Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21 đến tiết 28

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21 đến tiết 28

Tuần 6-Tiết 21 :

CÔ BÉ BÁN DIÊM

 

A. Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức :

 - Giúp h/s hiểu biết bước đầu về người kể chuyệncổ tích, khám phá nghệ thuật kể truyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện “cô bé bán diêm”, qua đó An - đéc – xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.

2.Kĩ năng:

 -Rèn kĩ năng-đọc diễn cảm, tóm tắt và phân tích bố cục văn bản tự sự, phân tích nhân vật và hành động qua lời kể, phân tích tác dụng của biện pháp đối lập tương phản.

 3.Thái độ:

 - Giáo dục hs biết yêu thương đồng loại

 

doc 23 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21 đến tiết 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24/9/2010
Tuần 6-Tiết 21 : 
CÔ Bé bán diêm
A. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức :
 - Giúp h/s hiểu biết bước đầu về người kể chuyệncổ tích, khám phá nghệ thuật kể truyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện “cô bé bán diêm”, qua đó An - đéc – xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.
2.Kĩ năng:
 -Rèn kĩ năng-đọc diễn cảm, tóm tắt và phân tích bố cục văn bản tự sự, phân tích nhân vật và hành động qua lời kể, phân tích tác dụng của biện pháp đối lập tương phản.
 3.Thái độ:
 - Giáo dục hs biết yêu thương đồng loại 
B.Chuẩn bị
 GV :sgk, sgv, tranh minh hoạ
 HS : sgk, vở ghi.
C.Phương pháp: Đọc hiểu, vấn đáp, phân tích, bình giá 
D. Tiến trình lên lớp: 
 I. ổn định tổ chức: 
 II.Kiểm tra bài cũ: 
	Cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc qua truyện Lão Hạc của Nam Cao?
 III. Bài mới: hđ1: khởi động 
 -Mục tiêu:Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh
 -Phương pháp: thuyết trình 
	 * Giới thiệu bài mới GV cho HS xem chân dung tác giả và giới thiệu 
Hđ2: đọc – hiểu văn bản
-Mục tiêu:HS nắm được nét chính về tác giả, xuất xứ, bố cục, phương thức biểu đạt, hiểu nội dung của vb.
Phương pháp: Đọc sáng tạo, vấn đáp, phân tích, giảng bình
? Trình bày hiểu biết của em về An- đéc- xen?
? Em hiểu gì về đoạn trích “cô bé bán diêm”?
H/s đọc và hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản này 
?Nhận xét về thể loại và phương thức biểu đạt ?
H/s thảo luận câu hỏi 1 sgk
Phần 2 là phần trọng tâm (có thể chia làm 5 đoạn nhỏ căn cứ vào các lần quẹt diêm)
? Nhìn vào bố cục của văn bản em có nhận xét gì ?
Theo dõi phần đầu văn bản
? Gia cảnh cô bé có gì đặc biệt?
? Gia cảnh ấy đã đẩy em bé đến tình trạng như thế nào?
? Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa được tác giả khắc hoạ bằng nghệ thuật gì?
? Biện pháp ấy được thể hiện ở đoạn 1 như thế nào? Đã đem lại hiệu quả nghệ thuật ra sao?
 =>Đặc biệt là hình ảnh : Cái xó tối tăm > Nổi khổ vật chất lẫn tinh thần. 
G/v bình 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả
- Học sinh đọc phần chú thích trong SGK 
- An-đec-xen(1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em
- TP: Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga, Chú lính chì dũng cảm, Nàng công chúa và hạt đậu...
2. Tác phẩm
- Văn bản trích gần hết truyện ngắn''Cô bé bán diêm '' là 1 trong những truyện ngắn nổi tiếng của ông
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc 
- Đọc với giọng chậm, cảm thông, cố gắng phân biệt những cảnh thực và ảo ảnh trong và sau từng lần cô bé quẹt diêm.
2. Chú thích.
- Học sinh giải thích các từ :
gia sản, tiêu tán, diêm quẹt vào tường, Phuốc-sét, thịnh soạn, cây thông nô-en, chí nhân ...
*Tóm tắt- Em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt. Em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh, đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi. Hết 1 bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau- mồng 1 tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm.
Thể loại và PTBĐ :
 - Truyện ngắn
 - PTBĐ : TS + MT + BC 
 3.Bố cục : 
- Phần 1 : Từ đầu cứng đờ ra. 
 => Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
- Phần 2:Tiếp theochầu thượng đế
 => Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng
- Phần 3 : Còn lại 
Cái chết thương tâm của em bé 
=> Truyện diễn biến theo trình tự 3 phần là mạch lạc, hợp lý
4. Phân tích 
a./ Em bé bán diêm trong đêm giao thừa
* Gia cảnh : Mẹ mất, sống với bố, bà nội qua đời, nhà nghèo, nơi ở “chui xúc trong một nơi tối tăm, luôn phải nghe lời mắng nhiếc của bố” 
+ Hoàn toàn cô đơn, đói rách
+ Luôn bị bố đánh
+ Phải đi bán diêm để kiếm sống
* Nghệ thuật đối lập, tương phản 
- Em bé đi bán diêm vào đêm giao thừa >< mọi người chuẩn bị đón tết
- Trời gió rét, vắng vẻ >< em bé phong phanh, chân trần
- Ngoài đường lạnh buốt tối tăm >< bụng đói
=> Tác dụng : Nổi bật tình cảnh rất tội nghiệp (đói khổ, bất hạnh , cô đơn và đáng thương) của em bé
=> Gợi sự thương tâm, đồng cảm trong lòng người đọc. Cảm thương sâu sắc đến những con người nghèo khổ.
 Hđ3 : củng cố- dặn dò:
 IV . Củng cố: G/V củng cố bài 
 V . Dặn dò: Học bài ,chuẩn bị cho tiết sau
 Tiết 22 : 
 CÔ Bé bán diêm ( Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức :
 - Giúp h/s hiểu biết bước đầu về người kể chuyệncổ tích, khám phá nghệ thuật kể truyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện “cô bé bán diêm”, qua đó An - đéc – xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.
2.Kĩ năng:
 -Rèn kĩ năng-đọc diễn cảm, tóm tắt và phân tích bố cục văn bản tự sự, phân tích nhân vật và hành động qua lời kể, phân tích tác dụng của biện pháp đối lập tương phản.
 3.Thái độ:
 - Giáo dục hs biết yêu thương đồng loại 
B.Chuẩn bị
 GV :sgk, sgv, tranh minh hoạ
 HS : sgk, vở ghi.
C.Phương pháp: Đọc hiểu, vấn đáp, phân tích, bình giá 
D. Tiến trình lên lớp: 
 I. ổn định tổ chức: 
 II.Kiểm tra bài cũ: 
	Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa được tg miêu tả ntn ?
 III. Bài mới: hđ1: khởi động 
 -Mục tiêu:Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh
 -Phương pháp: thuyết trình 
	 * Giới thiệu bài mới 
Hđ2: đọc –hiểu văn bản
 -Mục tiêu: Giúp HS khám phá nghệ thuật kể truyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện “cô bé bán diêm”, qua đó An - đéc – xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.
 -Phương pháp: vấn đáp, phân tích, giảng bình
H/s đọc phần 2 
? Chi tiết nào được lặp đi lặp lại trong bài?
Vì sao em phải quẹt diêm?
Khi ánh lửa bùng loé lên, cũng là lúc thế giới mơ ước tưởng tượng xuất hiện, lúc diêm tắt thì em lại trở về với cảnh thực. 5 lần bật diêm là 5 lần bộc lộ ước mơ cháy bỏng của em
? Trong lần quẹt diêm thứ nhất em bé thấy những gì?
? Đó là 1 cảnh tượng như thế nào?
? Điều đó cho thấy mong ước nào của cô bé? 
? Em có nhận xét gì về lần mộng tưởng này?
? ở lần thứ hai em đã thấy gì?
? Cảm nhận của em về mộng tưởng của cô bé bán diêm, sau lần quẹt diêm thứ hai ?
? Sự sắp xếp đặt song song cảnh mộng tưởng và thực tế đó có ý nghĩa gì?
? Thực tế đã thay đổi mộng tưởng như thế nào sau lần quẹt diêm thứ hai? Cho em thấy điều gì?
? Trong lần quẹt diêm thứ ba em có thấy gì? 
? Em đọc được mơ ước nào từ cảnh tượng ấy?
G/v giải thích phong tục đón tết Nô en ở các nước châu Âu
? Có gì đặc biệt trong lần quẹt diêm thứ tư?
? Em bé đã mong ước điều gì và vì sao như vậy?
? Em có suy nghĩ gì về những mong ước của cô bé qua 4 lần quẹt diêm?
? Lần quẹt diêm thứ 5 có gì khác so với 4 lần trước 
? Em đã nhìn thấy những gì?
? Khi tất cả những que diêm còn lại cháy lên là lúc cô bé bán diêm thấy mình được bay lên cùng bà chẳng còn đói rét,đau buồn nào đe doạ nữa. Điều đó có ý nghĩa gì?
? Tất cả điều kể trên đã nói với chúng ta về em bé như thế nào?
? Tình cảm của tác giả đối với em bé?
Em đã ra đi vĩnh viễn trong đói khát, rét buốt, trong niềm hy vọng tan biến cùng ảo ảnh về một người thân yêu đã mất
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể truyện của tác giả ở đoạn 2 ?
? Phần cuối của truyện cho ta thấy cảnh tượng gì?
? Cảnh em bé chết vì giá rét trong đêm giao thừa gợi cho em cảm xúc gì?
? Tình cảm của mọi người đối với cảnh tượng ấy như thế nào?
? Cảm nhận của em về cảnh thương tâm này? Tấm lòng của tác giả muốn gửi gắm qua truyện ngắn này là gì?
- GV bình : - Trong xã hội cũ thiếu tình thương ấy chỉ có An - đéc – xen với tất cả niềm cảm thông, thương yêu đối với em bé bất hạnh mới có thể viết lại một câu chuyện thương tâm như thế mà vẫn làm người đọc bớt đi cảm giác bi thương để tiễn đưa cô bé lên trời với niềm vui, niềm hi vọng chợt bùng loé lên sau những lần đánh diêm. Hđ3 : tổng kết
-Mục tiêu : giúp HS khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài
-Phương pháp : Tổng hợp, khái quát hoá
? Tại sao có thể nói cô bé bán diêm là một bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung, trẻ em nói riêng
? Em học tập được những gì từ nghệ thuật kể truyện của tác giả?
? Tại sao có thể nói truyện là bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung, trẻ em nói riêng
? Hình ảnh nào khiến em cảm động nhất? Vì sao.
? Qua đó em thấy trách nhiệm của người lớn trẻ em và ngược lại trong xã hội ngày nay
4. Phân tích 
a./ Em bé đêm giao thừa
b. Thực tế và mộng tưởng
- Chi tiết 5 lần em bé quẹt diêm 
- Quẹt diêm : Sưởi ấm + để được đắm chìm trong thế giới ảo ảnh do em tưởng tượng ra (thực + ảo đan xen => thế giới cổ tích).
a, Lần thứ nhất :
- Mộng tưởng : Diêm cháy => lò sưởi rực hồng=> sáng sủa, ấm áp, thân mật => mong ước được sưởi ấm trong một mái nhà quen thuộc
=> Gần với thực tế, hợp lý : Vì lúc này em đang rét, em lại vừa quẹt diêm, ngọn lửa ít ỏi có thể làm em ấm lên một chút 
b, Lần hai :
- Bàn ăn sang trọng, đầy đủ, sung túc
- Hình ảnh con ngỗng quay : Gợi ra từ cảnh thực
- Hình ảnh con ngỗng lưng cắm thìatiến về em là một điều kỳ diệu => tưởng tượng
=> Mộng tưởng, xen kẽ thực tế => thể hiện ước mơ cháy bỏng của em là đói, là khao khát được ăn
=> ý nghĩa : 
+ Làm nổi rõ mong ước, hạnh phúc chính đáng của em bé bán diêm và thân phận bất hạnh của em 
+ Cho thấy sự thờ ơ, vô nhân đạo của xã hội đối với người nghèo
c, Lần thứ ba : 
- Cây thông Nô en => mong ước được vui đón Nô en
- Mộng tưởng đó nhanh chóng biến mất cùng với que diêm
- Cảnh thật: Ngọn nến bay lên ngôi sao trên trời nhập vào cảnh thực và ảo ảnh trong trí tưởng tượng của em thế là hình ảnh bà em xuất hiện 
d, Lần thứ tư : 
- Bà nội hiện về.
- Em bé cất lời nói với bà
=> Mong được ở mãi cùng bà (người yêu thương em nhất, => sự thương nhớ bà, ước nguyện đi theo bà => chuẩn bị cho lần quẹt diêm thứ năm )
* Cả 4 lần : Đều là những mong ước chân thành, chính đáng, giản dị, của bất cứ đứa trẻ nào trên thế gian này
e, Lần thứ năm : 
- Em quẹt hối hả, liên tục kì hết bao diêm
- Hình ảnh bà hiện lên cao lớn, đẹp
- Em muốn níu giữ bà em lại với em 
- Em đã bay lên cùng bà 
- Cuộc sống chỉ là buồn đau, đói rét
- Chỉ có cái chết mới giải thoát họ
- Thế gian không có hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ có ở thượng đế chí nhân
* Cô bé bán diêm bị bỏ rơi, đói rét, cô độc.
- Luôn khao khát được ấm no, yên vui, thương yêu 
=> Tác giả bày tỏ niềm cảm thông, thương yêu sâu nặng của mình đối với em bé đáng thương, bất hạnh 
 * Tóm lại : Hiện thực, mộng tưởng xen kẽ nhau, sắp xếp hợp lý, khéo léo gợi lên trước mắt người đọc vẻ đẹp hồn nhiên tươi tắn của em bé đáng thương. Ngòi bút nhân ái và lãng mạn của nhà văn đã làm cho câu chuyện cảm động đau thương mà vẫn nhẹ nhàng đầy chất thơ .
c. Một cảnh thương tâm 
- Em chết vì giá rét
- Chẳng ai biết những điều kỳ diệu em đã trông thấy
=>Em chết trong đói, rét=> Hình ảnh đ ... : củng cố – dặn dò 
IV.Củng cố: Hệ thống hoá nội dung bài 
 V. Dặn dò: Học bài, soạn bài còn lại
Soạn : 
Tiết 27: 
Tình thái từ
A. Mục tiêu cần đạt : 
 1.Kiến thức - Giúp HS : 
 - Hiểu được khái niệm và các loại tình thái từ. Cách sử dụng tình thái từ
 2.Kĩ năng:
 - Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ:
-Có thói quen sử dụng tình thái từ để đạt được tính lịch sự, lễ phép trong giao tiếp.
B.Chuẩn bị: 
 GV: sgk, sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ
 HS: vở ghi, sgk, vở soạn .
C.Phương pháp: phân tích, đàm thoại, qui nạp 
D. Tiến trình lên lớp: 
 I. ổn định tổ chức:
 II.Kiểm tra bài cũ: Khái niệm trợ tờ, thán từ? 
 C. Bài mới: Hđ1 : khởi động
	 * Giới thiệu bài mới
 -Mục tiêu:Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh
 -Phương pháp: thuyết trình 
Hđ2 : hình thành kiến thức mới
 *Mục tiêu:- Hiểu được khái niệm và các loại tình thái từ. Cách sử dụng tình thái từ
 - Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
*Phương pháp: phân tích, đàm thoại, qui nạp 
GV ghi ví dụ vào bảng phụ và treo lên bảng và gọi HS đọc
GV: Nếu ta bỏ các từ in đậm trong các câu a, b, c, d thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi không? Tại sao?
HS thảo luận nhóm
GV: Các từ "à", "đi", "thay" ở ví dụ a, b, c biểu thị thái độ gì của người nói?
GV: Từ "ạ" trong ví dụ d biểu thị sắc thái gì của người nói?
GV chốt ý
GV: tình thái từ là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
GV: Có mấy loại tình thái từ?
GV chốt ý và nhấn mạnh cho HS: Tình thái từ không có khả năng làm thành phần biệt lập, không có khả năng độc lập tạo câu.
GV ghi ví dụ vào bảng phụ và treo lên bảng gọi HS đọc.
GV: Hãy lựa chọn đối tượng giao tiếp cho phù hợp với các tình huống sau?
a. Bạn chưa về à?
b. Thầy mệt ạ?
c. Bạn giúp tôi một tay nhé!
d. Bác giúp cháu một tay ạ!
GV chốt ý
GV: Khi nói và viết ta cần phải sử dụng tình thái từ như thế nào?
GV chuẩn bị tình bài tập sau vào bảng phụ.
 Cho tình huống: Nam học bài
 Hãy lựa chọn tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên.
Hđ3 : luyện tập
*Mục tiêu: Giúp hs nhận biết thình thái rtừ, phân biệt tình thái từ với các từ đồng âm . Giái thích nghĩa của tình thái từ, đặt câu với tình thái từ;
*Phương pháp: Thực hành, vấn đáp 
Bài tập 1: Trong các câu dưới đây, từ nào là tình thái từ, từ nào không phải?
Bài tập 2: Giải thích ý nghĩa của các từ tình thái in đậm trong những câu dưới đây?
GV gọi HS lên bảng làm, HS khác bổ sung.
GV đánh giá và chữa bài cho HS.
Bài tập 3: Hãy đặt câu với các thán từ: mà, đấy, chứ lị....
GV gọi HS lên bảng làm, HS khác bổ sung.
GV đánh giá.
Bài tập 4: GV gọi HS đứng tại chổ trả lời, HS khác bổ sung.
Bài tập 5: GV gọi HS lên bảng làm, HS khác bổ sung.
GV đánh giá và chữa bài.
I. Chức năng của tình thái từ
1. Bài tập :
*. Nếu ta bỏ các từ in đậm thì thông tin sự kiện trong câu không thay đổi, quan hệ giao tiếp thay đổi.
a. Mang sắc thái bình thường trở thành câu trần thuật.
b. Mang sắc thái bình thường => câu trần thuật đơn.
c. Sắc thái bình thường => câu đơn.
d. Sắc thái bình thường => câu trần thuật đơn.
*. a. Nghi vấn
b. Cầu khiến
c. Cảm thán
d. Biểu thị sắc thái kính trọng, lễ phép
2. Kết luận :
- Tình thái từ là những từ được thêm vào để cấu tạo câu nghi vấn, câu nghi vấn, câu cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
- Tình thái từ:
+ Tình thái nghi vấn: à, ư, hả, chứ,...
+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,...
+ Tình tái từ cảm thán: thay, sao,... 
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà,..
II Sử dụng tình thái từ
1. Bài tập
a. Hỏi thân mật, bằng vai nhau.
b. Hỏi lễ phép, người dưới hỏi người trên.
c. Cầu khiến, thân mật, bằng vai.
d. Cầu khiến, kính trọng, lễ phép người nhỏ tuổi nhờ người lớn tuổi.
2. Kết luận
- Sử dụng tình thái từ phải phù hợp với với hoàn cảnh giao tiếp ( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hoọi, tìn cảm,...).
HS thảo luận và trả lời.
- Nam học bài à?
- Nam học bài nhé!
- Nam học bài đi!
- Nam học bài hả!
- Nam học bài ư?
* Ghi nhớ: (SGK)
II. Luyện tập
Bài tập 1: (SGK, tr 81, 82)
a. Không phải
b. Phải
c. Phải
d. Không phải
e. Phải
g. Không phải
h. Không phải
i. Phải
Bài tập 2: (SGK, tr 82)
a. chứ: nghi vấn dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định
b. chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định cho là không thể khác được
c. ư: hỏi với thái độ phân vân
d. nhỉ: thái độ thân mật
e. nhé: dặn dò, thái độ thân mật
g. vậy: thái độ miễn cưỡng
h. cơ mà: thái độ thuyết phục
Bài tập 3:(SGK, tr 83)
 - Em chỉ làm một lát là xong thôi mà.
 - Hôm nay khai mạc Đại hội Đảng lần thứ X đấy.
 Hùng: Bạn có đi xem đá bóng không?
Nam: Có chứ lị.
Bài tập 4: (SGK, tr 83)
- Xin thầy cho em nghỉ học hôm nay ạ?
- Cậu cũng chơi đá cầu chứ?
- Mẹ hôm nay mệt à?
Bài tập 5: (SGK, tr 83)
- ha: Chân đau lắm ha?(hả trong toàn dân)
- há: Lạnh quá chú Năm há!(nhỉ)
- hén: ở đây vui quá hén! (nhỉ)
 nghen: Nhớ viết thư cho ttôi nghen! (nhé)
Hđ4 : củng cố – dặn dò 
IV.Củng cố: Hệ thống hoá nội dung bài 
 V. Dặn dò: LBT. Soạn bài:Tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm.
Ngày soạn : 
Tiết 28: 
 Luyện tập viết đoạn văn tự sự 
 kết hợp với miêu tả và biểu cảm
A. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức : 
-Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
2.Kĩ năng :
 -Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có đọc dài khoảng 90 chữ.	
3. Thái độ:
- Thấy được vai trò quan trọng của việc xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
B.Chuẩn bị
 GV: soạn bài, sgk, stk, bảng phụ 
 HS : vở soạn, vở ghi
C .Phương pháp:
 Chia nhúm, đàm thoại, thực hành
D. Tiến trỡnh lờn lớp:
I.Tổ chức:
II. Kiểm tra:
	- Tìm và chỉ ra yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản “Cô bé bán diêm”
	- Từ đó nhận xét của em trong việc kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự 
III. Bài mới Hđ1 : khởi động
	 * Giới thiệu bài mới
 -Mục tiêu:Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh
 -Phương pháp: thuyết trình 
Hđ2: hình thành kiến thức mới
*Mục tiêu: giúp hs thấy được :Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự .Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm
*Phương pháp:Vấn đáp, đàm thoại, thực hành
H/s tìm hiểu các dự kiện ở mục I
? Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự
? Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự?
? Quy trình xây dựng một đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ từng bước là gì?
? Có phải kể tất cả các sự việc trên hay không?
? Có các ngôi kể nào?
? Dựa vào quy trình trên hãy xây dựng đoạn văn có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm cho sự việc và nhân vật ở đề sau:
Chẳng may em đánh vở một lọ hoa đẹp 
Riêng bước 5 viết đoạn văn theo nhóm 
Hđ3 : luyện tập
*Mục tiêu: Hs -thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có đọc dài khoảng 90 chữ.
*Phương pháp : Thực hành, nhóm	
 - G/v chuẩn bị một đoạn văn mẫu đọc trước lớp
VD: Tôi đang ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ về những người hàng xóm đang sống quanh tôi, trong đó có lão Hạc. Lão sống âm thầm trong cảnh túng quẫn và trong cả sự chờ đợi vô vọng đứa con trai duy nhất đã đi xa. Bỗng lão Hạc dặng hắng bước vào. Tôi mỉm cười: 
- Thiêng thật ! Tôi đang nghĩ đến lão đấy ? Lão Hạc lặng lẽ ngồi xuống cái ghế gỗ ọp ẹp của nhà tôi, buồn bã nói:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !
Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
- Lão yêu quý con Vàng lắm cơ mà?
- Thì vẫn yêu, nhưng vẫn phải bán! Cái số kiếp nó và cả tôi nữa thì có gì khác nhau đâu, hả ông giáo.
 Tôi lẩm bẩm:
- Không thể nào tin được!
- Tôi bán thật rồi. Họ vừa bắt nó và mang đi... 
 Lão Hạc bỏ lửng câu nói, cười mà miệng cứ méo xệch đi, nước mắt lưng tròng ... Tôi cũng cảm thấy nghẹn ngào và chỉ muốn ôm chầm lấy lão để khóc oà lên cho vơi bớt những day dứt, bức bối trong lòng. Tôi chợt nghĩ cái việc tôi phải bán đi 5 quyển sách thật là vô nghĩa nếu so sánh nó với nỗi đau của lão Hạc. Tôi chỉ mất 5 đồ vật, còn lão Hạc thì mất đi một người bạn tình nghĩa biết chừng nào! Lão sẽ sống ra sao trong những ngày tháng cô đơn còn lại trong tâm trạng đầy những mặc cảm ân hận dằn vặt? Tôi bỗng thấy thương lão quá, nhưng chẳng biết nên động viên an ủi lão như thế nào nên chỉ nói một câu vu vơ cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à ?
 Nghe tôi hỏi, lão Hạc bỗng giật thót, đôi mắt lão dường như thất thần gương mặt tái nhợt co rúm lại đầy vẻ đau đớn, nhẫn nhục. Lão rũ đầu xuống và ôm mặt bật khóc hu hu.
I.Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố MT- BC
 1. Bài tập
* Cho các sự việc và nhân vật:
 - Chẳng may đánh vỡ một lọ hoa
 - Em giúp một bà cụ qua đường
 - Em nhận được một món quà bất ngờ
+ Đoạn văn tự sự cần có các yếu tố 
- Sự việc : Các hành vi, hành động...
- Nhân vật chính
* Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự
- Làm cho sự việc trở nên dễ hiểu hấp dẫn, nhân vật chính trở nên gần gủi sinh động
- Giữ vai trò hổ trợ cho nhân vật chính 
* Quy trình xây dung đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm: 5 bước
- Bước 1: Lựa chọn sự việc chính ( 1 trong 3 sự việc trên)
- Bước 2 : Lựa chọn ngôi kể (Tôi hoặc em)
- Bước 3 : Xác định thứ tự kể (mở đầu, diễn biến, kết thúc)
- Bước 4 : Xác định yếu tố miêu tả biểu cảm sẽ dùng để viết đoạn văn tự sự
- Bước 5 : Viết thành đoạn văn 
*Viết đ. văn cho sự việc : Chẳng may đẹp
- Sự việc chính : Chiếu lọ hoa bị vỡ
- Ngôi kể : Ngôi kể thứ nhất số ít
- Thứ tự kể : + Mở đầu : Cảm tưởng, nhận xét về hành động 
VD : Thế là cái lọ hoa đẹp bố em rất thích đã bị vỡ tan, chắc là bố em buồn lắm !
+ Diễn biến : Kể lại sự việc một cách chi tiết có xen miêu tả, biểu cảm
+ Vỡ thành từng mảnh lớn có thể gắn lại bằng keo hoặc vỡ vụn.
+ Ngắm nghía, mân mê những mảnh vỡ có hoa văn đẹp.
+ Thu dọn, nhặt nhạnh các mảnh vỡ.
+ Kết thúc : Suy nghĩ cảm xúc của bản thân hoặc thái độ tình cảm của người thân bạn sau khi sự việc xảy ra. Bài học kinh nghiệm về tính cẩn thận 
- Xác định liều lượng miêu tả, biểu cảm
+ Miêu tả : Hình dáng, màu sắc, chất lượng, vẻ đẹp của lọ hoa
+ Biểu cảm : Trân trọng, ngưỡng mộ, nuối tiếc, ân hận
- Viết đoạn văn : Diễn dịch (song hành, quy nạp)
2. Kết luận : * Ghi nhớ SGK/74
II. Luyện tập :
Bài tập 1 : 
 - H/s viết theo nhóm, sau đó trình bày trước lớp 
Bài tập 2 : 
+ Đoạn văn trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao. “Hôm sau lão Hạc.. hu hu khóc”
*Các yếu tố miêu tả, biểu cảm 
- Miêu tả : Cố làm ra vui vẻ hu hu khóc
- B. cảm : Thấy xót xa ngại cho lão Hạc
- Sự việc : Lão Hạc báo tin đã bán con vàng
- Ngôi kể : Tôi (Thứ nhất, số ít)
Hđ4 : củng cố – dặn dò 
IV.Củng cố: Hệ thống hoá nội dung bài 
 V. Dặn dò: Học bài, soạn bài còn lại

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 8 CKTKN hay chi tiet.doc