I/ Mục tiêu cần đạt.
1/ Kiến thức.
Nhận diện cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn khiến chúng liền mạch, liền ý.
2/ Kĩ năng.
Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
3/ Thái độ.
Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.
II/ Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ
- HS : Tìm các cách liên kết các đoạn văn mà em đã sử dụng
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở
IV/ Tổ chức giờ học.
1/ Tổ chức: Sĩ số 8a: 8b:
2/ Kiểm tra
(?) Em thường sử dụng các cách liên kết các đoạn văn nào ?
Bài số 4, tiết 16, Liên kết các đoạn văn trọng văn bản NS: 12/09/2009 NG: 15/09/2009 I/ Mục tiêu cần đạt. 1/ Kiến thức. Nhận diện cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn khiến chúng liền mạch, liền ý. 2/ Kĩ năng. Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ. 3/ Thái độ. Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức. II/ Đồ dùng dạy học. GV: Bảng phụ HS : Tìm các cách liên kết các đoạn văn mà em đã sử dụng III/ Phương pháp Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở IV/ Tổ chức giờ học. 1/ Tổ chức: Sĩ số 8a: 8b: 2/ Kiểm tra (?) Em thường sử dụng các cách liên kết các đoạn văn nào ? 3/ Bài mới. HĐ của thầy và trò T/g Nội dung chính HĐ1. Khởi động - Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức cũ để định hướng nội dung kiến thức sẽ tiếp thu ở trong tiết học. - Cách tiến hành: Gv dùng lời nói để dẫn dắt HS tới kiến thức sẽ tiếp thu. Liên kết đoạn văn là làm cho các ý của đoạn văn liền mạch với nhau tạo chỉnh thể cho văn bản .Vậy muốn liên kết cách đoạn văn cần phải sử dụng các phương tiện liên kết nào Chúng ta cúng tìm hiểu nội dung bài học . HĐ2. Hình thành kiến thức mới. - Mục tiêu: Nhận biết được tác dụng và cách liên kết các đoạn văn trong văn bản. - Cách tiến hành: Gv sử dụng bảng phụ Hs đọc (?) Cho biết nội dung chính của đoạn 1? đoạn 2? - Đoạn 1: Tả cảnh sân trường Mỹ Lý trong ngày tựu trường - Đoạn 2: Nêu cảm giác của nhân vật tôi một lần ghé qua thăm trường trước đây. (?) Hai đoạn văn trên có mối liên hệ gì không ? Tại sao ? Hai đoạn văn này tuy cùng viết về một ngôi trường nhưng dưới việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau. Theo lôgíc thông thường thì cảm giác đó phải là cảm giác ở thời điểm hiện tại khi chứng kiến ngày tựu trường. Bởi vậy, người đọc sẽ thấy hụt hẫng khi đọc đoạn văn sau. Gv sử dụng bảng phụ thứ 2 Hs đọc (?) Só sánh điểm khác nhau về hình thức giữa hai đoạn văn ở hai bảng phụ? Thêm Trước đó mấy hôm (?) Cụm từ Trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2 ? Bổ sung ý nghĩa về thời gian phát biểu cảm nghĩ cho đoạn văn. (?) Theo em, với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau ntn ? Tạo ra sự liên kết về nội dung và hình thức với đoạn văn thứ nhất. Do đó, hai đoạn văn trên trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau. (?) Cụm từ Trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn văn, hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản ? Liên kết các đoạn văn trong văn bản nhằm mục đích làm cho ý của các đoạn văn vừa phân biệt nhau, vừa liền mạch với nhau một cách hợp lý, tạo tính chỉnh thể cho văn bản. Hs đọc (?) Hai đoạn văn trên liệt kê 2 khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào? Đó là hai khâu tìm hiểu và cảm thụ. (?) Tìm từ ngữ liên kết hai đoạn văn trên? Từ ngữ liên kết hai đoạn văn trên là: "Sau khâu tìm hiểu" GV: Đó là quan hệ liệt kê. Để liên kết các đoạn văn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ liệt kê. (?) Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê? GV: Để chuyển đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Đó là các từ: Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra, trở lên, sau hết. Hs đọc (?) Tìm quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên? Tìm từ ngữ liên kết giữa chúng? - Hai đoạn văn trên có quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau, nhờ có sử dụng phương tiện liên kết. Đoạn 1 nói về cảm giác nhân vật tôi trước đây về ngôi trường Mỹ Lý. Đoạn 2 nói về cảm giác của nhân vật tôi ở hiện tại cũng về ngôi trường này. - Từ ngữ liên kết hai đoạn văn trên là từ "Nhưng". GV: Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ ngữ biểu thị ý nghĩa đối lập. (?) Hãy tìm thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập? Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, tương phản nhau, ta thường dùng các từ ngữ biểu thị ý tương phản đối lập. Đó là những từ: nhưng, trái lại, ngược lại, thế mà, tuy vậy, tuy nhiên, song, vậy mà, nhưng mà, (?) "Đó" thuộc từ loại nào? " Trước đó" là khi nào? - Từ "đó" thuộc từ loại đại từ dùng để thay thế ( 1 số từ cùng từ loại với từ "Đó" là: đó, này, kia, ấy, nọ) - "Trước đó": trong đoạn văn này có nghĩa là trước ngày khai trường đầu tiên của nhân vật "tôi". Gv: Chỉ từ, đại từ cũng được làm phương tiện liên két đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này ? Một số từ cùng từ loại với từ "Đó" là: đó, này, kia, ấy, nọ Hs đọc (?) Phân tích mối quan hệ giữa hai đoạn văn trên? Tìm từ ngữ liên kết hai đoạn văn đó? - Hai đoạn văn trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đoạn 1 nói về Bác viết gì cũng đưa cho 1 số đồng chí xem lại để góp ý sửa chữa. Đoạn văn 2 khái quát ý nghĩa của đoạn trước đó và đoạn 1, rút ra nhận định: Viết cũng như là mọi việc khác, cần có chí, chớ có dốt, cần có sự phê bình và tự phê bình để tiến bộ. - Từ ngữ liên kết 2 đoạn văn trên là " Nói tóm lại". GV: Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng kết, khái quát, ta thường dùng các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc. (?) Hãy kể tiếp các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát ? Nói tóm lại, tóm lại, nhìn chung, suy cho cùng, xét cho cùng, tổng kết lại, khái quát lại, nói một cách tổng quát thì, nói cho cùng, có thể nói. (?) Có thể dùng những từ ngữ nào để có tác dụng liên kết ? Hs đọc bài tập trong SGK Tr 53. (?) Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn trên? Câu liên kết hai đoạn văn trên là câu: "ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!" (?) Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết hai đoạn văn? Câu văn trên có tác dụng liên kết vì nó nhắc đến nội dung của đoạn văn trên và bao hàm ý nghĩa giới thiệu nội dung của đoạn văn đang chuẩn bị triển khai hay nói cách khác là: Câu nối đó nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ "bố đóng sách cho mà đi học" trong đoạn văn trên. HĐ3. HDHS rút ra kết luận. - Mục tiêu: Rút ra đươc vai trò của liên kết và các cách liên kết. - Cách tiến hành: (?) Liên kết có tác dụng gì ? Có những cách nào để liên kết đoạn văn ? Hs đọc ghi nhớ (?) Cần nắm được các đơn vị kiến thức nào trong ghi nhớ ? HĐ4. HDHS làm bài tập - Mục tiêu: Hs nắm được yêu cầu bài tập và giải chúng. - Cách tiến hành: Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập. Hs hoạt động cá nhân Hs trả lời Hs khác nhận xét Gv chốt Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập. Hs hoạt động cá nhân Hs trả lời Hs khác nhận xét Gv chốt 1’ 7’ 20’ 2’ 12’ I/ Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản. 1/ Bài tập. 2/ Tìm hiểu. Cụm từ Trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa về thời gian phát biểu cảm nghĩ cho đoạn văn. Tác dụng: Tạo ra sự liên kết về nội dung và hình thức với đoạn văn thứ nhất. Do đó, hai đoạn văn trên trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau. II/ Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản. 1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn. */ Bài tập 1.( SGK Tr 51). Dùng các từ ngữ liên kết có tác dụng liệt kê: Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra, trở lên, sau hết. */ Bài tập 2(SGK Tr 51-52). Dùng từ có liên kết đoạn văn có ý nghĩa đối lập, tương phản nhau : nhưng, trái lại, ngược lại, thế mà, tuy vậy, tuy nhiên, song, vậy mà, nhưng mà, */ Bài tập 3 (SGK Tr 50-51). Dùng chỉ từ, đại từ để liên kết: đó, này, kia, ấy, nọ */ Bài tập 4 (SGK Tr 52). Dùng các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát để liên kết: Nói tóm lại, tóm lại, nhìn chung, suy cho cùng, xét cho cùng, tổng kết lại, khái quát lại, nói một cách tổng quát thì, nói cho cùng, có thể nói. 2/ Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn. Câu liên kết hai đoạn văn trên là câu: "ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!" III/ Ghi nhớ (SGK Tr 53). Tác dụng của liên kết Các cách liên kết. IV/ Luyện tập. Bài tập 1 (SGK Tr 53-54). Từ ngữ có tác dụng liên kết. a. Từ ngữ liên kết là: "Nói như vậy" (chỉ ý nghĩa tổng kết, khái quát) b. "Thế mà" (Chỉ ý nghĩa đối lập, tương phản) c. "Cũng" (Chỉ ý nghĩa liệt kê); "Tuy nhiên" (Chỉ ý nghĩa đối lập) Bài tập 2 (SGK Tr 54-55). Từ hoặc câu có tác dụng liên kết a. "Từ đó" b. "Nói tóm lại" c. "Song" d. "Đi bộ đội hay đi học?" 4/ Củng cố (?) Có những cách nào để liên kết ? Gv hệ thống kiến thức. 5/ HDHT - Học bài và hoàn thiện bài tập 3 Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 3(SGK Tr 55) * Yêu cầu: - Về hình thức: Viết một số đoạn văn: 2 hoặc 3 hoặc 4 đoạn văn ngắn (theo đúng nghĩa đoạn văn) - Về nội dung: + Chứng minh ý kiến: "Cái đoạn chị Dậu .tuyệt khéo" + Có dùng các phương tiện liên kết các đoạn văn đó như dùng từ ngữ (Liệt kê, đối lập tương phản, tổng kết khái quát) và dùng câu nối. Chuẩn bị: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. –––––––––––––––––––––––––––––––––
Tài liệu đính kèm: