Tiết: 125 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II
Tuần: 32.
1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
- Các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
- Các hành động nói.
- Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.
1.2 Kỹ năng:
- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.
- Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.
1.3 Thái độ:
Giáo dục giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
2. Trọng tâm:
- Các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
- Các hành động nói.
- Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.
- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.
- Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.
Tiết: 125 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II Tuần: 32. Mục tiêu: Kiến thức: - Các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định. - Các hành động nói. - Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau. Kỹ năng: - Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau. - Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn. Thái độ: Giáo dục giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Trọng tâm: - Các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định. - Các hành động nói. - Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau. - Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau. - Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Đồ dùng. 3.2 Học sinh: Bảng nhóm. Tiến trình dạy học: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số. 4.2.Kiểm tra miệng: 4.3 Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Vào bài. Hoạt động 2: Kiểu câu 5 Chức năng dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật? 5 Đoạn trích gồm mấy câu? ¢ Đoạn trích: 3 câu. GV gọi học sinh thực hiện bài tập trên bảng. Hoạt động 3: Hành động nói. 5 Hành động nói là gì? Có những kiểu hành động nói nào? GV cho học sinh thực hiện bài tập theo nhóm. (3 phút) I. Kiểu câu: Bài tập 1/ 130. + Câu 1: Trần thuật ghép, vế trước có dạng phủ định. + Câu 2: Trần thuật đơn. + Trần thuật ghép. (Vế sau có dạng phủ định). Bài tập 1/ 138. a. cầu khiến. b. nghi vấn. c. cảm thán. d. cảm thán. e. nghi vấn. h. nghi vấn. Bài tập 2/ 131. Những nỗi buồn đau, ích kỉ che lập mất cái bản tính tốt của người ta không? Bài tập 3/131 Hôm nay tớ buồn ơi là buồn! Bài tập 4/131 a. Câu trần thuật : - Tôi bật cười bảo lão - Cụ còn khoẻ mà sợ! - Không, ông giáo ạ! b. Các câu nghi vấn : - Sao cụ lo xa quá thế ? - Tội gì bây giờ để lại? - Ăn mãi lo liệu? à trực tiếp c. Câu cầu khiến : - Cụ cứ để hãy hay! II. Hành động nói. Bài tập 1, 2/ 131, 132. Câu đã cho Kiểu câu Hành động nói Cách dùng Tôi bật cười .. Trần thuật hành động kể trực tiếp. Sao quá thế? Nghi vấn bộc lộ cảm xúc gián tiếp. Cụ còn mà sợ! Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc trực tiếp. Cụ cứ hay! Câu cầu khiến hành động đề nghị trực tiếp. Tội gìđể lại? Câu nghi vấn giải thích gián tiếp. “Không ạ!” Câu phủ định phủ định bác bỏ trực tiếp. Ăn mãilo liệu? Câu nghi vấn hành động hỏi trực tiếp. Bài tập 3/ 132 a. Tôi xin cam kết từ nay không tham gia đua xe trái phép. b. Em xin hứa sẽ tích cực học tập rèn luyện để đạt kết quả tốt trong HKII. Bài tập 1/138. a. Bộc lộ tình cảm cảm xúc. b. Câu nghi vấn dùng để thể hiện các hành động phủ định. c. Khuyên. d. Câu nghi vấn dùng để thể hiện các hành động đe dọa. e. Khẳng định. Bài tập 2/139. b. [Nhà cháu đã túng lại phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế] chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? à [Nhà cháu đã túng lại phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế] chứ cháu không dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu! d. Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ thì ông giỡ cả nhà mày đi chứ không chỉ chửi mắng thôi! III. Lựa chọn trât tự từ. Bài tập 1/132: Biểu thị thứ tự trước sau của hoạt động, trạng thái: Thoạt tiên là tâm trạng kinh ngạc, sau đó là mừng rỡ, cuối cùng là hoạt động về tâu vua. Bài tập 2/133. a. Nối kết câu. b. Nhấn mạnh ( làm ổi bật) đề tài của câu nói Bài tập 3/133 : Cấu a có tính nhạc hơn. Bài tập 1/139. a. Rón rén, chị Dâu bưng một bát (cháo) lớn đến chỗ chồng nằm. Chị Dâu bưng một bát (cháo) lớn đến chỗ chồng nằm, rón rén. Chị Dâu bưng một bát (cháo) lớn, rón rén đến chỗ chồng nằm. Chị Dâu rón rén bưng một bát (cháo) lớn đến chỗ chồng nằm. Chị Dâu bưng một cách rón rén bát (cháo) lớn đến chỗ chồng nằm. Chị Dâu bưng bát (cháo) lớn đến chỗ chồng nằm một cách rón rén. Bài tập 2/139. Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. - Anh Dậu hoảng quá, vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. - Anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, hoảng quá, không nói được câu gì. - Anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó không nói được câu gì, hoảng quá. 4.4 Củng cố và luyện tập. GV nhắc lại cho HS các kiểu câu, hành động nói. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Đối với bài học ở tiết học này: Liên hệ thực tế sử dụng ngôn ngữ đã ôn tập trong giao tiếp hằng ngày để thấy những trường hợp tương tự. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: “Kiểm tra Tiếng Việt”. Trả lời các câu hỏi SGK. 5. Rút kinh ngiệm: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
Tài liệu đính kèm: