Đề kiểm tra môn Ngữ văn khối lớp 8 học kỳ II

Đề kiểm tra môn Ngữ văn khối lớp 8 học kỳ II

I. Trắc nghiệm:

Đọc đoạn trích sau và khoanh tròn vào những chữ cái chứa đáp án đúng:

“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.”

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

A. Hịch tướng sỹ – Trần Quốc Tuấn B. Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi

C. Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp D. Chiếu dời đô.- Lý Công Uẩn

2. Tác giả của đoạn văn bản trên được người đương thời gọi là gì?

A. Hải Thượng Lãn Ông B. Tam nguyên Yên Đổ

C. Không Lộ Thiền Sư D. La Sơn Phu Tử

3. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên là gì?

A. Miêu tả B. Tự sự C. Nghị luận D. Thuyết minh

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn khối lớp 8 học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra môn NGữ Văn khối lớp 8 
Học kỳ II ( Năm học 2005 – 2006)
I. Trắc nghiệm:
Đọc đoạn trích sau và khoanh tròn vào những chữ cái chứa đáp án đúng:
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.”
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
A. Hịch tướng sỹ – Trần Quốc Tuấn	B. Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi
C. Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp	D. Chiếu dời đô.- Lý Công Uẩn
2. Tác giả của đoạn văn bản trên được người đương thời gọi là gì?
A. Hải Thượng Lãn Ông	B. Tam nguyên Yên Đổ
C. Không Lộ Thiền Sư	D. La Sơn Phu Tử
3. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên là gì?
A. Miêu tả	B. Tự sự	C. Nghị luận	D. Thuyết minh
4. Đoạn văn bản trên trình bày luận điểm gì?
Bàn về mục đích chân chính của việc học.
B. Đưa ra những biện pháp nhằm khuyến khích việc học.
C. Đưa ra những phép học cần theo.
D. Khẳng định tác dụng to lớn của phép học đúng đắn.
5. Câu “Người ta đua nhau lối học hình thức, hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” thuộc kiểu câu gì?
A. Nghi vấn	B. Phủ định	C. Cảm thán	 D. Cầu khiến.
6. Kiểu hành động nói nào được sử dụng trong câu văn trên?
A. Bộc lộ cảm xúc	B. Điều khiển	C. Hứa hẹn	D. Trình bày
	7. Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu văn sau là gì?
	“Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc”.
	A. Thể hiện trình tự quan sát của người viết.
Nhấn mạnh đặc điểm của sự việc, hiện tượng 
Tạo sự hài hoà về ngữ âm cho câu văn.
D. Thể hiện trình tự trước sau của hoạt động.
8. Tình huống nào dưới đây cần viết văn bản tường trình?
A. Bài thi của em bị điểm kém nhưng em cho rằng có sự nhầm lẫn. Em muốn xin Hội đồng chấm thi xem xét lại kết quả bài thi của mình.
B. Lớp em có vụ lộn xộn trong giờ ra chơi. Thầy giáo trực ban yêu cầu em – với tư cách lớp trưởng – trình bày rõ sự việc đã xảy ra.
C. Em muốn làm thẻ đọc sách tại thư viện thành phố.
D. Cô Tổng phụ trách muốn biết kết quả hoạt động Đội của lớp em trong học kỳ qua.
II. Tự luận:
Học sinh chọn một trong hai đề bài sau:
Đề 1: Từ việc giới thiệu ngắn gọn văn bản “Bàn luận về phép học” của tác giả Nguyễn Thiếp, em hãy bày tỏ ý kiến của mình về mục đích học tập của học sinh ngày nay.
Đề 2: Ngắm trăng là một bài thơ thể hiện sự hoà quyện đẹp đẽ tâm hồn thi sỹ và phẩm chất chiến sỹ trong con người Hồ Chí Minh.
Hãy viết bài văn giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của văn bản và làm sáng tỏ nội dung trên.
đề kiểm tra môn NGữ Văn khối lớp 8 
Học kỳ II - Năm học 2005 - 2006
I. Trắc nghiệm:
1. Nối tên văn bản với nội dung tư tưởng được thể hiện sao cho chính xác:
TT
Tên văn bản
Nội dung tư tưởng
1.
Ông đồ
a. Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và niềm tự hào về chủ quyền dân tộc.
2
Ngắm trăng
b. Khắc hoạ tài tình tính cách học đòi lố lăng, kệch cỡm của một tay trưởng giả học làm sang, tạo tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
3
Nước Đại Việt ta
c. Niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa
4
Đi bộ ngao du
d. Thái độ quý trọng tự do, hướng đến lối sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên.
5
 Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục
e. Tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay trong cảnh ngục tù tối tăm.
2. Điểm tương đồng giữa hai nhà thơ Vũ Đình Liên và Thế Lữ là gì?
A. Đều là những nhà thơ giác ngộ cách mạng sớm.
B. Đều là những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ Mới.
C. Đều là những nhà thơ được giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh.
 D. Gồm ý B và C.
3. Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh, Tố Hữu – những nhà thơ chiến sỹ qua các bài thơ đã học là gì?
A. Tình yêu cuộc sống thiết tha, nồng nhiệt.
B. Tình yêu cuộc sống mãnh liệt cùng khát vọng tự do cháy bỏng, là bản lĩnh cứng cỏi luôn chủ động trước hoàn cảnh. 
C. Niềm hoài cảm tha thiết về quá khứ dân tộc và khát vọng tự do.
D. Yêu quê hương sâu sắc, nhất là gắn bó với cuộc sống bình dị của người lao động.
4. Điểm khác biệt nổi bật nhất giữa văn nghị luận trung đại với nghị luận hiện đại là gì?
A. Nghị luận trung đại phải theo một bố cục đã thành khuôn mẫu.
B. Nghị luận trung đại thường viết bằng văn biền ngẫu.
C. Nghị luận trung đại có lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
D. Gồm ý A và B.
5. “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi ”có là câu phủ định không?
 A. Có	B. Không.
6. Câu văn trên có thể hiện ý nghĩa phủ định không?
A. Có 	B. Không.
7. Hành động nói nào được sử dụng trong câu văn trên?
A. Hành động hỏi	B. Hành động điều khiển
C. Hành động trình bày	D. Hành động bộc lộ cảm xúc.
8. Tình huống nào dưới đây không cần viết văn bản thông báo?
A. Trường em sắp tổ chức hội trại chào mừng ngày 26 - 3.
B. Kho bạc Nhà nước sắp phát hành loại tiền mới.
C. Em muốn gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
D. Một trường dạy nghề sắp có đợt tuyển sinh.
II. Tự luận:
“Bao trùm đoạn trích Nước Đại Việt ta là sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và niềm tự hào về chủ quyền dân tộc”.
Hãy viết bài văn giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung nhận xét trên.
Gợi ý đáp án cho đề kiểm tra học kỳ.
Đề kiểm tra số 1
Mỗi câu đúng được 0,5. Tổng số điểm trắc nghiệm là 4
I. Trắc nghiệm: 
1
2
3
4
5
6
7
8
C
D
C
A
C
D
C
B
II. Tự luận: (6 điểm)
HS được chọn một trong hai đề. 
Về hình thức cần đảm bảo được bố cục bài văn. Trình bày rõ ràng, sạch sẽ, biết tạo đoạn văn có câu chủ đề trong phần thân bài. Đặc biệt khuyến khích những bài viết biết kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong quá trình diễn đạt.
1. Về nội dung đề 1: 
* Phần thuyết minh:
+ Giới thiệu được những nét nổi bật về tác giả Nguyễn Thiếp – một nhà nho có học vấn uyên thâm và nhân cách cao khiết, cống hiến nhiều cho đất nước trong thời đại Quang Trung trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục.
+ Giới thiệu được bài tấu của Nguyễn Thiếp có hệ thống lập luận chặt chẽ, sáng tỏ, diễn đạt giản dị, trong sáng về mục đích chân chính của việc học trên cơ sở đó đề xuất các phương pháp học hiệu quả, đúng đắn và khẳng định lợi ích to lớn của các phép học đó
* Phần nghị luận: Nêu ý kiến cá nhân, nhìn chung thấy được:
+ Xác định được mục đích học tập đúng đắn và tích cực thì mới tìm được phương pháp học tập phù hợp và có được nhiệt tình, say mê trong việc trau dồi kiến thức, đem lại nhiều lợi ích tốt đẹp cho mình và mọi người xung quanh
+ Trong học sinh hiện nay có hiện tượng nhiều bạn không sớm xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn, nghiêm túc, thậm chí có những quan niệm sai lầm, thực dụng
+ Việc xác định mục đích lệch lạc như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc: không tập trung học tập, không thu nhận được kiến thức, lợi dụng việc học để chơi bời hoặc lấy tiền của cha mẹ, sử dụng những việc làm sai trái để có được điểm cao => rỗng kiến thức, sa sút về kiến thức và đạo đức, gây hậu quả lâu dài cho bản thân, gia đình và xã hội.
+ Các bạn cần thay đổi quan niệm sai về mục đích học tập, hiểu đúng ý nghĩa của việc học để có được thái độ học tập tích cực, trau dồi trí tuệ, có nhận thức và tình cảm đúng đắn
2. Về nội dung đề 2: Cũng cần đảm bảo sự kết hợp hai kiểu bài: thuyết minh và nghị luận chứng minh.
* Về nội dung thuyết minh:
+ Nêu xuất xứ bài thơ từ đó giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và giá trị đặc sắc tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh: 1942 - 1943, bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, đoạ đày cực khổTập nhật ký không chỉ ghi chép về hiện thực đen tối bất công của chế độ nhà tù đế quốc mà còn bộc lộ vẻ đẹp sáng ngời của con người Hồ Chí Minh: giàu rung cảm nghệ thuật, giàu lòng nhân ái cao cả, yêu nước và trung thành tuyệt đối với cách mạng, kiên cường bất khuất vượt lên hoàn cảnh và thể hiện trí tuệ sắc bén
+ Bài thơ Ngắm trăng là một sáng tác được ra đời trong nhà giam tăm tối của TGT, là một trong những bài hay nhất của tập thơ. Bài thơ đã thể hiện đẹp đẽ và sinh động con người HCM trong cảnh ngộ nghiệt ngã, thiếu thốn: rộng mở trước cái đẹp của thiên nhiên, vượt lên cảnh ngộ tù túng, vừa ung dung tự tại vừa cứng cỏi, kiên cường Nằm trong đề tài chung về trăng song bài thơ vẫn có những nét độc đáo, mới mẻ
* Về nội dung nghị luận: Học sinh cần thấy được sự kết hợp hài hoà đẹp đẽ của chất thơ và chất chiến sỹ: 
+ Trong tù vẫn xao xuyến trước cảnh đẹp đêm trăng, nảy sinh niềm bối rối rất nghệ sỹ trước cái đẹp 
+ Thiếu thốn rất nhiều song tình yêu trăng thì chan chứa, dồi dào, sẵn có nên đôi mắt và tâm hồn đã hướng ra ngoài ngục tối để ngắm trăng một cách say mê
+ Phát hiện ra vầng trăng cũng đang tìm đến với người tù, đang ngắm nhìn người tù vừa cảm thông, chia sẻ vừa thích thú đồng điệu vì người tù ấy là một thi nhân.
=> Song sắt hiện hữu trở nên bất lực trước mối đồng cảm, tâm giao giữa trăng và người. Tâm hồn lãng mạn của một nhà thơ được nâng đỡ bởi nghị lực phi thường của người chiến sỹ đã vượt ra khỏi bóng tối và xích xiềng để tự do bay lượn bên ngoài không gian tràn ngập ánh sáng của cái đẹp  Cái đẹp đã chiến thắng: cái đẹp của thiên nhiên và cái đẹp của tâm hồn, khí phách con người
(Không để điểm tối đa với những bài viết sơ lược về nội dung, kiến thức thiếu chính xác, diễn đạt lủng củng và không biết triển khai các luận điểm cho bài văn một cách hệ thống, hợp lý Bài lạc đề không để quá điểm 2.
Đặc biệt khuyến khích những bài viết biết kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong quá trình diễn đạt).
Đề kiểm tra số 2
I. Trắc nghiệm:
1: Nối 1c, 2e, 3a, 4d, 5b.
2
3
4
5
6
7
8
D
B
D
A
B
D
C
II. Tự luận: 
* Biểu điểm: tương tự đề số 1.
* Gợi ý đáp án: 
- HS đảm bảo đúng kiểu bài kết hợp thuyết minh và nghị luận.
- Về nội dung: Cần nêu được các ý:
* Thuyết minh:
+ Về tác giả Nguyễn Trãi: (1380 – 1442), quê tại Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương, là nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến: hiểu biết sâu rộng trên mọi lĩnh vực, giàu tâm huyết với sự nghiệp an dân, cứu nước, có công lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơncũng đồng thời là một nhà văn, nhà thơ, một nhà văn hoá lớn
+ Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bình Ngô đại cáo: Mùa xuân 1428, sau khi cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi. Được sự uỷ thác của Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết bài cáo này để công bố về quá trình chinh phạt thắng lợi và bắt đầu kỷ nguyên độc lập, hoà bình của dân tộc. Niềm hân hoan của người trực tiếp tắm mình trong bầu không khí sôi động của thời đại cùng với tài năng văn chương kiệt xuất đã khiến bài cáo không chỉ là một văn bản chính luận có giá trị lịch sử mà còn trở tnành một áng hùng văn của muôn đời, được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc
+ Văn bản Nước Đại Việt ta nằm phần đầu của áng hùng văn, có vai trò như phần đặt nền móng cho toàn bộ bài cáo tập trung thể hiện tư tưởng chính nghĩa của cuộc kháng chiến, cũng đồng thời bộc lộ tầm vóc tư tưởng của nhà văn hoá, nhà chính trị lỗi lạc Nguyễn Trãi.
* Phần nghị luận chứng minh:
+ Tư tưởng nhân nghĩa: coi trọng mục đích an dân, để bảo vệ cho cuộc sống an bình của nhân dân cần phải trừ bạo. Điều này vừa cho thấy tư tưởng lấy dân làm gốc của Nguyễn Trãi vừa khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Minh
+ ý thức về chủ quyền dân tộc sâu sắc, toàn diện trên nhiều phương diện: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, chính thể, nhân tài đặc biệt là việc coi trọng yếu tố văn hiến
+ Đề cao lý tưởng nhân nghĩa và khẳng định chủ quyền tất yếu của dân tộc Đại Việt là tác giả đã tạo tiền đề cho kết luận: kẻ thù đi ngược lại chính nghĩa sẽ phải nhận lấy thát bại không tránh khỏi
+ Tư tưởng nhân nghĩa và ý thức dân tộc sâu sắc đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và tầm vóc trí tuệ của Nguyễn Trãi

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra HKII - 06.doc