Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 106: Thuế máu - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 106: Thuế máu - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A. Mục tiêu. Giúp HS :

- Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh khốc liệt.Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bốc lột

'' thuế máu'' theo trình tự miêu tả của tác giả.

- Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận.

- Rèn kĩ năng đọc văn chính luận, tìm hiểu, phân tích nghệ thuật trào phúng sắc bén, yếu tố biểu cảm trong phóng sự.

- GD HS sự căm thù giặc, tình yêu nước.

B.Chuẩn bị.

 I .Giáo viên : - Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.

 - Một số tranh ảnh lịch sử.

 - Nghiên cứu nội dung bài giảng.

 II. Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của GV.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1924Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 106: Thuế máu - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 20/3/07.
Tiết 106 : THUẾ MÁU.
 Nguyễn Ái Quốc.
A. Mục tiêu. Giúp HS : 
- Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh khốc liệt.Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bốc lột 
'' thuế máu'' theo trình tự miêu tả của tác giả.
- Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận. 
- Rèn kĩ năng đọc văn chính luận, tìm hiểu, phân tích nghệ thuật trào phúng sắc bén, yếu tố biểu cảm trong phóng sự.
- GD HS sự căm thù giặc, tình yêu nước.
B.Chuẩn bị.
 I .Giáo viên : - Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
 - Một số tranh ảnh lịch sử.
 - Nghiên cứu nội dung bài giảng.
 II. Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của GV.
C. Tiến trình lên lớp.
 I. Ổn định tổ chức:1p
 II .Bài cũ:5p
 Những chủ trương , ý kiến của Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung là gì ? Những ý kiến đó ý kiến nào ngày nay cần phải phát huy ?
 III. Bài mới.
 Giới thiệu bài :2p Lên án chủ nghĩa thực dân Pháp là một trong chủ đề quan trọng hàng đầu đối với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn hoạt động cách mạng những năm 20 của thế kỉ XX .Người viết Bản án chế độ thực dân Pháp bằng tiếng Pháp và coi đó là nhiệm vụ cách mạng to lớn.
Tg
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức
12’
13’
7’
Hoạt động 1:
Nêu rõ các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính của bọn thực dân?
Trong khi làm những điều trên chính phủ thực dân đã rêu rao như thế nào?
Người dân thuộc địa có thực tình nguyện như lời bịp bợm của bon toàn quyền không?
Hoạt động 2:
Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào?
Em có cảm nhận gì về nỗi khổ này của người dân bản xứ?
Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với người dân thuộc địa sau khi đã bóc lột hết thuế máu của họ?
Hoạt động 3:
Gv yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. Gv nhấn mạnh ý chính.
2. Chế độ lính tình nguyện:
* Các thủ đoạn: Mánh khoé bắt lính của bọn thực dân,
- Tiến hành lùng soát ,vây bắt và cưỡng bức người phải đi lính,
- Lợi dụng việc đi lính mà doạ nạt, xoay xở kiếm tiền đối với các nhà giàu.
- Sẵn sàng trói nhốt người ta như trói súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu người dân có chóng đối.
* Lời lẽ bịp bợm của kẻ cầm quyền:
- Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dương → lừa bịp ,trơ trẻn.
Sự thực dùng vũ lực để bắt lính không hề có một sự tình nguyện nào cả.
3. Kết quả của sự hi sinh.
- Sau chiến tranh người dân thuộc địa trở lại giống người hèn hạ,
- Sự hi sinh chẳng mang lại lợi ích gì cho họ.
- Họ bị tước đoạt hết của cải đánh đập vô cớ, bị đối xử thô bạo như súc vật.
→Thái độ của chính quyền thực dân lật lọng, trắng trợn, tàn nhẫn. 
4. Nghệ thuật:
 -Nghệ thuật châm biếm.
- Sử dụng yếu tố biểu cảm.
* Ghi nhớ: SGK.
 IV Củng cố - Dặn dò:5p
 1 .Củng cố : Giải thích ý nghĩa nhan đề. Mâu thuẩn cơ bản trong toàn văn bản là gì 
 2. Dặn dò : Học bài, soạn bài mới “ Hội thoại”. Tìm hiểu hệ thống câu hỏi.Mỗi tổ chọn và xây dựng một tình huống.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt 106.doc