Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 20: Văn bản Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh) - Tiết 81: Đọc – Hiểu Văn bản

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 20: Văn bản Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh) - Tiết 81: Đọc – Hiểu Văn bản

Bài 20:Văn bản Tức cảnh Pác Bó

 ( Hồ Chí Minh)

 Tiết 81: Đọc – Hiểu Văn bản

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức - Cảm nhận được niềm thích thú thực sự của Hồ Chí Minh, trong những ngày gian khổ ở Pác Bó. Qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác vừa là người chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một khách lâm tuyền “ Ung dung sống hòa hợp với thiên nhiên”

- Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.

2. Kỹ năng - Đọc diễn cảm, phân tích bài thơ tứ tuyệt đường luật, tìm hiểu và phân tích trong thơ đường luật.

 3. Thái độ - Giúp các em hiểu rõ hơn về hình ảnh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong những ngày sống và làm việc gian khổ ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác không những là một chiến sĩ say mê cách mạng còn như là một khách lâm tuyền sống hòa hợp với thiên nhiên.

B. Chuẩn bị phương pháp ,phương tiện

- Thầy : + Sưu tầm bản sao tranh vẽ Bác Hồ đang ngồi dịch sử Đảng bên bàn đá chông chênh ở Pác Bó

 + Đọc một số bài thơ của Bác viết trong thời kì này, về đề tài này

- Trò: Chuẩn bị theo câu hỏi trong sách giáo khoa

C. Tổ chức các hoạt động dạy học

*Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

? Đọc thuộc lòng bài thơ “ khi con tu hú” Nêu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung tư tưởng của bài thơ?

* Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới(1’)

Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà văn nhà thơ, một danh nhân văn hóa thế giới. Những sáng tác của Người để lại thực sự những ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc. Đặc biệt là những sáng tác viết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu một trong những sáng tác ấy

* Hoạt động 3: Bài mới(38’)

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 20: Văn bản Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh) - Tiết 81: Đọc – Hiểu Văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: /1/2012
Dạy ngày: /1/2012
Bài 20:Văn bản Tức cảnh Pác Bó
 ( Hồ Chí Minh)
 Tiết 81: Đọc – Hiểu Văn bản 
A. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức - Cảm nhận được niềm thích thú thực sự của Hồ Chí Minh, trong những ngày gian khổ ở Pác Bó. Qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác vừa là người chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một khách lâm tuyền “ Ung dung sống hòa hợp với thiên nhiên”
- Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
2. Kỹ năng - Đọc diễn cảm, phân tích bài thơ tứ tuyệt đường luật, tìm hiểu và phân tích trong thơ đường luật.
 3. Thái độ - Giúp các em hiểu rõ hơn về hình ảnh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong những ngày sống và làm việc gian khổ ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác không những là một chiến sĩ say mê cách mạng còn như là một khách lâm tuyền sống hòa hợp với thiên nhiên. 
B. Chuẩn bị phương pháp ,phương tiện 
- Thầy : + Sưu tầm bản sao tranh vẽ Bác Hồ đang ngồi dịch sử Đảng bên bàn đá chông chênh ở Pác Bó
 + Đọc một số bài thơ của Bác viết trong thời kì này, về đề tài này
- Trò: Chuẩn bị theo câu hỏi trong sách giáo khoa
C. Tổ chức các hoạt động dạy học 
*Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ(5’)
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ khi con tu hú” Nêu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung tư tưởng của bài thơ?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới(1’)
Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà văn nhà thơ, một danh nhân văn hóa thế giới. Những sáng tác của Người để lại thực sự những ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc. Đặc biệt là những sáng tác viết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu một trong những sáng tác ấy
* Hoạt động 3: Bài mới(38’)
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
 Đọc chú thích dấu sao*
? Nêu một vài nét về tác giả, tác phẩm?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV nêu yêu cầu đọc
- Giọng vui hóm hỉnh , thanh thoát , thoải mái ,sảng khoái đọc rõ nhịp thơ 4/3 hoặc 2/2/3
Gv đọc mẫu
Nhận xét học sinh đọc.
GV cho học sinh tìm hiểu một số từ khó.
? Em hiểu như thế nào về tức cảnh?
? Em hiểu gì về Pác Bó?
? Hãy cho biết tức cảnh Pác Bó của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa gì?
? Quan sát cấu tạo câu, vần, chữ của văn bản trên hãy cho biết bài thơ được làm theo thể thơ nào?
? Nội dung chính của bài thơ? Những lời thơ nào ứng với mỗi nội dung trên?
? Nêu cảm nhận chung về giọng điệu bài thơ, về tâm trạng của nhân vật trữ tình?
Cho HS đọc .
? Mở đầu bài thơ nhà thơ giới thiệu với người đọc điiều gì ?
? Nhận xét về giọng điệu câu thơ và nét nghệ thuật đặc sắc trong câu thơ đó?
? Chỉ ra phép đối đó?
? Từ nhịp thơ và nghệ thuật đối như trên gợi cho người đọc thấy nề nếp sinh hoạt của Bác như thế nào?
? Có ý kiến đổi câu thơ lại :
Tối vào hang sáng ra bờ suối.
Sáng, tối, ra, vào, suối với hang
? Nếu đổi lại như vậy thì ý nghĩa nội dung và hiệu quả nghệ thuật có gì thay đổi không? Hãy phân tích?
GV dẫn lời của đồng chí Võ Nguyên Giáp (SGV)
? Câu thơ thứ hai nói về việc gì trong sinh hoạt của Bác ở Pác Bó?
? Em có nhận xét gì về thức ăn hàng ngày của Bác?
? Em có suy nghĩ gì về cuộc sống của Bác ở Pác Bó?
? Trong hoàn cảnh ấy thái độ sống của Bác được thể hiện như thế nào?
? Dựa vào chú thích trong SGK, hãy giải nghĩa lời thơ cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng?
? Câu thơ kể về những thứ hết sức đơn giản như cháo bẹ rau măng, lại có sức gợi suy tư về con người cách mạng và thiên nhiên ở Pác Bó. Cảm nghĩ riêng của em như thế nào?
? Hai câu thơ đầu phản ánh trạng thái tâm hồn như thế nào của người làm thơ?
? Câu thơ bàn đá chông chênh dịch sử đảng tả về cảnh gì?
? Giải thích nghĩa của từ chông chênh?
? Nghệ thuật đối được sử dụng rất độc đáo trong câu thơ em hãy chỉ ra nét nghệ thuật đó? ý nghĩa của nghệ thuật đó?
? Ba câu thơ đầu cho em thấy con người cách mạng hiện lên như thế nào?
 ? Đến câu thơ cuối cùng thì cuộc đời cách mạng của Bác diễn ra như thế nào ở Pác Bó?
? Người cách mạng ở Pác Bó sau bao nhiêu gian khổ vẫn cảm thấy “ Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Em hiểu cái sang của cuộc đời cách mạng trong bài thơ này như thế nào?
? Trong thơ, Bác hay nói tới cái sang của người cách mạng , kể cả cảnh khi chịu cảnh tù đầy. Em có biết những câu thơ nào như thế?
? Niềm vui trước cái sang của một cuộc đời đầy gian khổ cho ta hiể thêm vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác?
? Theo em có gì mới trong hình thức thơ thất ngôn tứ tuyệt của Bác ở bài thơ tức cảnh pác Bó so với thể thơ này trong sáng tác của nhà thơ đời Đường?
? Nội dung nổi bật của bài thơ là gì?
GVKQ
? Đọc diễn cảm bài thơ? 
? Nêu một số bài thơ được sáng tác trong thời kì này nói về cuộc sống hoạt động cách mạng của Bác?
Hs đọc
Hs nêu khái quát
Hs đọc
Hs tìm hiểu trong SGK
Hs giải thích
Hs giải thích
Hs nhận xét
Hs phát hiện
Hs nhận xét
Hs đọc 
Hs phát hiện
Hs nhận xét
Hs phân tích
Hs nhận xét
Hs thảo luận nhóm
Hs phát hiện
Hs nhận xét
Hs nhận xét
Hs nhận xét
Hs giải thích
Hs bộc lộ
Hs nhân xét
Hs phát hiện
Hs giải thích
Hs phân tích
Hs nhận xét
Đọc câu thơ cuối
Hs phát hiện
Hs thảo luận nhóm
Hs bộc lộ
Hs nhân xét
Hs thảo luận trình bày
Hs khái quát
Hs đọc
Đọc diễn cảm bài thơ
H/s nêu
I. Đọc – tiếp xúc văn bản
* Tác giả, tác phẩm:
* Đọc
* Từ khó:
* Cấu trúc văn bản: Là người làm thơ, khi nhận một sự việc, một cảnh tượng nào đó mà cảm hứng thì thơ ấy người ta gọi là tức cảnh.
-Cảnh Pác Bó tạo nên cảm xúc để Bác cất thành lời thơ.
-Thể thất ngôn tứ tuyệt ( bẩy chữ bốn câu)
 *Có hai nội dung chính:
+ Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác: Câu 1, 2, 3.
+ Cảm nghĩ của Bác: Câu 4
-Giọng điệu chung là phong thái ung dung, thỏa mái, thể hiện tâm trạng vui sảng khoái của chủ thể trữ tình
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó.
-Nếp sống sinh hoạt của Bác
-Nhịp 3/3
-Phép tiểu đối( Đối ngang trong câu thơ)
->Nghệ thuật đối
+ Đối thời gian: Sáng- Tối
+ Đối không gian: Suối- hang
+ Đối hành động : Ra- vào
 ->Nếp sống sinh hoạt đều đặn hòa nhịp với thiên nhiên.
Nếu đổi lại như vậy thì không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại đầy khó khăn, gian khổ lấy bí mật là chính, hoặc ý thơ có vẻ xô bồ, lộn xộn không phù hợp với cách sống của bác.
-Nói về chuyện ăn của Bác.
-Những thức ăn đạm bạc có sẵn trong tự nhiên
->Cuộc sống vô cùng thiếu thốn và gian khổ.
-Vẫn sẵn sàng
- Cháo bẹ: Cháo ngô.
- Rau măng: Rau là măng rừng.
 - Cháo ngô và măng rừng là những thứ luôn sẵn có trong bữa ăn của Bác ở Pác Bó.
- Bữa ăn đơn sơ giản gị nhưng chan chứa tình cảm, bởi đó là những thứ do thiên nhiên ban tặng và con người cung cấp.
Hưởng thụ cháo bẹ rau măng là niềm vui của người cách mạng luôn biết sống gắn bó hòa hợp với thiên nhiên, đất nước, nhân dân lao động nghèo khổ của mình.
-Trong gian khổ vẫn thư thái, vui tươi, say mê cuộc sống cách mạng, hòa hợp với thiên nhiên và con người ở Pác Bó.
-Điều kiện làm việc của Bác
-Từ láy miêu tả vật không bằng phẳng và vững chắc.
Đối ý: Điều kiện làm việc > < nội dung quan trọng
Đối thanh: Bằng ( chông chênh) > < trắc ( dịch sử đảng)
3 thanh trắc toát lên vẻ khỏe khoắn mạnh mẽ.
-Là người yêu thiên nhiên, yêu công việc luôn tìm thấy niềm vui trong thiên nhiên và luôn làm chủ hoàn cảnh.
2. Cảm nghĩ của thơ Bác.
- Sinh hoạt, làm việc đều đặn trong hang, bên bờ suối.
- Trong hoàn cảnh thiếu thốn, gian khổ.
- Nhưng vẫn có nhiều niềm vui, của một cuộc đời cách mạng thật là sang.
Sang: là sang trọng, giàu có, cao quí, đẹp đẽ, cảm xúc hài lòng vui thích.
Sự sang trọng, giầu có về mặt tư tưởng đó là cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng làm lẽ sống, không hề bị khó khăn gian khổ, thiếu thốn khuất phục.
Sự sang trọng giầu có trong một nhà thơ luôn tìm thấy sự hòa hợp tự tin, thư thái trong sạch.
- Hôm nay xiềng xích thay dây trói.
Mỗi bước leng keng tiếng nhọc rung.
- Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng vẻ ung dung.
-Tin tưởng lạc quan.
-Sự tin tưởng tuyệt đốivào sự nghiệp cách mạng mà Người theo đuổi
.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
Lời thơ thuần việt, giản gị, dễ hiểu
Giọng thơ tự nhiên nhẹ nhàng.
Tình cảm vui tươi phấn khởi.
2. Nội dung:
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pắc Bó.
- Cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
* Ghi nhớ : SGK
IV. Luyện tập:
D.Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (1’)
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung, nghệ thuật của bài.
-Chuẩn bị bài ngắm trăng Theo câu hỏi SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tiet 81.doc