Đề thi học sinh giỏi môn: Ngữ văn 8 (Đề số 2)

Đề thi học sinh giỏi môn: Ngữ văn 8 (Đề số 2)

ĐỀ SỐ: 2

Câu 1: (4đ) Giá trị sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.( Ngữ văn 7 - Tập 1)

Câ 2: (8đ) Phân tích làm rõ cái hay cuả đoạn thơ:

 “Nhưng mỗi năm mỗi vắng

 Người thuê viết nay đâu

 Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiêng sầu

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”.

 (Ông Đồ - Vũ Đình Liên)

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn: Ngữ văn 8 (Đề số 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT KRÔNG NÔ	
TRƯỜNG THCS NÂM N’ĐIR	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài : 120 phút.
ĐỀ SỐ: 2
Câu 1: (4đ) Giá trị sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.( Ngữ văn 7 - Tập 1)
Câ 2: (8đ) Phân tích làm rõ cái hay cuả đoạn thơ:
	“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
	Người thuê viết nay đâu
	Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêng sầu
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”.
	(Ông Đồ - Vũ Đình Liên)
Câu 3: (8đ) Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó em thấy Lão Hạc là người như thế nào?
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (4đ) 
- Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh	(1đ)
	+ Từ tượng hình: Lom khom, lác đác
	+ Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia
- Phân tích giá trị miêu tả, biểu cảm qua việc dùng từ nhằm thể hiện được cảnh sắc, âm thanh gợi lên nổi nhớ nước thương nhà của nhân vật trữ tình khi tới Đèo Ngang	(3đ)
Câu 2: (8đ) 
* Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm	(1đ)
* Thân bài: 	(6đ)
	1. Giải thích nhan đề “ông đồ”	(1đ)
	- Ông đồ là người dạy học chữ Nho xưa
	- Tết đến, ông đồ thường được mọi người thuê viết chữ, câu đố để trang trí ở nhà.
	2. Hình ảnh ông đồ	(3đ)
	- HS giới thiệu qua 2 khổ thơ đầu (Thời huy hoàng)
	- Hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 3, 4: (lúc nho học bắt đầu suy tàn)	
 - HS chỉ ra biên pháp nghệ thuật sử dụng trong hai khổ thơ này: Nhân hóa( giấy đỏ, mực, nghiên, mang tâm trạng con người). Tờ giấy đỏ phơi ra nhưng không được đụng đến trở nên bẽ bàng. Mực động lại trong nghiên trở nên sầu tủi. Lá vàng, mưa bụi: gợi sự buồn bã. Câu thơ tả nổi lòng, trời đất cũng ảm đạm.
	+ thời thế đã thay đổi, cuộc dời đã khác. Ông đồ vẫn còn đó nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông. Ông vân cố bám lấy sự sống, muốn có mặt trong cuộc đời nhưng cuộc đời quên ông.
	3. HS sơ qua về tâm trạng của nhà thơ:	(2đ)
* Kết bài: 	(1đ)	
- Cảm nghỉ của em về hình ảnh ông đồ.
- Giá tinh thần của việc cho chữ đối với ngày nay.
Câu 3: (8đ) 
* Mở bài: (1đ)
- Giới thiệu tác phẩm, nhân vật Lão Hạc trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao: Hình tượng đặc sắc khó quên trong văn chương nghệ thuật.
- Ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế với cái nhìn nhân đạo.
* Thân bài: 	(6đ)
1.(1đ)	- Truyện ngắn “Lão Hạc” gắn với đề tài người nông dân nghèo trong xã hội cũ, với bi kịch chính là tình trạng bị hủy hoại, xóa mòn về nhân cách, bị bần cùng hóa.
- Tâm trạng Lão Hạc khi bán chó là diễn giải quá trình đấu tranh vật vã để vượt qua hiên thực, quyết giữ bản chất lương thiện.
2.(1đ)	- Khái quát về cuộc sống của Lão Hạc.
	+ Nghèo khổ, cô đơn, làm bạn với chó - cậu Vàng.
	+ Tình cảm dành cho cậu Vàng phản chiếu lòng yêu con trai của lão.
	+ Lão phải đối mặt với cuộc sống, ngày càng khó khăn, đói kém -> quyết định bán cậu Vàng là bất đắc dĩ nhưng lão không đử sức nuôi.
3.(2đ)	- Tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán chó.
	+ Đau khổ, ân hận vì trót lừa một con chó.
	+ Tủi nhục cho kiếp người khốn khổ.
	+ Quyết bảo vệ mảnh vườn và ngôi nhà, trao gửi niềm tin vào ông giáo.
4.(1d) 	- Cái chết dữ dội của Lão Hạc
	+ Sự hiểu nhầm của ông giáo
	+ Cái chết dau đớn, quằn quại như một con chó.
	+ Tìm đến cái chết như một lối thoát.
5.(1đ)	- Thể hiện tình cảm của tác giả, cảm thông sâu sắc với người nông dân nghèo.
	- Thể hiện tài năng miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
 - Liên hệ với các tác phẩm cùng thời
* Kêt bài: (1đ)
- Đánh giá chung về tác phẩm:
	+ Giá trị nhân đạo
	+ Giá trị hiện thực

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG van 8(2).doc