Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 124: Tổng kết phần văn (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 124: Tổng kết phần văn (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức

- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.

- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc- hiểu văn bản như cáo, chiếu, hịch.

- Sơ giản lí luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại

2. Kĩ năng

- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.

- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong văn bản đã học.

- Học cách trình bày, lập luận có lí, có tình.

3.Thái độ

 Có ý thức tìm hiểu, học tập để có kiến thức vững chắc về những vần đề đã học

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2730Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 124: Tổng kết phần văn (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/ 04/ 2011
Ngày giảng: 20/ 04/ 2011
Bài 33
Tiết 124: Tổng kết phần văn( tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức
- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc- hiểu văn bản như cáo, chiếu, hịch.
- Sơ giản lí luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại
2. Kĩ năng
- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong văn bản đã học.
- Học cách trình bày, lập luận có lí, có tình.
3.Thái độ
 Có ý thức tìm hiểu, học tập để có kiến thức vững chắc về những vần đề đã học
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tự xác định giá trị
2. Kĩ năng hợp tác.
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng giao tiếp.
5. kĩ năng quản lí thời gian
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi) Thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( không kiểm tra giành cho giờ ôn tập)
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động ( 1’) Sau hai học kì học phân môn văn giờ học này chúng ta cùng nhau hệ thống hóa lại tất cả các kiến thức đã học nhằm giúp các em khắc sâu hơn kiến thức đã học trong hai học kì qua. 
Hoạt động 1. Hướng dẫn ôn tập
I/ Bảng hệ thống nội dung các văn bản 
Tên văn bản 
Tác giả 
thể loại, ngôn ngữ
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn ( 974- 1208) 
Chiếu chữ Hán nghị lụân trung đại
P/a khát vọng của nd, về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh . 
Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà tình lí.
Hịch tướng sĩ 
Trần Quốc Tuấn ( 1231- 1300)
Hịch chữ Hán Nghị luận trung đại
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Nguyên –Mông. Thể hiện lòng căm thù , ý chí quyết chiến thắng .Trên cơ sở đó t/g phê phán khuyết điểm của các tướng sĩ và khuyên họ ra sức học binh thư yếu lược, rèn quân chuẩn bị đánh giặc .
áng văn chính luận, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn đanh thép, nhiệt huyết chan chứa tình cảm thống thiết, rung động lòng người.
 Nước Đại Việt ta
Nguyễn Trãi ( 1380- 1442)
Cáo, chữ Hán Nghị luận trung đại
ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
Lập luận chặt chẽ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng sáng sủa và hàm súc.
Bàn luận về phép học 
Nguyễn Thiếp ( 1723- 1804) 
Tấu chữ Hán
nghị luận trung đại
Quan điểm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học. 
Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng.
Thuế máu
Nguyễn Aí Quốc ( 1890- 1969)
Phóng sự - chính luận; nghị luận hiện đại
Chữ Pháp
Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo làm bia đỡ đạn cho chúng trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc. 
Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu cao. Nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại. 
Đi bộ ngao du
Ru-xô 
(1712- 1778) 
Nghị luận nước ngoài chữ Pháp
Đi bộ ngao du ích lợi nhiều mặt.Tác giả là một con người giản dị, rất quý trọng tự dovà rất yêu thiên nhiên.
Lí lẽ, dẫn chứng rút ra từ ngay kinh nghiệm và cuộc sống của nhân vật. 
Hoạt động 2. Luyện tập
* Mục tiêu
- Dựa trên kiến thức đã học về văn nghị luận, so sánh nghị luận hiện đại và nghị luận trung đại.
-Nhận biết và so sánh một số đặc điểm của các thể loại chiếu, cáo, hịch và nghị luận hiện đại.
- Phân tích, chứng minh nghệ thuật lập luận giàu sức thuyết phục của một số văn bản nghị luận đã học.
- So sánh, rút ra điểm mới về ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta và sông núi nước Nam
H. Trình bày những hiểu biết của em về văn nghị luận?
 HS trả lời -> GV chốt
GV: Cốt lõi của nghị luận là ý kiến – lụân điểm , lí lẽ , dẫn chứng và lập luận.
H. Nêu những điểm khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại ?
 +Nghị luận trung đại đã học ở lớp 7:
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
2. Đức tính giản dị của Bác Hồ
3. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
4. ý nghĩa của văn chương.
H. Những điểm giống và khác nhau cơ bản về tư tưởng và cách thức thể loại của ba văn bản “Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ , Cáo bình ngô”
 + Những điểm chung về nội dung tư tưởng
- ý thức độc lập dân tộc.
- tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn.
+Những điểm chung về hình thức thể loại:
- Văn bản nghị luận trung đại.
- Lí lẽ kết hợp, chứng cứ dồi dào,đầy sức thuyết phục.
+ Những điểm riêng về nội dung tư tưởng
- Chiếu dời đô: ý chí tự cường của một quốc gia Đaị Việt lớn mạnh, thể hiện trong chủ trương dời đô.
- Hịch tướng sĩ: tinh thần bất khuất, quyết chiến, quyết thắng quân thù .
-Nước Đại Việt ta : Là ý thức sâu sắc đầy tự hào về một quốc gia độc lập 
GV HD học sinh so sánh và rút ra điểm mới trong hai văn bản Nước Đại Việt ta và Sông núi nước Nam
- Hai văn bản được coi là tuyên ngôn độc lập của DTVN, khẳng định chân lí 
- Đó cũng chính là tư tưởng cõi lõi của bản tuyên ngôn độc lập 1945
- Tuy nhiên so với Bình ngô và Nam quốc thì ý thức độc lập của cha ông ta có bước PT mới
+ Sông núi: đề cập 2 yếu tố lãnh thổ và chủ quyền
+ Nước : 4 yếu tố
Trải qua 4 thế kỉ ý thức dân tộc và quan niệm
II/ Phân biệt sự khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại
1/ Văn nghị luận
 Là văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ, luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm ấy một cách thuyết phục.
2/ Sự khác biệt
Nghị luận trung đại 
nghị luận hiện đại
- Văn sử triết bất phân 
- khuôn vào những thể loại riêng : chiếu hịch, cáo, tấuvới kết cấu, bố cục riêng.
-In đậm thế giới quan của con người trung đại.
- Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng
-Không có những đặc điểm trên .
- Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại: tiểu thuyết ,phóng sự- chính luận, tuyên ngôn
- Cách viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần với đời sống thực.
III. Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện của 3 văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta.
+ Những điểm chung về nội dung tư tưởng
- ý thức độc lập dân tộc.
- tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn.
+Những điểm chung về hình thức thể loại:
- Văn bản nghị luận trung đại.
- Lí lẽ kết hợp, chứng cứ dồi dào,đầy sức thuyết phục.
+ Những điểm riêng về nội dung tư tưởng
- Chiếu dời đô: ý chí tự cường của một quốc gia Đaị Việt lớn mạnh, thể hiện trong chủ trương dời đô.
- Hịch tướng sĩ: tinh thần bất khuất, quyết chiến, quyết thắng quân thù .
-Nước Đại Việt ta : Là ý thức sâu sắc đầy tự hào về một quốc gia độc lập 
4/ Củng cố ( 1’)
 GV hệ thống lại bài theo nội dung ôn tập trên lớp
5/ Hướng dẫn học tập ( 1’)
 - HS về nhà học bài theo nội dung đã ôn tập
 - Tiếp tục ôn tập các tác phẩm văn học nước ngoài và các văn bản nhật dụng 
 - Chuẩn bị bài: chữa lỗi diễn đạt 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 124.doc