Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu cần đạt.

1/ Kiến thức.

 Nhận diện thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.

2/ Kĩ năng.

Rèn các kĩ năng sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh trong giao tiếp.

3/ Thái độ.

Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.

Có ý thức sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh để tăng tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.

II/ Đồ dùng dạy học.

- GV: Bảng phụ

- HS : Tìm các từ, ngữ mô phỏng âm thanh, hình ảnh

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở

IV/ Tổ chức giờ học.

1/ Tổ chức: Sĩ số 8a: 8b:

2/ Kiểm tra

(?) Thế nào là trường từ vựng ? Lấy ví dụ ?

3/ Bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1350Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 4, tiết 15, từ tượng hình, từ tượng thanh
NS: 11/09/2009
NG: 14/09/2009
I/ Mục tiêu cần đạt.
1/ Kiến thức.
	Nhận diện thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
2/ Kĩ năng.
Rèn các kĩ năng sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh trong giao tiếp.
3/ Thái độ.
Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.
Có ý thức sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh để tăng tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ
HS : Tìm các từ, ngữ mô phỏng âm thanh, hình ảnh
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở
IV/ Tổ chức giờ học.
1/ Tổ chức: Sĩ số	8a:	8b:
2/ Kiểm tra
(?) Thế nào là trường từ vựng ? Lấy ví dụ ?
3/ Bài mới.
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
HĐ1. Khởi động
- Mục tiêu:
Nhắc lại kiến thức cũ để định hướng nội dung kiến thức sẽ tiếp thu ở trong tiết học.
- Cách tiến hành:
Gv dùng lời nói để dẫn dắt HS tới kiến thức sẽ tiếp thu. 
Trong khi nói và viết để cho lời văn thêm sinh động , gợi cảm người ta thường sử dụng loại từ tượng hình , từ tượng thanh để biểu đạt . Vậy từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay .
HĐ2. Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: 
Nhận diện đặc điểm và công dụng từ tượng hình và từ tượng thanh.
- ĐDDH: Bảng phụ
- Cách tiến hành:
Hs đọc bài tập trong SGK.
(?) Cho biết trong các từ gạch chân trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người ?
(?) Qua bài tập trên, em hiểu thế nào là từ tượng hình ?
Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ trạng thái của sự vật.
(?) Qua bài tập trên, em hiểu thế nào là từ tượng thanh ?
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người.
(?) Những gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự?
 Bài tập nhanh:
(?) Tìm những từ ngữ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn sau:
"Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng."
 (Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố)
- Từ tượng hình : uể oải , run rẩy .
- Từ tượng thanh : sầm sập .
HĐ3. HDHS rút ra ghi nhớ.
- Mục tiêu: Rút ra được khái niệm và công dụng của từ tượng hình và tượng thanh.
- Cách tiến hành:
(?) Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là từ tượng hình ? từ tượng thanh ?
Chúng có công dụng gì ?
Hs đọc ghi nhớ
(?) Qua ghi nhớ, em cần nắm được mấy đơn vị kiến thức ?
HĐ4. HDHS làm bài tập.
- Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu bài tập và làm được bài tập.
- Cách tiến hành.
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
HS hoạt động cá nhân
Hs lên bảng làm
Hs nhận xét, Gv chốt
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
Gv tổ chức thi giữa các cá nhân
Gv chọn 5 em Hs làm xong nhanh nhất để chấm
Hs khác nhận xét, Gv chốt.
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
Hđ nhóm 4 (3’)
Đại diện các nhóm báo cáo
Gv nhận xét, chốt.
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
Hs hoạt động cá nhân
Hs trả lời
Hs khác nhận xét
Gv nhận xét, chốt
2’
20’
2’
20’
I/ Đặc điểm, công dụng.
1/ Bài tập (Đoạn văn trong SGK Tr 49)
2/ Tìn hiểu
*/ Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật là: mốm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc.
*/ Những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người là: hu hu, ư ử.
*/ Công dụng: Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự
II/ Ghi nhớ
- Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Công dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
III/ Luyện tập.
Bài tập 1 (SGK Tr 49 - 50).
Từ tượng hình: rón rén, lẻo khẻo, chỏng quèo
Từ tượng thanh: xoàn xoạt, bịch, bốp
Bài tập 2 (SGK Tr 50)
5 từ tường hình:
lò dò, lom khom, lêu đêu, lè tè thon thả, phốp pháp...
Bài tập 3 (SGK Tr 50).
- Ha hả : tiếng cười to , tỏ ra khoái chí .
- Hì hì : vừa phải , thích thú có vẻ hiền lành .
- Hô hố : cười to và thô lỗ , gây cảm giác khó chịu cho người khác .
- Hơ hớ : to , hơi vô duyên .
Bài tập 4 (SGK Tr 50)
Đặt câu:
- Gió thổi ào ào, nhưng vẫn nghe rõ những tiếng cành khô gẫy lắc rắc.
- Cô bé khóc, nước mắt rơi lã chã.
- Trên cành đào đã lấm tấm những nụ hoa.
- Đêm tối, trên con đường khúc khuỷu thấp thoáng những đốm sáng đom đóm lập loè.
- Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn kiên nhẫn kêo tích tắc suốt đêm.
- Mưa rơi lộp bộp trên những tàu lá chuối.
- Đàn vịt đang lạch bạch về chuồng.
- Người đàn ông cất tiếng ồm ồm.
4/ Củng cố.
1. Từ nào dứơi đây không phải là từ tượng hình
A. Xôn xao 	B. rượi 	C. xộc xệch 	D. xồng xộc
2.Trong các nhóm nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lý
A. vi vu, ngào ngạt, lóng lánh, xa xa
B. thất thểu, lò dò, chồm hổm, chập chững, rón rén
C. thông thả, khoan thai, vội vàng, rốc rách
D. Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì
	Gv hệ thống kiến thức bài.
5/ HDHT.
Học bài và tập viết các đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh.
Chuẩn bị: Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
 Có những cách nào để liên kết đoạn văn mà em biết ?
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 15.doc