tuyền” của người xưa có gì giống và khác nhau?
* Giáo viên: Sau khi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, có nhận xét bổ sung, chuẩn xác kiến thức:
Y Giống nhau: 
- Yêu thích thiên nhiên
- Sống gần gũi, giao hòa với thiên nhiên
Y Khác nhau: 
- Khi vui với “ thú lâm tuyền”, người xưa thường sống như ẩn sĩ, xa lánh cõi đời.
- Bác Hồ vui với “ thú lâm tuyền” nhưng không phải là ẩn sĩ. Người là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước.
- Giáo viên liên hệ cách nói hóm hỉnh tự trào của 1 số nhà thơ như:
+ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
+ Ngày hai bữa vỗ bụng rau bình bịch.
Người quân tử ăn chẳng cần no (Nguyễn Công Trứ)
+ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao ( Nguyễn Trãi)
* Giáo viên chuyển ý: Hai câu thơ đầu nói về việc ở và ăn uống hằng ngày của Bác, vậy còn công việc của Bác thì sao, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung câu thơ tiếp theo.
-H: Bác nói về việc gì ở câu thơ thứ ba?
* Trả lời: Bác nói về việc làm.
-H: Sự đối lập trong câu thơ thể hiện như thế nào?
* Trả lời: Bàn đá chông chênh >< dịch sử Đảng
-H: Em hãy cho biết sức gợi tả của từ láy: “chông chênh”?
* Trả lời: Không vững chắc, dễ nghiêng đổ ( từ láy).
-H: “ Dịch sử Đảng” là làm việc gì?
* Trả lời: Dịch lịch sử ĐCS Liên Xô.
-H: Cảm nghĩ của em về câu thơ?
* Trả lời: Nơi làm việc của Bác đơn sơ.
* Giáo viên chuyển ý: Câu thơ cuối thể hiện tinh thần chủ yếu của cả bài thơ. Từ nơi làm việc, Bác đã phát biểu cảm nghĩ của mình. Vậy cảm nghĩ ấy là gì, chúng ta cùng phân tích.
-H: Em hiểu chữ “ sang”có nghĩa là gì?
-H: Tác dụng của chữ “sang” đối với bài thơ?
-H: Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “ thật là sang”?
- GV liên hệ các bài thơ đã học của Hồ Chí Minh để tìm hiểu về phong cách thơ của bác và tinh thần tư tưởng được thể hiện qua các bài thơ của Bác.
+ Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông 
+ Đi đường mới biết gian lao 
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết:
-H: Em hiểu như thế nào về “chất thép” trong bài thơ này?
-H: Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ?
-H: Thơ Bác là sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển và hiện đại. Hãy chứng minh.
* Giáo viên: Phong cách: kế thừa, phát huy thơ cổ. Tư tưởng: yêu nước, yêu thiên nhiên, lạc quan cách mạng. (Liên hệ: Thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, Tập thơ Nhật ký trong tù của HCM).
- GVHDHS đọc lại bài thơ và nhận xét giọng điệu, nhịp thơ tòan bài, tư tưởng được thể hiện.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk và nhấn mạnh nội dung trọng tâm của bài.
 NỘI DUNG
I. ĐỌC VÀ HIỂU CHÚ THÍCH.
1. Tác giả và tác phẩm.
- Tác giả: Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969).
- Tác phẩm: 
+ Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời khi Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó ( 2 – 1941).
+ Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
2. Đọc và giải thích từ khó.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT.
1. Tìm hiểu chung về bài thơ.
- Bài thơ tự nhiên, bình dị, giọng điệu thoải mái, pha chút vui đùa, hóm hỉnh " Cảm giác vui thích, thoải mái.
2. Tìm hiểu “thú lâm tuyền” của Bác Hồ thể hiện trong bài thơ.
 Sáng ra bờ suối tối vào hang
- Nhịp 4/3 " Hai vế sóng đôi.
- Dùng phép đối: 
+ Thời gian: Sáng – tối
+ Không gian: Suối – hang
+ Hoạt động: Ra – vào.
" Cảm giác nhịp nhàng, đều đặn, nề nếp ( Sáng ra – tối vào)
=> Giọng điệu thơ vui đùa, thoải mái, phơi phới => Bác Hồ sống ung dung, hòa điệu với nhịp sống núi rừng với hang, với suối.
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
- Lương thực, thực phẩm, thức ăn luôn sẵn có, đầy đủ, dồi dào ( đến mức dư thừa).
" Cuộc sống của Bác giản dị, đạm bạc => Bác có tinh thần lạc quan, yêu đời.
 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
- Đối: 
+ Thanh bằng >< thanh trắc
+ Bàn đá chông chênh >< dịch sử Đảng
 $	 $
Từ láy gợi hình, gợi tả 	 Việc đại sự
- Nhịp thơ 4/3
g Nơi làm việc đơn sơ.
=> Câu thơ khắc họa hình ảnh Bác vượt qua khó khăn, gian khổ với tư thế uy nghi.
3. Phân tích cái “ sang” của cuộc đời cách mạng.
 Cuộc đời cách mạng thật là sang
-> Chữ “ sang” là kết tinh và làm tỏa sáng tinh thần của bài thơ.
=> Tinh thần lạc quan, yêu đời của một người có nhân cách cao cả.
=> Phong cách riêng vừa độc đáo, vừa hiện đại.
III. TỔNG KẾT.
- Ghi nhớ: Sgk trang 30.
* Giáo viên kết luận: Bài thơ miêu tả chân thực cuộc sống sinh hoạt hằng ngày thật gian khổ của Hồ Chí Minh ở Pác Bó.
- Người rất vui, coi đó là “sang” vì đây là cuộc đời cách mạng.
- Hồ Chí Minh là người yêu nước thiết tha, có tinh thần kiên cường, ung dung tự tại trong mọi tình huống.
- Bác là người sống hòa hợp với thiên nhiên.
	 IV. CỦNG CỐ: 
- Cảm nhận của em về Bác Hồ qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó?
PHIẾU HỌC TẬP
* Câu hỏi trắc nghiệm:
Nêu cảm nhận chung của em về giọng điệu của bài thơ?
 A. Giọng thiết tha, trìu mến. 
 B. Giọng vui đùa, dí dỏm ( Đúng).
 C. Giọng nghiêm trang, chừng mực.
 D. Giọng buồn thương, phiền muộn.
V. DẶN DÒ: - Học thuộc bài thơ.
- Xem lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài: Câu cầu khiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 81 Tuc canh Pac Bo.doc