Giáo án Ngữ văn 8 tiết 19 bài 5: Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 19 bài 5: Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

TIẾT 19 TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 1. Về kiến thức: Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự.

 2. Về kĩ năng: Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự vào các văn bản tự sự đã học.

 3. Về thái độ: Giáo dục HS ý thức nghiêm túc học tập bộ môn.

II. Chuẩn bị của GV và HS

 1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

III. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C: . Sĩ số 8D: .

A. Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra miệng.

Câu hỏi: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Cách tóm tắt văn bản tự sự?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 19 bài 5: Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: .. Dạy lớp 8C
	Ngày dạy: .. Dạy lớp 8D
TIẾT 19 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	1. Về kiến thức: Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự.
	2. Về kĩ năng: Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự vào các văn bản tự sự đã học.
	3. Về thái độ: Giáo dục HS ý thức nghiêm túc học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị của GV và HS
	1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
III. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C: .	Sĩ số 8D: .	
A. Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra miệng.
Câu hỏi: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Cách tóm tắt văn bản tự sự?
	Đáp án: - Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của chính mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó. (4 điểm)
	- Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt. (1 điểm)
	- Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lí, sau đó viết thành văn bản tóm tắt. (4 điểm)
	* Vào bài (1’): Các em đã nắm được cách tóm tắt văn bản tự sự. Tiết học này chúng ta đi luyện tập tóm tắt kiểu văn bản này.
B. Dạy nội dung bài mới:
	I. LÍ THUYẾT (7’)
	?KG: Cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt?
	- Văn bản tóm tắt phải đạt được các yêu cầu sau:
	+ Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu cần tóm tắt.
	+ Bảo đảm tính khách quan: trung thành với văn bản được tóm tắt, không thêm bớt vào các chi tiết, sự việc không có trong tác phẩm, không chen vào bản tóm tắt các ý kiến bình luận, khen chê của cá nhân người tóm tắt,
	+ Bảo đảm tính hoàn chỉnh: dù ở các mức độ khác nhau, nhưng bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc).
	+ Bảo đảm tính cân đối: số dòng tóm tắt dành cho các sự việc chính, nhân vật chính, các chi tiết tiêu biểu và các chương, mục, phần, một cách phù hợp.
	II. LUYỆN TẬP (30’)
	1. Bài 1 (T. 61)
	GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài 1. T. 61, 62.
	?KH: Bản liệt kê ở bài 1 đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa? Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm những gì?
	GV: Cho HS thảo luận câu hỏi theo nhóm sau đó nêu nhận xét của mỗi nhóm và thảo luận của cả lớp.
	HS: Bản liệt kê đã nêu được sự việc, nhân vật và một số chi tiết tiêu biểu tương đối đầy đủ nhưng khá lộn xộn và thiếu mạch lạc, vì thế muốn tóm tắt cần sắp xếp lại thứ tự các sự việc đã nêu.
	?KG: Hãy sắp xếp các sự việc đã nêu theo một trình tự hợp lí?
	HS: Sắp xếp như sau: 
	1.b) Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn, một con chó.
	2.a) Con lão đi phu cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng.
	3.d) Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.
	4.c) Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ôngvườn.
	5.g) Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.
	6.e) Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.
	7.i) Ông giáo rất buốn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
	8.h) Lão Hạc bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội.
	9.k) Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
	GV: Dựa vào bản sắp xếp trên, hãy viết tóm tắt truyện Lão Hạc bằng một văn bản ngắn gọn (khoảng 10 dòng). Có thể nối các ý trên đây bằng những từ nối và thêm vào những chi tiết cần thiết khác để thành văn bản tóm tắt truyện.
	GV: Cho HS làm bài (10’).
GV: Gọi HS đọc bản tóm tắt, cả lớp nhận xét.
GV: Giúp HS chỉnh sửa lại những lỗi cần thiết để có một văn bản tóm tắt tương đối hoàn chỉnh.
	Văn bản tóm tắt: Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão đi phu đồn điền cao su lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó. Sau đó, lão đem tất cả số tiền dành dụm được gửi ông giáo, nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả cho. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Thế rồi lão bỗng nhiên chết, cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
	2. Bài 2 (T. 62)
	?: Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, sau đó sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí và viết một văn bản tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng)?
	- Sự việc tiêu biểu:
	+ Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm.
	+ Chị Dậu đánh lại cai lệ, người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu.
	- Nhân vật quan trọng: cai lệ và chị Dậu.
	- Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí (ở đây là trật tự thời gian theo đúng diễn biến của câu chuyện đã xảy ra).
	- Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình khoảng 10 dòng một cách cô đúc, gọn, rõ.
	Văn bản tóm tắt: Chị Dậu nấu cháo xong, rón rén bê lên cho chồng. Anh Dậu vừa tỉnh chưa kịp húp một miếng thì hai tên tay sai sầm sập tiến vào với roi, thước, dây thừng đòi trói anh Dậu vì thiếu sưu. Chị Dậu đã cố van xin, khất tiền sưu. Nhưng tên cai lệ vô cùng hung hãn, hắn quát tháo, chửi, tát chị Dậu và cứ tìm cách trói anh Dậu. Không chịu đựng nổi, chị Dậu đứng lên chống trả quyết liệt để bảo vệ chồng khiến cho hai tên tay sai thất bại thảm hại.
	3. Bài 3 (T. 62)
	GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài 3. Cho HS thảo luận để trả lời.
	Văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ là hai tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc (truyện ngắn trữ tình), các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt.
	GV: Cho HS thử tóm tắt. Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, uốn nắn.
C. Củng cố, luyện tập (2’):
GV: Cho HS đọc 2 đoạn tóm tắt phần đọc thêm.
D. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ của tiết trước, đọc phần đọc thêm trong SGK để học tập cách tóm tắt.
	- Tiết tới trả bài viết số 1, các em về xem lại đề và kiến thức liên quan.
- Sau tiết này soạn: Cô bé bán diêm. Yêu cầu về nhà: đọc kĩ văn bản, đọc phần chú thích *, chú thích từ khó, đọc, nghiên cứu, trả lời câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 19 bai 5.doc