Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 60

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 60

 Bài 1 : Tiết 1: Văn bản: TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh)

 I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Giúp HS

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.

 2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật Tôi - người kể chuyện liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường của bản thân.

 3. Giáo dục tư tưởng tình cảm:

- Tình cảm tha thiết của tác giả đối với tuổi thơ, bạn bè và mái trường quê hương thân yêu.

 II. Chuẩn bị:

 1. Thầy:

Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.

 2. Trò:

Soạn bài theo yêu cầu SGK.

 II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1. KTBC: (2')

Kiểm tra vở soạn sách vở HS.

 

doc 198 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soan; Ngày giảng: 
 Bài 1 : Tiết 1: Văn bản: TÔI ĐI HỌC
 (Thanh Tịnh)
 I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.
 2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật Tôi - người kể chuyện liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường của bản thân.
 3. Giáo dục tư tưởng tình cảm:
- Tình cảm tha thiết của tác giả đối với tuổi thơ, bạn bè và mái trường quê hương thân yêu.
 II. Chuẩn bị:
 1. Thầy: 
Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
 2. Trò: 
Soạn bài theo yêu cầu SGK.
 II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. KTBC: (2') 
Kiểm tra vở soạn sách vở HS.
 2. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu bài: (2')
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỷ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả những kỷ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
?
GV
 ?
?
?
?
?
H
?
H
?
H
?
 ?
H
?
 ?
H
?
Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh.?
Những sáng tác của tác giả Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm, nhẹ nhàng mà lắng sâu, tình cảm êm dịu trong trẻo.
Yêu cầu đọc văn bản: Giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu, GV đọc mẫu.
 SGK
Gọi HS đọc -> Nhận xét.
Em hiểu thế nào là: Ông đốc
 Lạm nhận
Văn bản thuộc kiểu loại văn bản nào?.
Văn bản biểu cảm vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên ta thấy truyện ngắn này đậm chất trữ tình, cốt truyện đơn giản.
Truyện có mấy đoạn, nội dung từng đoạn?.
Đ1: -> rộn rã -> khơi nguồn nỗi nhớ.
Đ2: -> ngọn núi -> tâm trạng và cảm giác cảu nhân vật tôi trên con đường cùng mẹ tựu trường.
Đ3: -> các lớp -> tâm trạng và cảm giác của tôi khi đứng giữa sân trường khi nhìn mọi người, các bạn.
Đ4: -> chút nào hết -> tâm trạng của tôi khi gọi tên và rời mẹ vào lớp.
Đ5: còn lại -> tâm trạng của tôi khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên.
Theo dõi văn bản nhân vật nào được kể trong truyện ngắn này.
Tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò.
Nhân vật chính là ai ? Vì sao đó là nhân vật chính.
Tôi là nhân vật được kể nhiều nhất, mọi sự việc đều được kể từ cảm nhận của tôi.
Kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường của tôi được kể theo trình tự không gian, thời gian nào.
 - trên đường tới trường
Cảm nhận của tôi - lúc ở sân trường
 - trong lớp học
Theo dõi phần đầu văn bản hãy cho biết kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường của nhân vật tôi gắn với không gian thời gian cụ thể nào.?
Vì sao không gian và thời gian ấy lại trở thành kỷ niệm trong tâm trí tác giả.
Đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc gần gũi, gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương, đó là lần đầu tiên được cắp sách tới trường, tác giả là người yêu quê hương tha thiết.
Cảm giác của nhân vật tôi được ghi lại ở những chi tiết nào trong ngày đầu tiên trên đường tới trường.
Vì sao cậu bé đi học lại thấy có sự thay đổi đó.
Đối với một cậu bé mới chỉ biết chơi diều, qua sông thả diều, ra đồng chạy nhảy với bạn  đi học quả là một sự kiện lớn, một đổi thay quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của tuổi thơ vì thế tôi cảm thấy trang trọng đứng đắn với bộ quần áo và mấy quyển vở mới trên tay. Vì thế muốn thử sức mình xin mẹ cho được cầm bút thước, tôi muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập, muốn được chững chạc như bạn, không thua kém bạn 
Trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường làng đến trường nhân vật tôi đã tự bộc lộ đức tính gì của mình?.
I. Đọc và tìm hiểu chung: (20')
1. Giới thiệu tác giả tác phẩm:
* Tác giả: Thanh Tịnh (1911 - 1988) Trần Văn Ninh, từng dạy học, viết báo, làm thơ, tác giả của nhiều tập truyện ngắn.
* Tác phẩm: Sáng tác 1941.
2. Đọc:
- Thể loại: Truyện ngắn trữ tình.
- Truyện chia thành 5 đoạn.
II. Phân tích: (18')
1. Cảm nhận của tôi trên đường tới trường:
Buổi mai hôm ấy  đầy sương thu và gió lạnh  trên con đường làng dài và hẹp.
 con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh  thay đổi  lòng tôi  có sự thay đổi lớn 
->Yêu học, yêu bạn bè và mái trường quê hương.
3. Củng cố: (1')
Các em đã tìm hiểu phần I, cảm nhận của tôi trên đường tới trường, cảm nhận của tôi lúc ở sân trường và trong lớp học lưu lại trong tâm trí tác giả như thế nào tiết sau các em sẽ tìm hiểu tiếp.
4. Hướng dẫn học và làm bài tập ở nhà: (1')
- Về nhà đọc tiếp văn bản, đọc hiểu văn bản.
- Tìm và phân tích các hình ảnh sẽ được tác giả sử dụng trong truyện ngắn.
**************************************************
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:8C:
 8D:
Tiết 2: Văn bản: TÔI ĐI HỌC (tiếp)
 (Thanh Tịnh)
 I. Mục tiêu bài dạy:
- Như đã nêu ở tiết 1.
 II. Chuẩn bị:
 1. Thầy:
Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án.
 2. Trò:
Học bài, soạn bài.
 III. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP:
1. KTBC: (5')
 ? Nêu cảm nhận của tôi trên đường đến trường.
 Đáp án: Yêu học, yêu bạn bè và mái trường quê hương.
2. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1')
Ở tiết 1 các em đã tìm hiểu cảm nhận của nhân vật tôi trên đường đến trường. Tiết này các em sẽ tìm hiểu tiếp cảm nhận của tôi lúc ở sân trường và trong lớp học lưu lại trong tâm trí tác giả.
?
 ?
?
?
?
?
 ?
?
?
?
?
?
GV
?
?
 ?
 ?
 ?
 ?
HS quan sát văn bản phần tiếp theo.
Cảnh trước sân trường làng Mỹ Lý lưu lại trong tâm trí tác giả là những hình ảnh chi tiết nào ?
Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì ?
Diễn tả tâm trạng tôi khi ở sân trường tác giả đã dùng hình ảnh nghệ thuật gì.
(Nghệ thuật so sánh)
Em chỉ ra những hình ảnh nghệ thuật so sánh đó và qua hình ảnh so sánh ấy em hiểu thêm gì.
Hình ảnh ông đốc được nhớ lại ở chi tiết nào, tâm trạng tôi khi nghe ông đốc đọc bản danh sách HS mới như thế nào.
Em có nhận xét về cách dùng từ của tác giả, qua đó nhà văn diễn tả điều gì về tâm trạng tôi ở đây.
Theo em vì sao cậu bé lại khóc.
Đến đây em hiểu thêm gì về nhân vật tôi.
Cảm giác nhân vật tôi trong lớp học được ghi lại ở chi tiết nào ?
Vì sao tôi có cảm giác đó.
Những cảm giác đó cho thấy tình cảm nào của nhân vật tôi đối với lớp học của mình.
Hình ảnh nào cần chú ý trong đoạn cuối văn bản ? Theo em kết thúc truyện có ý nghĩa gì 
Dòng chữ "Tôi đi học" vừa khép lại bài văn vừa mở ra một thế giới mới, giai đoạn mới một tâm trạng tình cảm mới trong cuộc đời đứa trẻ, dòng chữ thể hiện niềm tự hào chính là chủ đề của truyện ngắn.
Em hiểu thêm gì về nhân vật tôi ở đoạn kết văn bản này như thế nào.
Qua văn bản này em thấy thái độ cử chỉ của nguời lớn đối với trẻ thơ trong ngày đầu tiên đi học như thế nào.
Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào.
Sự cuốn hút của tác phẩm còn được tạo nên từ đâu.
Sự kết hợp đó đã giúp em cảm nhận những điều gì tốt đẹp nào đó từ nhân vật tôi.
Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Thanh Tịnh trong truyện ngắn "Tôi đi học".
I. Đọc và tìm hiểu chung:
II. Phân tích:
1. Cảm nhận của tôi trên đường đến trường:
2. Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường: (15')
 sân trường  dày đặc cả người  áo quần sạch sẽ  gương mặt  vui tươi sáng sủa  trường  xinh xắn  oai nghiêm  lòng tôi  vẩn vơ 
-> HS: Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường thường gặp ở nước ta, thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta, bộc lộ tình cảm sâu lắng của tác giả đối với mái trường tuổi thơ.
 họ như con chim non đứng bên bờ tổ  nhưng còn ngập ngừng e sợ  họ thèm như những người học trò cũ 
-> HS: Diễn tả xúc cảm trang nghiêm vì mái trường miêu tả sinh động hình ảnh tâm trạng các em nhỏ lần đầu tiên tới trường học.
 lời nói  nhìn  hiền từ  tươi cười  giật mình  lúng túng  càng lúng túng  nức nở khóc 
-> HS: Sử dụng từ láy "lúng túng" điệp tới 4 lần miêu tả nhiều tâm trạng, miêu tả chân thực, cử chỉ, ánh mắt, ý nghĩa, cảm giác của cậu học trò trong buổi tựu trường đầu tiên.
-> HS: - Lo sợ một phần tách rời người thân.
 - Sung sướng lần đầu được tự mình học tập -> đó là giọt nước mắt của sự trưởng thành.
-> Giàu xúc cảm với trường, lớp, người thân, trưởng thành trong nhận thức và tình cảm ngay từ ngày đầu tiên đi học.
3. Cảm nhận của tôi trong lớp học: (15')
 mùi hương lạ  hình gì  thấy lạ  nhìn bàn ghế  người bạn  chưa hề quen biết nhưng lòng vẫn không thấy xa lạ 
-> H: Lần đầu tiên vào lớp, một môi trường sạch sẽ ngay ngắn, ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình bây giờ và mãi mãi.
- H: Tình cảm trong sáng, tha thiết.
- H: Gợi nhớ tiếc những ngày tuổi thơ chơi bời tự do đã chấm dứt, dụng ý nghệ thuật ý nghĩa tượng trưng -> giai đoạn mới.
 một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ  cánh chim 
 những tiếng phấn của thầy  lẩm nhẩm đánh vần đọc.
-> Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, yêu cả sự học hành để trưởng thành.
-> HS: Chuẩn bị chu đáo, trân trọng tham dự buổi lễ dịu dàng đón chào, động viên quan tâm và có trách nhiệm.
III. Tổng kết: (5')
 1. Nghệ thuật:
- Đan xen miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Truyện ngắn đậm chất thơ (tình huống truyện không có cốt truyện).
 2. Nội dung:
- Tình cảm tha thiết của tác giả đối với tuổi thơ, bạn bè và mái trường quê hương thân yêu.
IV. Luyện tập: (4')
-> HS: Muốn kể chuyện hay cần có nhiều kỷ niệm đẹp và giàu cảm xúc, xúc cảm.
3. Củng cố: (1')
Các em vừa tìm hiểu xong văn bản "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh. Các em cần nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
4. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: (1')
- Hệ thống biện pháp tu từ so sánh trong truyện "Tôi đi học" và phân tích để thấy được cái hay trong hình ảnh so sánh đó.
- Phân tích để làm sáng tỏ chất thơ trong truyện ngắn.
- Chuẩn bị bài "Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ".
 **************************************************
 Ngày soạn:
Ngày giảng: 8C:
 8D:
Bài 1: Tiết 3: Tiếng việt: 
 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
 I. Mục tiêu bài dạy:
- HS hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Thông qua bài học rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan h giữa cái chung và cái riêng.
 II. Chuẩn bị:
- Thầy: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
- Trò: Học bài, chuẩn bị bài.
 III. PHẦN THỂ HIỆN;
 1.KTBC: (5')
Hỏi: Lấy 2 VD về từ đồng nghĩa, 2 VD v từ trái nghĩa.
Yêu cầu: - 2 VD về từ đồng nghĩa: phi cơ - máy bay, đá - đá 
	 - 2 VD về từ trái nghĩa: may - rủi, cao - thấp 
 2. Bài mới:
* Vào bài: Ở lớp 7 các em đã học về 2 mối quan hệ về nghĩa của từ: quan hệ đồng và trái nghĩa. Bài học hôm nay nói về 1 mối quan hệ khác về nghĩa của từ ngữ đó là quan hệ bao hàm, nghĩa là nói đến phạm vi khái quát của nghĩa từ ngữ.
?
?
?
G
?
?
?
?
GV treo bảng phụ:
Động vật
Thú
Chim
Cá
Voi, hươu
Sáo, sẻ
Thu, rô
Nghĩa của từ ... Lôn gợi cho em cảm xúc gì ?
 4. Hướng dẫn học bài: 1’
- Học thuộc, đọc diễn cảm bài thơ.
- Học bài, chuẩn bị bài ôn luyện
 Ngày soạn:
Ngày giảng: 8A:
 8B:
 8C:
 Tiết 59: Tiếng việt: ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Nắm được các kiến thức về dấu câu 1 cách có hệ thống.
	- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu. tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu.
 2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng sử dụng và sửa lỗi về dấu câu.
 3. Giáo dục:
	- Yêu TV, yêu môn học.
	- Sử dụng đúng NPTV.
 II. Chuẩn bị:
 1. Thầy: N/c soạn bài
 2. Trò: Xem bài.
 III. Tiến trình bài dạy:
 1. KTBC: Kết hợp khi ôn.
 2. Bài mới:
	* Vào bài: 1’
	 Ở các Tiết TV trước, chúng ta đã được học rất nhiều các loại dấu câu. Hôm nay chúng ta cùng ôn luyện lại các kiến thức về dấu câu.
 I. Tổng kết về dấu câu: 10’
? Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6,7,8 lập 
bảng tổng kết về dấu câu theo mẫu?
 GV: Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm làm sau
 đó trình bày kết quả
 H:Trình bày kết quả
 GV: Nhận xét
 Lớp
 Dấu câu
 Công dụng
6
7
8
- Dấu chấm
- Dấu chấm than
- Dấu chấm hỏi
- Dấu phẩy
- Dấu chấm lửng
- Dấu ngoặc đơn
- Dấu hai chấm
- Dấu ngoặc kép
- Dùng để kết thúc câu trần thuật.
- Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
- Kết thúc câu nghi vấn
- Phân cách các phần, các bộ phận
- Biểu thị bộ phận liệt kê chưa hết
- Biểu thị lời nói bỏ dở hay ngập ngừng đứt quãng
- Làm giãn nhịp điệu của câu văn, biểu thị ND bất ngờ hay hài hước châm biếm.
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp.
- Dùng để đánh dấu phần chú thích
- Đánh dấu (Báo trước) phần giải thích, TM
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
- Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tờ báo, tác phẩm, tập san được dẫn
G
?
H
?
H
G
?
?
?
?
H
G
H
G
G
H
G
Treo bảng phụ phần VD.
Trên VD thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó?
- Thiếu dấu ngắt câu sau từ “Xúc động”. Nên dùng dấu chấm và viết hoa ở đầu câu sau.
Quan sát VD
? Dùng dấu chấm sau từ này là đúng hay sai? Vì sao? Nên dùng dấu gì?
H làm vào bảng phụ
G nhận xét sửa chữa
- Sai, vì ND thông báo của câu chưa trọn vẹn
- Nên dùng dấu phẩy.
? Câu này thiếu dấu gì? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp?
- Thiếu dấu phẩy
- Đặt dấu: Cam, quýt, bưởi, xoài là
? Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối cấu thứ 2 trong đoạn văn này đã đúng chưa? Vì sao?
- Sai. Vì: Câu 1 là câu trần thuật ko thể dùng dấu hỏi chấm
Câu 2 là câu nghi vấn ko thể dùng dấu chấm
? Theo em nên dùng dấu gì?
- Dấu chấm ở cuối câu 1.
- Dấu chấm hỏi ở cuối câu 2.
? Hãy nêu lại các lỗi thường gặp khi dùng dấu câu?
Đọc ghi nhớ
Treo bảng phụ phần đoạn văn trong BT
Làm BT vào vở sau đó lên bảng chữa
Nhận xét sửa chữa
Phát phiếu học tập cho các nhóm
- Nhóm 1 – 2: Làm ý a
- Nhóm 3 – 4: Làm ý b
- Nhóm 5 – 6: Làm ý c
Thảo luận và sau đó trình bày
Nhận xét sửa chữa
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu: 20’
1.Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
3. Thiếu dấu câu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu
* Ghi nhớ: SGK/ 151
III. Luyện tập: 11’
Bài 1: 
Dấu câu: , . . , : - ! ! ! , , . , , , . , : - ? ? ? !
Bài 2:
a, Saoanh mới về? Mẹ dặn là anhchiều nay.
b, Từ xưaSX, ND ta tục ngữ “lá lành đàm lá rách”
c, Mặc dù năm tháng, nhưngh/s.
 3. Củng cố: 2’
	- Nêu lại các dấu câu đã học và cách dùng các dấu câu?
	- Các lỗi thường gặp khi dùng dấu câu?
 4. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
	- Ôn lại kiến thức về dấu câu
	- BTVN: Viết đoạn văn nhỏ có sử dụng dấu câu thích hợp.
	- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết TV.
KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề bài:
 Câu 1: Hãy điền từ ở cột A cho phù hợp với cột B?
A
B
1, Phúc hậu
2, Hiếu thảo
3, Hi sinh
4, Không nên
5, Hòa nhã
a, Anh ấy.khi nào?
b, Emchơi nhiều như vậy.
c, Bà ta không đượccho lắm
d, Cậu nên.với bạn bè
e, Nó không phải là đứavới cha mẹ.
 Câu 2: Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép “Trời trong như ngọc, đất sạch như lau” là quan hệ gì?
 A. Quan hệ tương phản B. Quan hệ đồng thời
 C. Quan hệ nối tiếp D. Quan hệ lựa chọn
 Câu 3: Kể tên các phương pháp thuyết minh đã học? VB “Ôn dịch thuốc lá sử dụng những phương pháp thuyết minh nào”?
Đáp án – Biểu điểm
 Câu 1: 5đ
 a, Anh ấy hi sinh khi nào?
b, Em không nên chơi nhiều như vậy.
c, Bà ta không được phúc hậu cho lắm
d, Cậu nên hòa nhã với bạn bè
e, Nó không phải là đứa hiếu thảo với cha mẹ.
 Câu 2: B – 1đ
 Câu 3: (3đ) Phương pháp định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu VD, nên số liệu, so sánh, phân loại phân tích. Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” sử dụng cả 5 phương pháp trên (Trừ phương pháp định nghĩa).
 ***********************************************
 Ngày soạn:
Ngày giảng: 8A:
 8B:
 8C:
 Tiết 60 : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
	- Kiểm tra những kiến thức đã học từ lớp 6,7,8.
	- Có ý thức tích hợp với kiến thức TLV và VB đã học.
 2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng thực hành TV.
	- Kĩ năng làm bài trắc nghiệm, tự luận.
 3. Giáo dục:
	- Ý thức tự giác ôn luyện kiến thức
	- Làm bài nghiêm túc.
 II. Chuẩn bị:
 1. Thầy: Ra đề, đáp án, biểu điểm
 2. Trò: Học bài, chuẩn bị làm bài kiểm tra.
 III. Nội dung đề:
Đề của lớp 8A:
Đề bài:
 I. Trắc nghiệm:
 Câu 1: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong 2 câu ca dao sau:
	 “ Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình”
	A. Nói giảm nói tránh B. Nói quá
	C. Điệp từ D. Nhân hóa
 Câu 2: Những từ nào thuộc về trường từ vựng phương tiện giao thông?
	A. Tàu, xe, thuyền, máy bay B. Ô tô, xe đạp, tên lửa, tầu hỏa
	C. Thuyền, xe tăng, máy bay D. Xe buýt, xe bò, tàu vũ trụ, pháo.
 Câu 3: Dòng nào xác định đúng nhất về các từ gạch chân dưới đây?
 “Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
	A. Từ tượng hình B. Tình thái từ
	C. Từ tượng thanh D. Trợ từ
 Câu 4: Dấu chấm than dùng để:
	A. Kết thúc câu nghi vấn B. Kết thúc câu cầu khiến
	C. Kết thúc câu cầu khiến và câu cảm thán D. Cả 3 câu trên đều sai
 Câu 5: Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau là quan hệ gì?
 “Anh dừng lời và chị cũng không nói nữa”
	A. Quan hệ nguyên nhân – kết quả B. Quan hệ tương phản
	C. Quan hệ bổ sung D. Quan hệ lựa chọn.
 Câu 6: Trong các câu sau đây câu nào không sử dụng tình thái từ?
 	A.Những tên khổng lồ nào cơ?
 	B. Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đó !
 	C. Giúp tôi với lạy chúa!
 	D. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.
 II. Tự luận:
	1. Thế nào là nói giảm nói tránh? Lấy VD?
	2. Viết 1 đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép?
2. Đề của lớp 8B:
Đề bài:
 I. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
1,Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình?
 A. Xôn xao. C.Trắng xóa.
 B. Rũ rượi. D. Xồng xộc.
2, Từ ngữ địa phương là:
 A. Là từ ngữ được phổ biến rộng rãi.
 B. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một số địa phương nhất định.
 C. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc.
 D. Cả 3 ý trên đều đúng.
3.Trong các câu sau đây câu nào không sử dụng tình thái từ?
 A.Những tên khổng lồ nào cơ?
 B. Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đó ư!
 C. Giúp tôi với lạy chúa!
 D. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.
4. Trong các từ sau đây từ nào là từ tượng thanh?
 A. Vù vù. C. Xào xạc.
 B. Lác đác. D.Nhõng nhẽo.
5.Quan hệ về nghĩa giữa hai vế câu trong câu ghép: “Trời trong như ngọc, đất sạch như lau”. ( Vũ Bằng ). Là quan hệ gì? 
 A.Tương phản. C. Nối tiếp.
 B. Đồng thời. D. Lựa chọn. 
 6. Dấu ngoặc kép có những tác dụng nào?
 A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
 B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay hàm ý mỉa mai, châm biếm. 
 C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí dẫn trong câu văn.
 D. cả A, B, C đều đúng.
 II. Tự luận: 
Thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá? Lấy ví dụ minh họa.
Viết một đọan văn ngắn có sử dụng dấu hai chấm, dấu phẩy và dấu ngoặc kép?
 3. Đề của lớp 8C:
Đề bài:
 I. Trắc nghiệm: 
 Câu 1: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong 2 câu ca dao sau:
	 “ Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình”
	A. Nói giảm nói tránh B. Nói quá
	C. Điệp từ D. Nhân hóa
 Câu 2: Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau là quan hệ gì?
 “Anh dừng lời và chị cũng không nói nữa”
	A. Quan hệ nguyên nhân – kết quả B. Quan hệ tương phản
	C. Quan hệ bổ sung D. Quan hệ lựa chọn.
 Câu 3. Trong các từ sau đây từ nào là từ tượng thanh?
 A. Vù vù. C. Lom khom
 B. Lác đác. D.Nhõng nhẽo.
 Câu 4: Những từ nào thuộc về trường từ vựng phương tiện giao thông?
	A. Tàu, xe, thuyền, máy bay B. Ô tô, xe đạp, tên lửa, tầu hỏa
	C. Thuyền, xe tăng, máy bay D. Xe buýt, xe bò, tàu vũ trụ, pháo.
 Câu 5: Dấu ngoặc kép có những tác dụng nào?
 A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
 B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay hàm ý mỉa mai, châm biếm. 
 C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí dẫn trong câu văn.
 D. cả A, B, C đều đúng.
 Câu 6: Trong các câu sau đây câu nào không sử dụng tình thái từ?
 	A.Những tên khổng lồ nào cơ?
 	B. Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đó !
 	C. Giúp tôi với lạy chúa!
 	D. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.
 II. Tự luận:
	1, Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì? Lấy VD trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn?
	2, Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng dấu hai chấm, dấu phẩy và dấu ngoặc kép?
 II. Đáp án – Biểu điểm:
 (*) Đề của lớp 8A:
 I. Trắc nghiệm: 3đ
 1. B 2. A 3. A 4. C 5. C 6. C
 II. Tự luận: 7đ
	Câu 1: 2đ
	- Nói giảm nói tránh là 1 biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự.
	- VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
	Câu 2: 5đ
Viết đoạn văn cần rõ ràng bố cục sử dụng đúng dấu câu cho phù hợp.
 (*) Đề của lớp 8B:
 I. Trắc nghiệm: 3đ
 1. B 2. C 3. A 4. A 5. B. 6. D
 II. Tự luận: 7đ
	Câu 1: 2đ
	- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
	- VD: Ngáy như sấm
	Câu 2: 5đ
	Viết đoạn văn cần rõ ràng bố cục sử dụng đúng dấu câu cho phù hợp.
 (*) Đề của lớp 8C:
 I. Trắc nghiệm: 3đ
	1. B 2. C 3. A 4. A 5. D 6. C
 II. Tự luận: 7đ
	Câu 1: 2đ
	- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
	- VD: Lan (Lớp trưởng lớp 8A hát rất hay).
	Câu 2: 5đ
	Viết đoạn văn cần rõ ràng bố cục sử dụng đúng dấu câu cho phù hợp.
 III. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
	- GV nhận xét giờ kiểm tra.
	- Ôn luyện lại kiến thức.
	- Đọc, chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 8 T1149 CKTKN.doc