TIẾT 13 LÃO HẠC (Tiết 1)
( Nam Cao)
A- Mục tiêu bài học
- Qua tình cảnh cùng khổ và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, HS hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân Việt Nam trước CMT8.
- Rèn HS các kỹ năng phân tích , tìm hiểu nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại qua hình dáng.kỹ năng đọc diễn cảm.
B- Đồ dùng – phương tiện
GV: Soạn giáo án, chân dung Nam Cao. Nam Cao toàn tập t1.
HS: Học bài cũ, soạn bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động
1- ổn định
2- Kiểm tra bài cũ:
- Từ các nhân vật Chị Dậu, anh Dậu và bà lão hàng xóm, đặc biệt là nhân vật chị Dậu , em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm cách của người nông dân Việt Nam trước CM T8?
- Từ các nhân vật cai lệ và người nhà lý trưởng, có thể khái quát điều gì về bản chất của chế độ thực dân nửa phong kiến Việt Nam trước CM T8?
Ngày dạy: 14.9.09 Tiết 13 Lão Hạc (Tiết 1) ( Nam Cao) A- Mục tiêu bài học - Qua tình cảnh cùng khổ và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, HS hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân Việt Nam trước CMT8. - Rèn HS các kỹ năng phân tích , tìm hiểu nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại qua hình dáng...kỹ năng đọc diễn cảm. B- Đồ dùng – phương tiện GV: Soạn giáo án, chân dung Nam Cao. Nam Cao toàn tập t1. HS: Học bài cũ, soạn bài. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động 1- ổn định 2- Kiểm tra bài cũ: - Từ các nhân vật Chị Dậu, anh Dậu và bà lão hàng xóm, đặc biệt là nhân vật chị Dậu , em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm cách của người nông dân Việt Nam trước CM T8? - Từ các nhân vật cai lệ và người nhà lý trưởng, có thể khái quát điều gì về bản chất của chế độ thực dân nửa phong kiến Việt Nam trước CM T8? 3- Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt *Hoạt động 1: GTB: ở Tức nước vỡ bờ ta bắt gặp hình ảnh người phụ nữ nông dân, hiểu được cuộc sống của họ thời kì phong kiến. Chúng ta một lần nữa bắt gặp một người nông dân trong tác phẩm cùng tên Lão Hạc. * Hoạt động 2: HD tìm hiểu chung H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nam Cao? GV giới thiệu một số nét về tác giả. HS quan sát chân dung Nam Cao. H: Kể tên những sáng tác tiêu biểu của Nam Cao? Nêu xuất xứ của truyện ngắn "Lão Hạc"? GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc mẫu. Gọi 2 HS đọc. GV: Tóm tắt nội dung đoạn chữ nhỏ. GV: Yêu cầu học sinh giải thích một số từ khó: Thắt lưng buộc bụng; Cắn rơm, cắn cỏ; bả. trong 43 chú thích SGK. H: Dựa vào nội dung của VB, cho biết văn bản có thể chia mấy phần? Nội dung của từng phần là gì? * Hoạt động 3: HD tìm hiểu văn bản H: VB có mấy nhân vật? Nhân vật chính là ai? Vì sao? H: Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Thuộc ngôi kể nào? Tác dụng của ngôi kể này? H: Theo dõi, phần chữ nhỏ, cho biết Lão Hạc đang sống trong hoàn cảnh ntn? H: Vậy em có nhận xét gì về tình cảnh hiện này của Lão? H: Tình cảm của lão Hạc với cậu vàng ntn? H: Tại sao lão lại có tình cảm như vậy với cậu Vàng? (kỷ vật của người con ) H: Lý do vì sao khiến Lão Hạc phải bán cậu Vàng? (Lão quá nghèo, sau khi ốm cuộc sống của lão càng khó khăn, gặp cảnh khốn cùng lão nuôi thân không nổi ăn vào tiền dành dụng cho con) H: Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thái độ tâm trạng của Lão Hạc khi lão kể chuyện bán cậu vàng với ông giáo? H: Đôi mắt ầng ậng nước là đôi mắt ntn? Diễn tả tâm trọng già của Lão Hạc? (Nước mắt dâng lên, sắp tràn ra ngoài mi mắt, nỗi đau khổ trào dâng lên khoé mắt...). H: Động từ ép trong câu văn: N nếp ....chảy ra, có sức gợi tả ntn? H: Qua việc miêu tả tâm trạng LH khi bán chó, em thấy Lão Hạc lúc này ntn? H: VS lão lại có tâm trạng ấy? H: Lão Hạc còn phân trần, kể lể với ông giáo những gì? H: Em có nhận xét già về lời phân trần của Lão Hạc?( Đây là lời phân trần hay chính là lời sám hối , lời tự than, tự trách của một tâm hồn nhân hậu.) H: Qua diễn biến tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán cậu vàng, em thấy Lão Hạc là người ntn? H: LH sang nhờ ông giáo việc gì? H: Mảnh vườn và món tiền ấy có ý nghĩa ntn đối với LH? (Mảnh vườn tài sản duy nhất dành cho con, là danh dự của kẻ làm cha, món tiền danh dựcủa kẻ làm người.) H: Tsao LH đem gửi mảnh vuờn và số tiền mà không để nuôi sống lão? (vì danh dự của người làm cha. danh dự con người lão không thể tiêu vào số tiền đó được) H: Em nghĩ gì về việc LH từ chối mọi sự giúp đỡ? H: Qua những việc làm của LH dành cho con, em thấy LH là người ntn? GV: Qua những việc làm của LH, đã có thể cho rằng đó là một sự gàn dở: Cho lão chết, ai bảo lão có tiền mà chịu khổ? Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ...? I- Tìm hiểu chung 1- Tác giả, tác phẩm a- Tác giả: Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn , truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội. Ngòi bút Nam Cao mang đậm nét hiện thực và nhân đạo sâu sắc. b-Tác phẩm: Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao. 2- Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục a. Đọc, tìm hiểu chú thích b. Bố cục. - Phần 1: Từ đầu...thêm đáng buồn. Những việc làm của Lão Hạc trước khi chết. - P2: Còn lại, cái chết của Lão Hạc II- Tìm hiểu văn bản 1- Nhân vật Lão Hạc a- Tình cảnh Lão Hạc - Nghèo: Tài sản ở sào vườn, 1 túp lều... - Vợ mất sớm, cảnh gà trống nuôi con. - Cô đơn: Con đi đồn điền cao su.. - Tai hoạ dồn dập : ốm, bão.. =>Lão Hạc đang trong tình cảnh đáng thương, bi thảm. b- Tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán cậu vàng -Lão Hạc rất yêu quý con chó: gọi là cậu Vàng, như một bà hiếm hoi gọi đứa con là cầu tự . - Cười như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt co rúm lại, vết nhăn xô lại, ép cho nước mắt chảy ra, miệng mếu như con nít, hu hu khóc.. =>Lão Hạc hiện lên với nét mặt, thân hình và tâm trọng thật thê thảm đáng thương, lão bán chó vì thương con, nhưng lại dằn vặt như thấy mình phạm lỗi. - này....A! lão già tệ lắm tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à... => Qua những nét ngoại hình đến lời ăn năn , sám hối lão Hạc là một lão nông chất phác, hiền lành, nhân hậu. c- Những việc làm của LH dành cho con. - Gửi ông giáo mảnh vườn, món tiền. => Lão Hạc là một người cha hết lòng thương yêu con, sẵn sàng hy sinh vì con , một người cha giàu lòng tự trọng, coi trọng bổn phận làm cha, coi trọng danh giá làm người. 4. Củng cố -Cho biết những nét giống nhau về số phận, tính cách của Lão Hạc và chị Dậu ? 5. HD về nhà -Tìm hiểu tiếp về cái chết của lão Hạc.
Tài liệu đính kèm: