Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 44 - Trường THCS Bình Chương

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 44 - Trường THCS Bình Chương

Tiết 1+2: Văn học :Tôi đi học

 - Thanh Tịnh-

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

B.Chuẩn bị:

-GV: Soạn bài, Xem lại bài Cổng trường mở ra( lớp 7), chân dung T.Tịnh

-HS: Soạn bài

C.Tiến trình dạy học:

I. Ổn định

II. Kiểm tra bài cũ:

 1. Hướng dẫn phương pháp học tập

 2. Em đã chuẩn bị cho ngày khai trường năm nay như thế nào? Tâm trạng của em có gì khác so với khai trường năm lớp 1 hoặc lớp 6?

 

doc 142 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 44 - Trường THCS Bình Chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1+2: Tôi đi học
Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Tiết 4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản 
 TUẦN 1 
Tiết 1+2: Văn học : Ngày soạn: 	10/8/2010	
 	- Thanh Tịnh- 
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B.Chuẩn bị:
-GV: Soạn bài, Xem lại bài Cổng trường mở ra( lớp 7), chân dung T.Tịnh
-HS: Soạn bài
C.Tiến trình dạy học:
I. Ổn định 
II. Kiểm tra bài cũ:
 1. Hướng dẫn phương pháp học tập 
 2. Em đã chuẩn bị cho ngày khai trường năm nay như thế nào? Tâm trạng của em có gì khác so với khai trường năm lớp 1 hoặc lớp 6?
 III. Bài mới :
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động cuả trò
 Ghi bảng 
Hoạt động 1: Giới thiệu chung 
+ Yêu cầu HS đọc chú thích *sgk, gv giới thiệu những nét cơ bản:
- Thanh Tịnh sáng tác nhiều lĩnh vực: truyện, thơ, ca dao, bút kí. Truyện ngắn của ông thường toát lên tình cảm êm dịu, trong trẻo. Văn của ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị vừa man mác buồn thương vừa ngọt ngào quyến luyến.
 -Tôi đi học là truyện ngắn cảm xúc, không thuộc loại truyện có xung đột xã hội.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
Đọc thiết tha, nhẹ nhàng, trong trẻo.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản.
- Văn bản có những nhân vật nào?
- Đọc chú thích *sgk/8, nghe gv giới thiệu.
- Đọc văn bản, đọc kĩ các chú thích 2,6,7.
- Nhân vật: Tôi, mẹ, ông đốc, 
I.Giới thiệu:
1. Tác giả(sgk)
2.Tôi đi học: Là truyện ngắn viết về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Trình tự diễn tả 
Ai là nhân vật chính?
+ Yêu cầu HS đọc đoạn văn từ đầu “...rộn ràng”
- Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật tôi những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên?
Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng.
-Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diến tả theo trình tự nào?
Hướng dẫn HS đọc- hiểu từng phần để tìm hiểu tâm trạng, cảm giác của
 nhân vật tôi.
- Khi cùng mẹ đến trường, nhân vật tôi cảm nhận như thế nào về khung cảnh xung quanh? Câu văn nào thể hiện điều đó?
- Vì sao cảnh vật vốn quen mà hôm nay lại lạ?
- Nhân vật tôi cũng tự nhận thấy mình như thế nào?
-Cậu bé đã nghĩ gì khi thấy những học trò cũ tự ôm được sách vở?
- Hình ảnh so sánh cho thấy tâm trạng cậu bé như thế nào?
- Cảnh sân trường lúc đó có gì nổi bật?
- Cậu bé thấy ngôi trường như thế nào?
- Hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa như thế nào?
Trước đó, khi chưa đi học cậu bé thấy đó chỉ là một nơi xa lạ, cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà khác trong làng
- Khi tả những người học trò lần đầu đến trường tác giả dùng hình ảnh so sánh nào?
+ Bình vẻ đẹp của hình ảnh so sánh: diễn tả chính xác, sinh động hình ảnh rất đáng yêu của những em nhỏ lần đầu đến trường với biết bao bỡ ngỡ và bao điều mới lạ phía trước
- Trong đoạn này, tác giả đã dùng phương thức gì? Miêu tả, biểu cảm, hay tự sự ?
 Sự kết hợp cả 3 phương thức khiến cho sự việc được kể sinh động, dạt dào cảm xúc
- Khi chỉ còn lại những học trò mới ở sân trường, “tôi” cảm thấy thế nào?
- Chuyện gì xảy ra khi các học trò mới phải rời tay người thân để vào lớp?
- Em có suy nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ khi xếp hàng vào lớp?
+ Khóc như phản ứng dây chuyền, những giọt nước mắt ngoan chứ không phải là vòi vĩnh; khóc nhưng là thừa nhận một điều :mình đã lớn rồi, mình phải ở lại đây để học 
- Hãy nhớ lại cảm xúc của chính em vào lúc đó trong ngày đầu tiên đi học
+ Hướng dẫn HS quan sát đoạn cuối.
- Vì sao trong khi xếp hàng vào lớp, cậu bé cảm thấy “ trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này”?
+ So sánh với những ngày đi chơi cả ngày vẫn không thấy xa mẹ chút nào.
- Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” khi bước vào lớp học.
- Những cảm giác đó cho thấy tình cảm của nhân vật đối với lớp học và việc học hành như thế nào?
 Đã có sự thay đổi tâm trạng so với khi ở ngoài sân trường.
- Đoạn cuối có 2 chi tiết :
+ Một con chim liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao. Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theonhưng tiếng phấn của thấy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về với cảnh thật”
 Những chi tiết đó nói thêm điều gì về nhân vật “tôi”?
 Chốt lại diễn biến tâm trạng.
 * Hướng dẫn HS tìm hiểu tình cả của người lớn dành cho các học trò nhỏ.
-Hình ảnh ông đốc được miêu tả như thế nào?
- Tình cảm của các phụ huynh thể hiện như thế nào?
- Thái độ của thầy giáo trẻ ra sao?
- Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em bé lần đầu đi học?
+ Qua hình ảnh những người lớn, chúng ta nhận ra trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường, đối với thế hệ tương lai. Đó là môi trường giáo dục ấm áp, là một nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết
-Em có nhận xét gì về nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này?
- Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em được tạo nên từ đâu?
 GV nhấn mạnh sức sống lâu bền của tác phẩm đối với nhiều thế hệ bạn đọc, liên hệ với bài Cổng trường mở ra để khẳng định điều
thầy giáo trẻ, những học sinh
Nhân vật chính là “tôi”
- HS đọc đoạn văn từ đầu “...rộn ràng”, nêu chi tiết:
+ Biến chuyển của trời đất cuối thu.
+ Hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu đến trường.
- Trình tự không gian và thời gian:
+ Cảm nhận của tôi trên đường cùng mẹ đến trường
(Buổi maingọn núi)
+ Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường
( Tiếp được nghỉ cả ngày nữa)
+ Cảm nhận của tôi khi ngồi trong lớp học.(còn lại)
- Cảnh vật dường như có sự thay đổi “ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ”
- Vì “ Chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi họckhông lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa”
+ Thấy mình trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới và mấy quyển vở mới trong tay.
+ Thử sức mình mang mấy quyển sách.
- “Chắc chỉ người thạo mới làm được”
- nhẹ nhàng , phấn khởi
- rất nhiều người, ai cũng ăn mặc đẹp, sáng sủa
- Trường Mĩ Lí vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấplòng đâm lo sợ vẩn vơ
 những cảm xúc trang nghiêm, thấy trường học thật lớn lao.
- “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”
Hình ảnh so sánh sinh động về tâm trạng của các em nhỏ lần đầu tới trường. Đề cao nhà trường, thể hiện khát vọng bay bổng của người học trò 
- Tác giả kết hợp cả 3 phương thức.
- Thấy mình chơ vơ, khi chờ nghe thầy đọc tên cảm thấy quả tim như ngừng đập, nghe gọi đến tên thì giật mình, lúng túng
- một cậu đứng đầu hàng khóctôi nức nở khóc theovài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ.
khóc vì lo sợ: phải tách khỏi người thân để bước vào một môi trường hoàn toàn mới lạ.
- HS tự bộc lộ.
- Vì “tôi” cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học. Cậu bé đã bước vào một thế giới riêng của mình, phải tự mình làm tất cả, không có mẹ bên cạnh như ở nhà.
- Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì tôi cũng thấy hay hay nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi lạm nhận là vật của riêng mình; nhìn người bạn chưa hề quen biết mà lòng vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào
- Những tình cảm trong sáng, mến yêu trường lớp và bạn bè; tự tin và sẵn sàng bước vào việc học hành.
- Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, nhưng yêu cả sự học hành để trưởng thành.
- Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động, tươi cười và nhẫn nại chờ chúng tôi.
- phụ huynh nhìn với cặp mắt lưu luyến
- thầy giáo trẻ tươi cười đón học sinh.
cảm xúc:
-Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng.
- Những kỉ niệm được diễn tả theo trình tự không gian và thời gian.
2. Cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên:
a. Trên con đường tới trường:
- Thấy cảnh vật khác lạ
-Cảm thấy mình đã lớn, trang trọng và đứng đắn
- Hình ảnh so sánh “làn mây” Tâm trạng lâng lâng, phấn chấn hoà với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
b.Khi đứng trước sân trường:
- Phép so sánh diễn tả những cảm xúc trang nghiêm.
- lo sợ vẩn vơ, thấy mình nhỏ bé.
- Hồi hộp chờ gọi tên mình, đến khi nghe gọi tên thì gịât mình lúng túng.
- Khóc vì lo sợ
c. Khi vào trong lớp học:
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật và bạn bè.
- Tự tin bước vào giờ học đầu tiên.
3. Thái độ của người lớn:
- ân cần, trìu mến.
III. Tổng kết
1. Đặc sắc nghệ thuật:
- kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm
- những hình ảnh trong sáng, giàu chất trữ tình.
2.Sức hấp dẫn: Chất trữ tình tha thiết từ tình huống đến cảm xúc, hình ảnh.
3. Nội dung( Ghi nhớ sgk/9)
IV. Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ
V. Dặn dò: 
- Hướng dẫn HS cách làm bài tập 1,2 ở nhà: 
+ BT1: Khái quát lại dòng cảm xúc của nhân vật theo trình tự thời gian, chỉ ra sự kết hợp tả- kể - biểu cảm.
+ BT2: Bài viết phải có cảm xúc, ấn tượng riêng.
- Xem trước tiết 3.
Tiết 3: TV	 Ngày soạn: 10/8/2010
A. Mục tiêu cần đạt:Giúp HS.
- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
B. Chuẩn bị.
	1.GV: Soạn bài.
	2.HS: Xem trước bài học.
C. Tiến trình dạy học.
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ: Ở lớp 7 các em đã học hai loại từ có quan hệ về nghĩa. Đó là 2 loại từ nào?
Đồng nghĩa.
Trái nghĩa.
III. Bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi a, b, c trong SGK.
a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?
b. -Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Vì sao?
- Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo? Vì sao
- Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa các từ cá rô, cá thu? Vì sao?
 1 ví dụ về 3 mức độ nghĩa để HS rõ hơn:
+ Động vật: Sinh vật có cảm giác và tự vận động được.
+ Cá: Động vật có xương sống, ở dưới nước. thở bằng mang, bơi bằng vây.
+ Cá thu: Cá biển, sống ở tầng mặt, thân dẹp, hình thoi, gốc đuôi dẹp.
c. Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
- Vậy có phải bao giờ một từ cũng chỉ có nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp không?
- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi nào?
VD: Sách có nghĩa rộng hơn từ ngữ nào?
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi nào?
VD: Nghĩa của các từ ngữ: rau cải, cà rốt, su hào, xà lách, khoai tây được bao hàm bởi nghĩa của một từ là từ nào?
- Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp không?
- VD: từ gà có nghĩa rộng hơn từ nào và hẹp hơn từ nào?
Dùng sơ đồ vòng tròn để biểu diễn mối quan hệ bao hàm.
Voi, hươu
Tu hú, sáo
Cá rô, cá thu
Chim Thú
 Cá
 Động vật
BT thêm: -Tìm từ có nghĩa rộng ...  tiếp , lựa chọn chi tiết miêu tả biểu cảm cho hợp với ngôi thứ nhất.
 Đóng vai Chị Dậu, xưng tôi kể lại câu chuyện, kết hợp động tác, cử chỉ, nét mặt.
 Nhận xét, đáng giá, bổ sung các ý trình bày của bạn.
II/ Luyện nói:
- Chuyển sang cách xưng hô ngôi thứ nhất: xưng tôi 
- Chuyển lời thoại trực tiếp thành lời thoại gián tiếp 
- Lựa chọn chi tiết miêu tả biểu cảm cho hợp với ngôi thứ nhất
IV. Củng cố: (3’)
? Tại sao phải thay đổi ngôi kể? Khi nào cần thay đổi ngôi kể? 
V/ Hướng dẫn học bài: (1’)
 -Về nhà học bài, đọc kỹ bài Câu ghép & trả lời các câu hỏi vào vở soạn – xem, nghiên cứu trước các bài tập .
 - Đọc kỹ các văn bản và trả lời các câu hỏi trong bài Tìm hiểu chung về văn thuyết minh . 
VI/ Rút kinh nghiệm:	
Ngày soạn: 25/9/2010 
Tiết 43: Tiếng Việt: CÂU GHÉP
A.Mục	tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 - Nắm được các đặc điểm của câu ghép .
 - Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép. 
 - Tích hợp kiến thức bài học với phần Văn và Tập làm văn.
B. Chuẩn bị:
	- GV: giáo án, SGK, bảng phụ chép ngữ liệu hướng dẫn học sinh phân tích. Tài liệu tham khảo có liên quan. 
	- HS: Đọc – Soạn bài trước ở nhà, SGK
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: 5’
 ? Thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng của biện pháp tu từ này? Cho vdụ minh hoạ.
	III. Bài mới: 
1/Giới thiệu bài mới: (1’) trực tiếp
2/Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu đặc điểm cảu câu ghép.
 -Gọi học sinh đọc đoạn văn trong mục 1 SGK 
 -Ghi những câu in đậm lên bảng phụ - treo lên cho học sinh quan sát. 
 ? Tìm các cụm c-v trong các câu in đậm .
 ? Phân tích cấu tạo của những câu có hai hợc nhiều cụm c-v.
F treo bảng phụ đã kẻ sẵn mẫu lên bảng.
 -Cho học sinh trình bày kết quả phân tích vào bảng.
- Hdẫn học sinh nhận xét→kết luận.
 ? Các câu trên, câu nào là câu đơn, câu là câu ghép?
? Câu ghép là loại câu như thế nào? 
-Cho học sinh đọc ghi nhớ 1 SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu cách nối các vế:
 ? Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục I .
? Trong mỗi câu ghép, các vế được nối với nhau bằng cách nào?
 ? Dựa vào kt đã học nêu thêm ví dụ về các cách nối các vế trong câu ghép?
( Cũng có thể dựa vào bài tập 2,4 để nêu ví dụ về câu ghép có cặp quan hệ từ hô ứng)
 ? Có mấy cách nối các vế câu?
-Cho học sinh đọc ghi nhớ 2 SGK 
 Đọc đoạn văn.
-Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu 
 Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các cụm c-v
 câu 1: 2cụm c-v nhỏ làm phụ ngữ cho động từ quên và nảy nở → lên bảng điền vào bảng phụ
-Nhận xét 
 -Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu 
-HS: 
-Đọc
- Tìm, phát hiện câu ghép → phát biểu ( câu 1,3,6)
Phát hiện, phát biểu 
(Câu 3,6 nối các vế bằng quan hệ từ vìnhưng, câu 7 vì câu 7 vế 2,3 & câu 1 không dùng từ nối )
-HS..
-Đọc ghi nhớ SGK 
I/ Đặc điểm của câu ghép:
1. Tìm hiểu BT SGK tr 111-112
Kiểu cấu tạo câu
Câu cụ thể
Câu có 1 cụm C-V
Buổi mai hôm ấydài và hẹp.
Câu có
2 hoặc nhiều cụm
C-V
Các cụm c-v nhỏ nằm trong cụm c-v lớn
Tôi quên thế nào quang đãng
Các cụm c-v không bao chứa nhau
Cảnh vật  hôm nay tôi đi học
2.Kết luận: Do hai hoặc nhiều cụm c-v không bao chứa nhau tạo thành, mối cụm c-v được coi là một vế câu.
II. Cách nối các vế câu:
 1.Tìm hiểu BT tr 112:
 2.Kết luận:
 Có hai cách nối các vế trong câu ghép: 
 - Dùng từ có tác dụng nối:
 + Nối bằng 1 quan hệ từ.
 + Nối bằng 1cặp quan hệ từ.
 + Nối bằng 1 phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau ( hô ứng).
 - Không dùng từ nối: giữa các vế câu cần có dấu , . 
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
 Gọi học sinh đọc bài tập 1 sgk
 Yêu cầu học sinh xác định → cho học sinh trình bày
 Hướng dẫn nhận xét, bổ sung,
sửa sai
Yêu cầu học sinh đặt câu
 Trình bày trước lớp
 Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung.
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập 3, 4 tương tự như bài tập 2
 Hướng dẫn học sinh cách làm bài tập 5 và cho các em về nhà làm vào vở bài tập.
Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu: xác định câu ghép và từ nối.
 Suy luận, trao đổi, phát hiện đặt câu
 Trình bày kquả trước lớp.
Nhận xét, bổ sung.
Suy luận, trao đổi, phát hiện làm các bài tập 3,4 như bài tập 2 
III/ Luyện tập:
 Bài tập 1:
 a) U van , Dần!
Dần hãy để,chị nữa.
- Chị conchứ!
- Sáng ngày không?
- Nếu Dần đấy
è đều nối bằng dấu phẩy.
 b) Cả hai câu đầu nối bằng dấu phẩy.
 c) Câu 2 nối bằng dấu hai chấm.
 d) Câu 3: bởi vì
 Bài tập 2:
 Ví dụ: Vì nó không học bài nên đã bị điểm kém.
 Bài tập 3: 
 Ví dụ: An không học bài nên đã bị điểm kém. → An đã bị điểm kém vì nó không học bài. 
Bài tập 4:
 Ví dụ: Nó vừa học một tiết đã than là mỏi mệt
 Bài tập 5:
IV. Củng cố: (2’)
? Câu ghép là câu như thế nào? 
V/ Hướng dẫn học bài: (1’)
 -Về nhà học bài, hoàn thiện bài tập 5 vào vở è đọc kỹ bài Câu ghép( phần tt) & trả lời các câu hỏi vào vở soạn – xem, nghiên cứu trước các bài tập .
 - Đọc kỹ các văn bản và trả lời các câu hỏi trong bài Tìm hiểu chung về văn thuyết minh . 
VI/ Rút kinh nghiệm:	
Ngày soạn: 25/9/2010 
Tiết 44: TLV:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
A.Mục	tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 - Hiểu được như thế nào là văn bản thuyết minh và vị trí, vai trò của nó trong đời sống con người
 - Phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận 
B. Chuẩn bị:
	- GV: giáo án, SGK, bảng phụ chép ngữ liệu hướng dẫn học sinh phân tích. Tài liệu tham khảo có liên quan. 
	- HS: Đọc – Soạn bài trước ở nhà, SGK
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: 1’ KT chuẩn bị của học sinh.
	III. Bài mới: 
1/Giới thiệu bài mới: (1’) từ các văn bản đã học → dẫn vào bài
2/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu vai trò, đặc điểm của văn bản thuyết minh: 
Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi – làn lượt từng văn bản 
? Văn bản trình bày vấn đề gì
 Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung 
 Chốt lại vấn đề.
? Trong thực tế, khi nào ta dùng các loại văn bản đó?
? Ta thường gặp các loại văn bản đó ở đâu? (nơigthiệu)
? Kể thêm vài văn bản cùng loại mà em biết.
Học sinh thảo luận nhóm giải quyết các y/cầu của mục I.2 SGK 
GV nêu câu hỏi.
 ? Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm được không? Vì sao, chúng khác các văn bản ấy ở chỗ nào?
 è đây là kiểu văn bản khác: văn bản thuyết minh.
 ? Các văn bản trên có đặc điểm chung gì làm chúng thành một kiểu riêng ?
( đặc điểm tiêu biểu của đối tượng: Dừa: thân,lá,nước cùi, sọ,như thế nào? Lá: tế bào,ánh sáng, sự hấp thụ ánh sáng như thế nào ? Huế: cảnh sắc, các công trình ktrúc, các món ăn như thế nào?
Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung → rút ra kết luận
( Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt)
? Các văn bản trên thuyết minh về đ.tượng bằng những phương pháp nào?
? Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì ?
? Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản như thế nào? ( mục đích, phương pháp trình bày)
? Tri thức trong loại văn bản này đòi hỏi như thế nào? Cần phải trình bày như thế nào?
 -Hướng dẫn học sinh chốt ý chính
 Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập: 
 Gọi học sinh đọc 2 văn bản trong bài tập 1
? Dựa vào kiến thức vừa học, xã định đây có phải là văn bản t. minh không? Vì sao ( cung cấp kiến thức gì?)
 ? Văn bản Thông tin năm 2000 thuộc kiểu văn bản gì?
 Yếu tố thuyết minh có tác dụng gì?
Nêu y/cầu bài tập 3 – cho học sinh suy nghĩ. Gọi 2-3 học sinh khá phát biểu.
Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung → chốy ý chính.
 Đọc các văn bản 
Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu 
Văn bản “Cây dừa .” Trình bày lợi ích của cây dừa. Lợi ích gắn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có (cây dừa ở Bình Định)
Văn bản “Tại sao lá cây” giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh
Văn bản Huế Giới thiệu Huế như một trung tâm văn hoá Nt lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế
 - Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu : Khi cần có hiểu biế khách quan về đối tượng (svật, hiện tượng, sự kiện
 VÍ Dụ: Thông tin về ngày 2000
- Tập trung thảo luận nhóm các y/cầu 
Trả lời câu hỏi:
 → Không phải: ko có sự việc nhân vật như tự sự, ko có cảnh sắc, con người, cảm xúc như miêu tả, ko có luận điểm, luận cứ, luận chứng như nghị luận .
-Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu : .
- Cung cấp tri thức khách quan về đối tượng để người đọc hiểu đúng đắn và đâỳ đủ về đ.tượng- Không có các y.tố hư cấu, tưởng tượng, tránh bộc lộ cảm xúc chủ quan. Mục đích: giúp người đọc nhận thức về đối tượng như nó vốn có trong thực tế chứ ko phải giúp họ có cảm hứng thưởng thức 1 htượng nghệ thuật xây dựng bằng hư cấu, tưởng tượng
- Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu : Trình bày, giới thiệu, giải thích
 - Quan sát, suy ngẫm, phát biểu : 
Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, hấp dẫn
 Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu 
 -Chốt k thức
-Đọc Ghi nhớ: SGK 
Đọc bài tập 1
 Dựa vào kiến thsc vừa học- xã định, phát biểu.
 Nhận xét 
 Nhận xét, bổ sung.
Nhớ lại kiểu văn bản đã xác định trong bài tập 1 → nêu tác dụng của yếu tố thuyết minh.
Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu 
Nhận xét, bổ sung 
I/ Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:
 1.Văn bản thuyết minh trong đời sống con người: 
2. đặc điểm chung của văn bản thuyết minh: 
- Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng bằng các phương thức: trình bày, gải thích, giới thiệu nhằm cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp hiểu biết đầy đủ về sự vật, hiện tượng.
- Trình bày đtượng một cách khách quan, không hư cấu, tưởng tượng, suy luận, tôn trọng sự thật.
-Trình bày rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, hấp dẫn.
* Ghi nhớ: SGK 
II/ Luyện tập: 
Bài tập 1:
 Văn bản cung cấp kiến thức lịch sử.
 Văn bản cung cấp kiến thức sinh vật.
è văn bản thuyết minh.
Bài tập 2:
 Văn bản nhật dụng thuộc kiểu nghị luận → có thuyết minh: g.thiệu tác hại của bao bì ni lông.
Bài tập 3:
èCần có y.tố thuyết minh vì khi đưa  vào sẽ giúp người đọc dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.
IV. Củng cố: 
? Em hiểu như thế nào về tác dụng của thuyết minh ? Em cần sử dụng loại văn bản này như thế nào, vào lúc nào trong cuộc sống ? Theo em loại văn bản này có quan trọng không? 
V/ Hướng dẫn học bài: (1’)
 -Về nhà học bài, n. cứu kĩ và soạn bài Phương pháp thuyết minh ( trả lời các câu hỏi trong bài vào vở soạn bài) 
 Đọc kĩ văn bản Ôn dịch thuốc lá - xem kĩ phần chú thích và trả lời trước các câu hỏi đọc hiểu văn bản vào vở . Xem& điều tra bài luyện tập số 1, suy nghĩ thực hiện bài luyện tập số 2
VI/ Rút kinh nghiệm:	
Tuaàn 12
Tiết 45: Ôn dịch thuốc lá
Tiết 46: Câu ghép (tt)
Tiết 47: Phương pháp thuết minh
Tiết 48: Trả bài KT văn, bài TLV số 2

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8(33).doc