Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 1: Ôn tập văn thuyết minh

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 1: Ôn tập văn thuyết minh

Chủ Đề 1: ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH

Loại chủ đề: Bám sát

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về văn TM và cách làm bài cũng như các dạng bài văn TM

-Các phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh.

-Áp dụng vài phương pháp trong văn bản thuyết minh.

2.Kĩ năng: Có kĩ năng làm bài văn TM.

3.Thái độ: Yêu thích văn bản thuyết minh.

II. Chuẩn bị:

-Một vài phương pháp trong đoạn văn thuyết minh.(đoạn văn thuyết minh)

-Một số đề văn thuyết minh

- Một số đoạn phim TM

III. Tiến trình các hoạt động dạy học:

1. Tổ chức lớp (7phút)

2. Kiểm tra chuẩn bị bài học sinh

3. Tổ chức các hoạt động

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2977Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 1: Ôn tập văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20, tiết 1,2
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Chủ Đề 1: ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
Loại chủ đề: Bám sát
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về văn TM và cách làm bài cũng như các dạng bài văn TM
-Các phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh.
-Áp dụng vài phương pháp trong văn bản thuyết minh.
2.Kĩ năng: Có kĩ năng làm bài văn TM.
3.Thái độ: Yêu thích văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị: 
-Một vài phương pháp trong đoạn văn thuyết minh.(đoạn văn thuyết minh)
-Một số đề văn thuyết minh
- Một số đoạn phim TM 
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
Tổ chức lớp (7phút)
Kiểm tra chuẩn bị bài học sinh
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Ôn tập đ 2 văn TM (30phút)
GV:? .Thuyết minh là gì? 
HS: - Thuyết minh nghĩa là nói rõ, giải thích, giới thiệu
- Thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách dùng
Hoạt động 2: Nêu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh(45phút)
HS: Trả lời choVD: 
-Giới thiệu về một nhân vật lịch sử
- Giới thiệu một miền quê, một vùng địa lý
- Giới thiệu một đặc sản, một món ăn
- Giới thiệu một vị thuốc
- Giới thiệu một loài hoa, loài chim, loài thú
GV:? Hai văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Hãy đặt tên cho các văn bản ấy? 
Văn bản 1: Ở nước ta, tiền giấy được phát hành lần đầu tiên dưới thời nhà Hò (1400 – 1407) nhưng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn. Sau khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, ngân hàng Đông Dương ra đời năm 1875 và tiền giấy bắt đầu được phát hành ở Nam Kì và Hải Phòng vào khoảng những năm 1891 – 1892. Sau khi nước VNDCH ra đời, ngày 31-1 -1946, Chính Phủ đã kí nghị định phát hành tiền giấy VN và đến ngày 30- 11 – 1946 tờ giấy bạc đầu tiên của nước VNDCH ra đời. Ngày 5-6-1951, Ngân hàng quốc gia VN được thành lập và phát hành loại tiền giấy mới. Từ đó đến nay, nước ta đã trải qua hai lần đổi tiền (1959 và 1985) và một lần thống nhất tiền tệ hai miền Nam Bắc theo loại tiền mới (1978)
Văn bản 2: Cá đuối thường sống ở vùng biển nhiệt đới. Thân hình chúng nom dẹt và mỏng, do hai vây ngực rộng và phẳng ở hai bên, gắn liền với thân. Khi cá bơi, các vây ngực mềm này chuyển động lên xuống trong nước trông rất đẹp. Cá đuối màu xanh sẫm, nhưng cũng có loài đuối lưng có những đốm màu trắng nom rất nổi bật. Chiếc đuôi dài giúp cá đuối giữ thăng bằng dưới nước. Tuy nhiên, đuôi cá đuối có nọc độc, có thể châm đốt gây nguy hiểm cho người và các động vật khác. Cá đuối thích sống thành từng đàn. Người ta có khi nhìn thấy bầy cá đuối ba đến bốn con bơi cạnh nhau. Chúng cũng rất thích nhảy múa nữa. Lúc “cao hứng”, cá đuối còn nhảy vọt lên trên mặt nước, cao đến vài mét. Song, cá đuối cũng biết giấu mình dưới cát để tránh kẻ thù. 
 HS: Thảo luận- trả lời
Gợi ý: Cả hai văn bản trên đều là văn bản thuyết minh
-Văn bản 1: Về tiền giấy Việt Nam
-Văn bản 2: Loài cá đuối ở vùng biển nhiệt đới.
I.Thế nào là văn thuyết minh ?
- Thuyết minh nghĩa là nói rõ, giải thích, giới thiệu
- Thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách dùng
II.Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:
- Là kiểu văn bản thông dụng trong mội lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,.của các hiện tượng và sự vật tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích
Bài tập 1: Xác định VB TM
->Cả hai văn bản trên đều là văn bản thuyết minh
-Văn bản 1: Về tiền giấy Việt Nam
-Văn bản 2: Loài cá đuối ở vùng biển nhiệt đới.
4.Củng cố và dặn dò: - Thuyết minh là gì?Nêu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh? Học bài xem lại các phần đã học. (8 phút)
IV.Rút kinh nghiệm:
Tuần 21, tiết 3,4
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Chủ Đề 1: ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
Loại chủ đề: Bám sát
NHỮNG YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về văn TM và cách làm bài cũng như các dạng bài văn TM
-Các phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh.
-Áp dụng vài phương pháp trong văn bản thuyết minh.
2.Kĩ năng: Có kĩ năng làm bài văn TM.
3.Thái độ: Yêu thích văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị: 
-Một vài phương pháp trong đoạn văn thuyết minh.(đoạn văn thuyết minh)
-Một số đề văn thuyết minh
- Một số đoạn phim TM 
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
1.Tổ chức lớp (7phút)
2.Kiểm tra chuẩn bị bài học sinh
3.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu khi viết bài văn thuyết minh. (15phút)
GV: ? Muốn làm bài văn thuyết minh đạt kết quả cao học sinh cần phải làm gì? 
HS: (Quan sát, học tập, tích lũy tri thức)
Hoạt động 2: Tìm hiểu các P2 TM (15phút)
GV:? Hãy nêu các phương pháp được dùng trong văn bản thuyết minh?
HS: Nhắc lại
Hoạt động 3: Thực hành (50phút)
Bài tập:
GV:?. Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Cho biết người viết đã phải huy động kiến thức gì và sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? 
HS: Thực hiện
Gợi ý: 
1. Kiến thức sinh học
2. Kiến thức về sức khoẻ đời sống
3. Kiến thức về môi trường.
GV:? a. Văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao? 
b. Văn bản trên có ích gì cho bạn đọc?
HS: Thảo luận- trả lời
Gợi ý: 
Văn bản trên là văn bản thuyết minh (có yếu tố tự sự) => một bản tin của báo
Văn bản trên nhắc nhở việc giáo dục thế hệ trẻ- trách nhiệm của gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
GV:?a. Đây có phải là đoạn văn thuyết minh không ? Vì sao?
b. Muốn viết được đoạn văn trên, người viết đã phải lấy kiến thức từ đâu?
c. Nếu đúng là văn thuyết minh thì đoạn văn đã sử dụng các phương pháp thuyết minh nào? 
HS: Thảo luận- trả lời
Gợi ý:
a. Đoạn văn trên đúng là đoạn văn thuyết minh
b. Tìm kiến thức mà các nhà khoa học, nghiên cứu đã khẳng định ở trong sách, báo chí, các tài liệu tin cậy
c. Các phương pháp thuyết minh mà đoạn văn sử dụng: hs tự làm.
I. Những yêu cầu cần để viết bài văn thuyết minh:
- Mục đích của văn bản thuyết minh: cung cấp tri thức(kiến thức)
- Người viết phải quan sat, học tập , tích lũy, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh,nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng
- Người viết phải biết và sử dụng phối hợp các phương pháp thuyết minh
II. Các phương pháp thuyết minh:
 Có 6 Phương pháp thuyết minh: -- -Phương pháp nêu định nghĩa,giải thích. 
- phương pháp liệt kê, 
- phương pháp nêu ví dụ,
- phương pháp dùng số liệu,
- phương pháp so sánh, 
- phương pháp phân loại, phân tích.
III. Luyện tập:
BT 1:
1. Dơi là động vật ngủ đông. Vì thế ta thường bắt gặp chúng vào mùa hè. “Nhà” của dơi là những nơi tối ẩm như vách đá, hang động, đặc biệt là trong những thân cây lớn đã chết. Ở nơi có dân cư, dơi thường trú trên mái nhà, vách tường ẩm và không có ánh sáng”
	(Theo Thanh Huyền- Báo hoạ mi)
2.Hiện nay, cứ 8 người Mĩ, có một người ở độ tuổi 65 hoặc cao hơn. Tới năm 2005, con số đó là 4 người. Nhóm người ở độ tuổi 75 trở lên ngày càng đông. Điều đó, chứng tỏ: người Mĩ ngày càng sống lâu hơn, có tuổi thọ cao hơn.
(Theo 365 lời khuyên về sức khoẻ)
3.Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm. gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. 
(Theo thông tin về ngày trái đất năm 2005)
Bài 2: Cho văn bản sau:
“ Cách đây hai năm, chàng thanh niên Ra-pha-en-đơ Rốt-sin, người được thừa hưởng một trong những gia tài kếch sù nhất thế giới, đã gục chết trên một vỉa hè ỏ Niu-oóc vì “chơi bạch phiến” quá liều, năm đó chàng mới 23 tuổi.
Cái chết của chàng tỉ phú trẻ này đã làm không ít các bậc cha mẹ tỉ phú khác lo lắng: làm sao để con cái họ đừng hư vì số tài sản khổng lồ không do chính chúng tạo dựng.
Bài 3: đọc đoạn văn sau: 
Cha ông ta ngày xưa- những người đã thiết kế nên chiếc áo dài- mặc dù thời tiết của nước ta rất nóng, vẫn tạo ra dáng vẻ áo dài sao cho thanh tao, trang nhã, hợp với người thiếu nữ. Chính vì điều đó mà các cụ đã thiết kế ra kiểu áo có cổ cao một phân, hợp với kiểu tóc búi tó của phụ nữ thời xưa, biểu lộ sự kín đáo cảu người con gái Từ thời xưa, các vua chúa đã để ý đến cách ăn mặc của nhân dân và có lẽ chính vì điều ấy mà chiếc áo dài đã ra đời Đầu thế kỉ XVII, ở Bắc Ninh, chiếc áo dài mớ ba mớ bảy đã được ra đời để phù hợp với cách vấn khăn, bộc lộ rõ những nét đẹp của người Việt Nam. Mãi đến tận thế kỉ XX, chiếc áo dài mớ ba mớ bảy được cải tiến thành chiếc áo năm thân..
4.Củng cố và dặn dò : Xem lại nội dung bài học và tập viết văn thuyết minh. (3phút)
IV.Rút kinh nghiệm :
----------------------------
Tuần 22, tiết 5,6
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Chủ Đề 1: ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
Loại chủ đề: Bám sát
CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về văn TM và cách làm bài cũng như các dạng bài văn TM
-Các phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh.
-Áp dụng vài phương pháp trong văn bản thuyết minh.
2.Kĩ năng: Có kĩ năng làm bài văn TM.
3.Thái độ: Yêu thích văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị: 
-Một vài phương pháp trong đoạn văn thuyết minh.(đoạn văn thuyết minh)
-Một số đề văn thuyết minh
- Một số đoạn phim TM 
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
1.Tổ chức lớp (7phút)
2.Kiểm tra chuẩn bị bài học sinh
3.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài học 
Hoạt động 1: Ôn tập cách làm bài văn TM (30phút)
GV: ? Có mấy bước làm bài văn TM?
HS: Trả lời
VD: Nếu thuyết minh về chiếc xe đạp có thể đi từ bộ phận quan trọng, đến không quan trọng, đến tác dụng của xe đạp với người sử dụng
Nếu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam cần đi theo trình tự từ nguồn gốc, cách làm nón, các kiểu dáng nón, tác dụng khi con người sử dụng
HS: làm bài sau đó trình bày bài của mình trước lớp(Ở phần luyện nói)
 GV:? Sau khi tìm hiểu đề, cần thực hiện tiếp những bước nào để hoàn thành bài thuyết minh trên? 
HS: thực hiện
Hoạt động 2: Luyện nói (50phút)
GV cho học sinh thực hiện trình bày trước lớp bài đã chuẩn bị phần trên.
HS: Lần lượt trình bày bày đã chuẩn bị của mình trước lớp.
HS khác lắng nghe, nhận xét.
GV nhận xét chung
Thực hành
HS: Hoạt động nhóm- Xây dựng dàn ý cho đề bài.
GV: Theo dõi, hướng dẫn
HS: đại diện trình bày- HS khác nhận xét, bổ sung.
HS: Hoạt động độc lập- Tự chọn con vật yêu thích để thuyết minh.
HS: Làm xong trình bày trước lớp.
GV: Nhận xét chung
- GV lưu ý HS làm bài thuyết minh về vật nuôi khác với bài kể hoặc tả về vật nuôi.
Gợi ý một số dàn ý:
* Dàn ý thuyết minh về chó :
 1. Chó là loài động vật rất có ích cho đời sống con người, còn gọi là « linh cẩu ». 
 2. Chó là loài động vật rất trung thành, dễ gần và là bạn của con người.
 3. Chó có nhiều loại, nhiều giống khác nhau
 4. Đặc điểm ... à dài, bàn chân có móng gân guốc to, dày và nhọn. Hai chiếc sừng nhọn hoắt, uốn cong rất đẹp. Ở Đồ Sơn, Hải Phòng có lễ chọi trâu :
« Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng mười tháng tám, chọi trâu thì về »
 Mắt trâu lồi to rất ưa nhìn. Bụng trâu khá to ; có phải vì thế mà trâu bước đi chậm chạp ? Trâu là loài nhai lại, nó chỉ có một hàm răng (hàm dưới). Trâu rất dễ nuôi. Thức ăn chính là cỏ tươi. Trâu cũng biết ăn rơm, ăn cám. Phân trâu màu đen, dùng để bón cây, bón lúa rất tốt. 
 Trâu chịu rét kém, nhưng chịu nắng giỏi. Về mùa hè, nó có thể kéo cày, kéo bừa từ mờ sáng đến non trưa. Trâu tơ, trâu đực, trâu mờm kéo cày rất khoẻ. Trâu cái độ 2, 3 năm đẻ một lứa, mỗi lứa một con nghé. Câu tục ngữ : « ruộng sâu, trâu nái » nói lên chuyện làm giàu ở nhà quê ngày xưa.
 Thịt trâu tuy không ngon bằng thịt bò, nhưng là nguồn thực phẩm rất dồi dào và có giá trị. Sữa trâu rất bổ. Da trâu thuộc để xuất khẩu, để làm giầy dép.
 Màu xanh mênh mông của những đồng lúa, cánh cò trắng rập rờn điểm tô, và con trâu hiền lành gặm cỏ ven đê là hình ảnh thân thuộc đáng yêu của quê hương. Câu hát : « ai bảo chăn trâu là khổ. » của chú bé vắt vẻo ngồi trên lưng trâu, và tiếng sáo mục đồng mãi mãi là hồn quê non nước.
4.Củng cố và dặn dò : Về nhà làm tiếp phần bài tập còn lại
IV.Rút kinh nghiệm : 
--------------------------------
Tuần 24, tiết 9,10
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
Chủ Đề 1 : ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
Loại chủ đề : Bám sát
CÁC DẠNG VĂN BẢN THUYẾT MINH (tt)
I. Mục tiêu : 
1.Kiến thức : Khắc sâu kiến thức về văn TM và cách làm bài cũng như các dạng bài văn TM
-Các phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh.
-Áp dụng vài phương pháp trong văn bản thuyết minh.
2.Kĩ năng : Có kĩ năng làm bài văn TM.
3.Thái độ : Yêu thích văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị : 
-Một vài phương pháp trong đoạn văn thuyết minh.(đoạn văn thuyết minh)
-Một số đề văn thuyết minh
- Một số đoạn phim TM 
III. Tiến trình các hoạt động dạy học :
1.Tổ chức lớp (7phút)
2.Kiểm tra chuẩn bị bài học sinh
3.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Bài tập (26phút)
HS : Hoạt động độc lập.
Tự giới thiệu món ăn của đồng bào dân tộc mình.
HS : làm xong trình bày trước lớp.
GV : Cho HS xem đoạn phim giới thiệu về Cốm để học sinh tham khảo.
Hoạt động 2 : (50phút)
HS : Hoạt động nhóm- Tìm hiểu, giới thiệu về danh thắng hoặc di tích ở địa phương : Thác, cầu trượt, núi mỏ vọ, hoặc đình Mường A...
 GV : Có thể cho HS tham quan Đình để biết thêm thông tin lịch sử.
 - GV cho HS xem các đoạn phim giới thiệu về các danh thắng nổi tiếng trên cả nước để HS tham khảo : Động Phong Nha, Huế, Hang Sửng sốt- Hạ Lang, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng...
A. Dạng bài tập luyện số 3 :
 Thuyết minh đặc điểm một văn bản, một thể thơ hoặc thể loại.
Bài tập : (tham khảo sách « cảm thụ ngữ văn 8 )
a.Chép chính xác bài thơ « Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác » của Phan Bội Châu .
b.Quan sát kĩ và mô tả đặc điểm của thể thơ mà bài thơ trên thể hiện. Tên gọi của thể thơ ấy là gì ? 
c. Ghi lại các đặc điểm kiến thức của thể thơ lập thành dàn ý, sau đó viết thành văn bản thuyết minh hoàn chỉnh.
 B. Dạng bài tập luyện số 4 :
 Thuyết minh đặc điểm các đồ dùng trong c/s. 
đề bài : “thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam”.
Dàn bài
- MB :Việt Nam là một vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Vì vậy chiếu nón đội đầu là vật không thể thiếu được để che nắng che mưa.
TB : - Nón Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng ào Thịnh vào 2.500-3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên).
- Người ta phân thành 3 loại nón cổ có tên gọi nón mười (hay nón ba tầm), nón nhỡ và nón đầu. Nhìn chung nón cổ vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Phụ nữ thời xưa thường đội nón này đi chơi hội hay lên chùa. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quanh cũng thấp nhất. Trước kia người ta còn phân loại nón theo đẳng cấp của người chủ sở hữu nón. Các loại nón dành cho ông già, có loại cho nhà giàu và hàng nhà quan, nón cho trẻ em, nón cho lính tráng, nón nhà sư... 
- Ở Việt Nam, cả hai miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng và mỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng. Nón Lai Châu của đồng bào Thái; nón Cao Bằng của đồng bào Tày sơn đỏ; nón Thanh Hoá có 16-20 vành; nón Huế nhẹ nhàng, thanh mỏng nhờ lót bằng lá mỏng; nón làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây) là loại nón bền đẹp vào loại nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Nguyên liệu làm nón không phức tạp. Ở nơi nào cũng vậy, muốn làm được một chiếc nón phải dùng lá của một loại cọ nhỏ mọc hoang, dùng sợi nón - một loại sợi rất dai lấy từ bẹ cây móc (ngày nay người ta thường dùng sợi chỉ nilon) và tre. Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh răn reo, được đem là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm dẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ, nếu nóng quá thì bị ròn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại răn như cũ. Người ta đốt diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi mốc.
Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt, dùng làm vòng nón. Nón Chuông có 16 lớp vòng. Con số 16 là kết quả của sự nghiên cứu, lựa chọn qua nhiều năm, cho đến nay đã trở thành một nguyên tắc không thay đổi. Chúng đã tạo cho những chiếc nón Chuông có được dáng thanh tú, không quá cũn cỡn, không xùm xụp. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên. Người thợ khâu nón được ví như người thợ thêu. Vòng tre được đặt lên khuôn sẵn, lá xếp lên khuôn xong là đến công việc của người khâu. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã thành hình.
- Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đôi khi là vật để trao đổi tâm tư tình cảm của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo. Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.
Chiếc nón Việt Nam được làm ra để che mưa, che nắng. Nó là người bạn thuỷ chung của những con người lao động một nắng hai sương. Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy, nó đã trở thành một phần cuộc sống của người Việt Nam. Với khúc hát quan họ Bắc Ninh, chàng trai và cô gái hát đối giao duyên, cô gái bao giờ cũng cầm trên tay chiếc nón ba tầm...
- KB: Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Nếu ở một nơi xa xôi nào đó không phải trên đất Việt Nam, bạn bỗng thấy chiếc nón trắng, đó chính là tín hiệu Việt Nam
 C. Dạng bài tập luyện số 5: 
Thuyết minh một phương pháp, một thí nghiệm.
Bài tập : Hãy giới thiệu về một món ăn của dân tộc em.
- Đối tượng thuyết minh: cách làm một món ăn
- Học sinh có thể đọc sách báo, tài liệu hoặc học hỏi những người lớn hiểu biết. 
- Làm theo trình tự hợp lí:
+ Nguyên liệu
+ Cách làm 
+ Chất lượng sản phẩm
 + Tác dụng
 D.Dạng bài tập luyện số 6 :
 Thuyết minh một danh lam thắng cảnh.
Bài tập: Hãy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử của địa phương em.
4.Củng cố- dặn dò : Đặc điểm và các phương pháp trong văn bản thuyết minh
 Hoàn thiện các bài văn thuyết minh đã làm,. Ôn tập các văn bản thơ đã học(7phút)
IV.Rút kinh nghiệm :
Tuần 25, tiết 11,12
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
Chủ Đề 1 : ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
Loại chủ đề : Bám sát
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHỦ ĐỀ 1
I. Mục tiêu : 
1.Kiến thức : Khắc sâu kiến thức về văn TM và cách làm bài cũng như các dạng bài văn TM
-Các phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh.
-Áp dụng vài phương pháp trong văn bản thuyết minh.
2.Kĩ năng : Có kĩ năng làm bài văn TM.
3.Thái độ : Yêu thích văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị : 
-Một vài phương pháp trong đoạn văn thuyết minh.(đoạn văn thuyết minh)
-Một số đề văn thuyết minh
- Một số đoạn phim TM 
III. Tiến trình các hoạt động dạy học :
 1.Tổ chức lớp(7 phút)
 2.Kiểm tra chuẩn bị bài học sinh
 3.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài học 
Hoạt động 1: Ôn tập (20phút)
? Thế nào là văn bản thuyết minh?
HS: trả lời
? Đặc điểm văn bản thuyết minh?
? Có mấy bước là văn thuyết minh?
? Có mấy dạng văn bản thuyết minh?
? Có mấy phương pháp thuyết minh? Kể ra?
Kiểm tra: (60phút)
Đề: Thuyết minh về một món ăn mà em thích
Câu 1: Lập dàn ý (3 điểm)
Câu 2: Viết bài văn thuyết minh (7 điểm)
4.Củng cố và dặn dò: (3 phút)
- Học sinh làm bài
- GV thu bài làm của HS
I.Ôn tập
- Thuyết minh nghĩa là nói rõ, giải thích, giới thiệu
- Thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách dùng
- Là kiểu văn bản thông dụng trong mội lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,.của các hiện tượng và sự vật tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích
- 4 bước : tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và đọc lại bài.
- Có 6 dạng văn thuyết minh.
 Có 6 Phương pháp thuyết minh: -- -Phương pháp nêu định nghĩa,giải thích. 
- phương pháp liệt kê, 
- phương pháp nêu ví dụ,
- phương pháp dùng số liệu,
- phương pháp so sánh, 
- phương pháp phân loại, phân tích.
Đáp án :
Câu 1 : 
MB : Giới thiệu nguyên liệu (05đ)
TB : (2đ)
- Cách làm
- Chất lượng sản phẩm
- Tác dụng
KB : Cách trình bày (0.5đ)
Câu 2 :
- Đối tượng thuyết minh: cách làm một món ăn
- Học sinh có thể đọc sách báo, tài liệu hoặc học hỏi những người lớn hiểu biết. 
- Làm theo trình tự hợp lí:
+ Nguyên liệu
+ Cách làm 
+ Chất lượng sản phẩm
+ Tác dụng
Học sinh viết đúng theo yêu câu, lời văn mạch lạc, giới thiệu được món ăn ưa thích,.....
MB : Giới thiệu nguyên liệu (1đ)
TB : (5đ)
- Cách làm
- Chất lượng sản phẩm
- Tác dụng
KB : Cách trình bày (1đ)
IV.Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • doctu chon 8 chu de 1(HK2).doc